Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành qui định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo năm 2005 và các năm tiếp theo

________________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 2/7/2004 của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh "Về tiếp tục đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2010";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở LĐ-TBXH, Thường trực Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo-Việc làm tỉnh tại Tờ trình số 541/TTr-LĐTBXH,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2005 các năm tiếp theo (có quy định kèm theo).

Điều 2. Giao các Sở Lao động-TBXH, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Giao thông-Vận tải và Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch-Đầu Tư, Tài chính, Lao động-TBXH, Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Giao thông-Vận tải; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Trưởng Ban dân tộc; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh, Lực lượng vũ trang tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị; Chủ tịch UBND các xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Trần Văn Phu

QUY ĐỊNH

V việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo năm 2005 và các năm tiếp theo

(Kèm theo Quyết định số 96/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2005 của UBND tỉnh)

________________________

Để các chương trình hỗ trợ hộ nghèo đạt hiệu quả UBND tỉnh quy định việc thực hiện các chương trình hỗ trợ hộ nghèo năm 2005 và các năm tiếp theo như sau:

A. ĐỐI TƯỢNG.

- Hộ thuộc diện nghèo theo quy định ở các xã, thị trấn đã được đưa vào danh sách hộ nghèo theo kết quả điều tra lập dự án ngày 15/9/2004.

- Ưu tiên hộ nghèo thuộc các dân tộc đặc biệt khó khăn (dân tộc Mảng, La Hủ, Si La, Cống, Khơ Mú), hộ gia đình chính sách, gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước, chịu khó lao động nhưng hoàn cảnh neo đơn, khó khăn do nguyên nhân khách quan.

B. ĐỐI VỚI CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO.

I. KHAI HOANG RUỘNG BẬC THANG VÀ NƯƠNG CỐ ĐỊNH

Nguyên tắc đầu tư hỗ trợ khai hoang: Chỉ thanh toán tiền khai hoang cho hộ nghèo thuộc diện chưa có hoặc còn thiếu đất sản xuất.

1. Mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ về diện tích khai hoang mới/hộ hoặc diện tích mua lại/hộ (những hộ không cố đất để khai hoang phải mua lại ruộng, nương của cấc hộ khác), mức tối thiểu là: 0,15 ha ruộng 2 vụ hoặc 0,25 ha ruộng 1 vụ hoặc 0,5 ha nương cố định, đối với những xã còn quỹ đất có thể giao với mức cao hơn.

- Mức hỗ trợ kinh phí khai hoang mới hoặc mua lại ruộng, nương của các hộ khác là:

+ Hộ gia đình ở xã biên giới (theo Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ). 1 triệu đồng/ha;

+ Hộ gia đình ở các xã khác: 5 triệu đồng/ha (theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 07/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Trình tự thực hiện: Theo Quyết định số 81/2005/QĐ-UBND ngày 10/10/2005 của UBND tỉnh Lai Châu.

II. HỖ TRỢ TM LỢP

1. Định mức hỗ trợ:

Mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tấm lợp với định mức hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/hộ (Theo Quyết định số 15/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Lai Châu).

2. Trình tự thực hiện:

UBND xã, Ban chỉ đạo XĐGN của xã và tổ công tác làm nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tại xã có trách nhiệm:

- Tổ chức họp dân trong các thôn bản để bình xét hỗ trợ, các hộ nghèo tự đăng ký tấm lợp để làm nhà ở theo điều kiện thực tế, đủ khả năng lợp nhà trong năm.

- Kiểm tra thực tế, bình xét thứ tự hộ đủ điều kiện, quyết tâm cao, có sự giúp đỡ của cộng đồng anh em họ hàng để hỗ trợ tấm lợp làm nhà ổn định lâu dài.

- Tổng hợp, lập danh sách các hộ có nhu cầu cần tấm lợp đã được bình xét trong năm theo các thôn bản, xã; báo cáo, đăng ký với Ban chỉ đạo XĐGN và phòng Tài chính kế hoạch huyện tổng hợp, kiểm tra tính hợp lý. Phòng Tài chính-Kế hoạch cấp kinh phí hỗ trợ cho các xã để xã tổ chức thực hiện hỗ trợ bằng hiện vật (tấm lợp hoặc tôn).

- Tổ công tác tư vấn giúp UBND xã hợp đồng mua tấm lợp hoặc tôn tập trung tại xã hoặc nơi có đủ điều kiện tập kết tấm lợp. Tiến hành cấp phát cho hộ nghèo theo danh sách duyệt; vận động anh em họ hàng, làng bản, giúp đỡ nhau vận chuyển đến hộ gia đình. Hình thức: Nhà nhỏ bù nhà to, nhà gần bù nhà xa, nhung vẫn đảm bảo định mức hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/hộ.

- Yêu cầu UBND xã, Ban chỉ đạo XĐGN của xã, tổ công tác có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các hộ đã được hỗ trợ tấm lợp hoàn thiện, ổn định nhà ở đồng thời có trách nhiệm tổng hợp để báo cáo Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo huyện và phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.

III. HỖ TRỢ SẢN XUT:

Nguồn vốn hỗ trợ sản xuất hàng năm được thực hiện theo Quyết định 66/2004/QĐ-UB ngày 17/9/2004 của UBND tỉnh Lai Châu; về việc Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông-lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005-2010 (Không tính phần trợ giá, trợ cước của Trung ương về giống, phân bón).

1. Định mức hỗ trợ sản xuất/hộ/năm;

- Hộ nghèo: 300.000 đ/hộ/năm.

- Hộ nghèo thuộc vùng lòng hồ phải di dân: 500.000 đ/hộ

(Theo Quyết định số 15/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Lai Châu)

2. Các loại hình hỗ trợ:

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, điều kiện sản xuất cụ thể của từng xã mà có thể lựa chọn cơ cấu, loại hình hỗ trợ cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo trong phạm vi định mức hỗ trợ/hộ.

3. Trình tự thực hiện.

- Phòng Nông nghiệp-Địa chính các huyện (phòng kinh tế) định hướng kế hoạch sản xuất cho các xã cụ thể, chi tiết; phối hợp với UBND các xã, tổ công tác xây dựng cơ cấu giống, dự kiến lượng vật tư cần hỗ trợ và thời gian lấy hàng cho địa phương đúng thời vụ.

- Trưởng thôn, bản: Xác định nhu cầu cần hỗ trợ sản xuất (giống, vật tư phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV) cụ thể của từng hộ gia đình lập danh sách theo từng thôn, bản có chữ ký của đại diện hộ gia đình và trưởng thôn, bản; gửi danh sách đó lên UBND xã.

- UBND xã: Tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của các hộ gia đình ở các thôn, bản thành biểu chung của xã có danh sách kèm theo. Trên cơ sở đó thảo luận và ký kết hợp đồng cung ứng với các đơn vị dịch vụ đóng tại địa bàn huyện như: Trạm thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm giống vật tư nông nghiệp và dự kiến thời gian lấy hàng (trước 30 ngày).

- Các đơn vị cung ứng: Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Công ty Giống-Vật tư nông nghiệp.

+ Chỉ đạo các trạm huyện trực thuộc làm công văn gửi tới ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của các xã trong huyện đề nghị các xã chủ động ký kết hợp đổng cụ thể và chi tiết về số lượng và chủng loại các mặt hàng cùng thời gian cung ứng.

+ Tổng hợp nhu cầu của các xã đã ký kết được hợp đồng cung ứng với trạm; xây dựng kế hoạch và thời gian cung ứng về số lượng, chủng loại các mặt hàng; gửi báo cáo về đơn vị cấp trên và thực hiện theo hợp đồng đã ký với xã.

IV. HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

a. Đối tượng:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ hàng năm: Ưu tiên hỗ trợ 5 dân tộc ít người có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn (dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Khơ Mú, Si La). Ngoài 5 dân tộc trên có thể xem xét hỗ trợ cho một số hộ dân tộc thiểu số khác còn khó khăn thực sự về đời sống và điều kiện sản xuất nằm trong 74 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh như: dân tộc Kháng, Lô Lô, Hà Nhì, Mông.

Các hộ được xét hưởng chính sách hỗ trợ nên xem xét ưu tiên những hộ chưa được hỗ trợ lần nào từ thời điểm 2001 đến nay.

b. Phạm vi áp dụng:

Chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.

2. Nội dung cụ thể.

a. Nội dung về mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ cho 01 hộ không vượt quá 300.000 đồng.

(Theo Quyết định số15/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Lai Châu).

- Nội dung hỗ trợ cụ thể cho đời sống: Thực hiện hỗ trợ các vật dụng thiết yếu như Xoong, nồi, chăn, màn....cho các hộ nghèo. Để phù hợp với nhu cầu cần thiết về các mặt hàng được hỗ trợ đối với từng dân tộc, từng khu vực cụ thể. Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo của các huyện giao cho UBND các xã và các tổ công tác chịu trách nhiệm lập kế hoạch nhu cầu hỗ trợ của từng hộ (không hỗ trợ bằng tiền mặt).

(Nội dung hỗ trợ cần phù hợp để tránh tình trạng những thứ đồng bào cần nhưng không hỗ trợ, lại hỗ trợ những thứ đồng bào không cố nhu cầu hoặc đã có).

b. Trình tự thực hiện:

- UBND các huyện, thị chỉ đạo Ban xoá đói giảm nghèo của huyện, UBND các xã, phường, các tổ công tác của tỉnh, huyện, thị cắm tại xã chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức cho nhân dân họp bình xét tại các bản để lựa chọn các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, tránh tình trạng thiên vị thiếu khách quan. Kiểm tra việc thực hiện chính sách và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.

- Sau khi UBND xã có tờ trình và danh sách các hộ đã được lập đúng quy trình gửi lên ban Xoá đói giảm nghèo của huyện, Ban xoá đói giảm nghèo của huyện rà xoát, tổng hợp lập tờ trình trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện.

Các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hàng quý, năm , tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn gửi về Ban Dân tộc (cơ quan thường trực), Sở Lao động-TBXH để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

V. HỖ TRỢ LÃI SUẤT VỐN VAY:

- UBND xã, Ban chỉ đạo XĐGN xã và tổ công tác Xoá đói giảm nghèo tại xã tổ chức họp nhân dân các thôn bản để xác định số hộ nghèo có nhu cầu cần vay vốn để đầu tư; tổng hợp nhu cầu, xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay vốn.

- UBND xã làm việc cụ thể với Ngân hàng chính sách huyện thống nhất lịch cụ thể, để tổ chức cho hộ nghèo vay vốn theo hồ sơ, thủ tục quy định của Ngân hàng chính sách xã hội.

- Nội dung vầy vốn để đầu tư: Sức kéo, chăn nuôi đại gia súc, phát triển sản xuất tuỳ điều kiện thực tế và khả năng của gia đình.

- Mức vay cho 1 hộ nghèo tối đa là: 5.000.000 đồng.

- Thời hạn hỗ trợ lãi xuất: Trong 3 năm đầu.

- Mức hỗ trợ lãi xuất: là 70% cho các hộ nghèo ở cả 3 vùng (Theo Quyết định số 66/2004/QĐ-UB ngày 17/9/2004 của UBND tỉnh Lai Châu).

- Căn cứ vào dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội có xác nhận của UBND huyện và căn cứ vào khế ước của các hộ nghèo được vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội làm việc với Sở Lao động-TBXH đối chiếu thẩm định, thống nhất để cấp bù lãi suất vay theo định kỳ thoả thuận.

VI. HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT:

1. Định mức hỗ trợ:

Mỗi hộ nghèo được hỗ trợ nước sinh hoạt: 1.000.000 đồng/hộ (Theo Quyết định số 15/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Lai Châu).

Lưu ý:

- Ưu tiên những địa phương có nguồn nước để xây dựng công trình cấp nước tập trung.

- Nguyên tắc hỗ trợ: nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, sắt, đường ống cấp nước, cước vận chuyển vật liệu được hỗ trợ, công kỹ thuật; nhân dân đóng góp vật liệu khai thác tại chỗ, công lao động phổ thông.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật:

a. Hỗ trợ công trình cấp nước nhỏ lẻ:

Hình thức thực hiện gồm: Đào giếng nước, xây bể, lu chứa nước, bình nhựa. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình như sau:

- Giếng đào: Đường kính giếng từ 0,8-1 m; sâu ≥6m; cuốn bi bằng gạch chỉ có trát vữa mặt trong; sân giếng rộng 4 m3 láng vữa xi măng; dự kiến sẽ lồng ghép với chương trình nước sinh hoạt của UNICEF.

- Bể, chum chứa nước có dung tích >2 m3; xây bằng gạch, đá hoặc đổ bê tông;

b. Hỗ trợ công trình cấp nước tập trung:

- Lựa chọn địa điểm, giám sát chất lượng công trình do nhân dân, Ban chỉ đạo XĐGN xã và tổ công tác tư vấn giúp UBND xã quyết định.

- Phòng Nông nghiệp-Địa chính các huyện, thị xã chịu trách nhiệm giúp chủ đầu tư khảo sát, thiết kế, lập dự toán, kiểm tra hướng dẫn nhân dân trong thôn, bản thi công. Kinh phí khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và hướng dẫn thi công hỗ trợ 3% giá trị xây lắp trước thuế của công trình.

- Phần xây lắp và chuyển giao kỹ thuật do UBND xã hợp đồng hoặc uỷ quyền cho một đơn vị có chức năng về lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt tổ chức thi công xây lắp.

3. Trình tự thực hiện:

- UBND xã, tổ công tác cùng trưởng thôn, bản trực tiếp điều hành, chỉ đạo; chịu trách nhiệm về số lượng, quy mô, chất lượng công trình; giám sát, thanh toán khối lượng công trình, kết hợp với phòng Kinh tế huyện nghiệm thu công trình và làm các thủ tục thanh quyết, toán.

- Lập danh sách các hộ được hưởng lợi từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhỏ lẻ; có chữ ký xác nhận của chính quyền xã, tổ công tác, hộ nghèo và chứng từ hoá đơn hợp pháp mua vật liệu, hợp đồng thi công, nghiệm thu thanh toán theo quy định để làm cơ sở cho đinh mức đầu tư, hỗ trợ và thanh quyết toán.

VII. CÔNG TÁC KHUYN NÔNG-KHUYẾN LÂM (XÂY DNG MÔ HÌNH):

Chỉ đạo xây dựng mô hình khuyến nông và tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giao cho Trung tâm khuyến nông, tổ công tác tại xã, Phòng Nông nghiệp-Địa chính các huyện.

+ Nguồn vốn được giao về cho UBND các xã quản lý và làm chủ đầu tư để xây dựng các mô hình và tập huấn kỹ thuật KN-KL cho các hộ nghèo.

(Theo Quyết định số 58/2004/QĐ-UB ngày 17/18/2004 của UBND tỉnh Lai Châu)

1. Những nguyên tắc cơ bản của xây dựng mô hình trình diễn.

- Nông dân là người trực tiếp tham gia xây dựng mô hình, cán bộ Khuyến nông chỉ là người hướng dẫn, khuyên khích, hỗ trợ, không làm thay người dân.

- Mô hình trình diễn phải đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với trình độ của người dân địa phương.

- Mô hình được coi là một phương pháp dạy học mà trong đó có những yếu tố bắt buộc như địa điểm xây dựng mô hình, thời gian thực hiện, phương tiện phương pháp hướng dẫn, phải được lập kế hoạch, chuẩn bị chu đáo.

2. Trình tự thực hiện.

Các đơn vị như Phòng Nông nghiệp-Địa chính (phòng Kinh tế), tổ công tác xoá đói giảm nghèo tại xã, Trung tâm khuyến nông, Trạm BVTV huyện có khả năng xây dựng các mô hình khuyến nông tại địa phương:

+ Thống nhất với Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tại xã xây dựng mô hình. Khuyến nông cho hộ nghèo tại địa phương, cụ thể làm nội dung gì; đăng ký nội dung xây dựng mô hình với Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của huyện.

+ Sau khi được sự đồng ý của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện; đơn vị đó cần liên hệ với Trung tâm khuyến nông tỉnh để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự các bước tiến hành xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

VIII. HỖ TRỢ KINH PHÍ LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG LIÊN THÔN-BẢN:

1. Nguyên tắc:

- Hỗ trợ mở đường giao thông: Chỉ hỗ trợ mở các tuyến đường từ bản đến trung tâm xã, liên thôn, liên bản theo quy mô đường dân sinh, có chiều rộng nền đường từ 1,5 m đến 2,0 m (Bn = 1,5m-2,0m) đảm bảo cho người, ngựa đi lại thuận tiện (những nơi điều kiện, địa hình cho phép mở đường đảm bảo cho xe máy, xe thô sơ đi lại thuận tiện).

- Hỗ trợ cầu treo dân sinh: Năm 2005 chỉ hỗ trợ xây dựng cầu treo phục vụ đi lại và sản xuất cho đồng bào ờ những thôn, bản thuộc chương trình thực sự gặp khó khăn với quy mô cầu treo dân sinh nhỏ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

2. Mức hỗ tr:

* Đối với mở đường giao thông: Nhà nước hỗ trợ kinh phí 14 triệu đồng để mua vật liệu nổ để nổ mìn phá đá, công lao động trực tiếp, chi phí KSTK lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật thi công. Trong đó chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán, hướng dẫn kỹ thuật thi công 500.000 đồng/Km.

* Đi với cầu treo dân sinh: Nhà nước đầu tư kinh phí mua xi măng, sắt, thép, cáp, công kỹ thuật, chi phí khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình (không tính chi phí quản lý công trình). Riêng vật liệu địa phương như cát, sỏi, đá, gỗ nhà nước hỗ trợ theo giá vật liệu xây dựng được thông báo tại thời điểm, cước vận chuyển tới chân công trình do dân tự lo. Kinh phí hỗ trợ xây dựng dưới 100 triệu đồng 1 công trình.

3. Trình tự thực hiện:

Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch chương trình giao hàng năm của UBND tỉnh Lai Châu; UBND các huyện thông báo danh mục hỗ trợ, đầu tư tới các xã. Chỉ đạo Phòng Hạ tầng kinh tế giúp các chủ đầu tư (UBND các xã) các thủ tục cần thiết triển khai thi công công trình.

* Đối với công trình mở đường giao thông nông thôn: Phòng Hạ tầng kinh tế cử cán bộ kỹ thuật các chủ đầu tư tiến hành xác định hướng tuyến, lên trắc dọc tuyến và trắc ngang điển hình, tính toán khối lượng và lập dự toán, trình Chủ tịch UBND huyện ký quyết định phê duyệt dự toán công trình.

* Đối với cầu treo dân sinh: Phòng hạ tầng kinh tế các huyện cử cán bộ kỹ thuật giúp chủ đầu tư tiến hành khảo sát, thiết kế, lập dự toán công trình, trình Chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt thiết kế-dự toán xây dựng công trình.

4. Tổ chức thực hiện:

- Chủ đầu tư: Giao cho UBND xã làm chủ đầu tư chương trình.

- Đơn vị thiết kế lập dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình: UBND huyện giao cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện giúp các xã.

- Đơn vị thi công: Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng công trình còn lại nhân dân đóng góp là chính nên các công trình mở đường giao thông nông thôn thuộc chương trình giao chủ đầu tư và nhân dân, thôn, bản thuộc các xã được hưởng lợi chương trình tổ chức thi công, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân góp phần xoá đói giảm nghèo.

Chủ đầu tư ký hợp đồng thi công với các Trưởng các thôn, bản trong xã tổ chức thi công công trình (riêng cầu treo dân sinh, chủ đầu tư có thể hợp đồng với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nếu nhân dân sở tại không đủ năng lực thi công).

- Khi công trình hoàn thành: Chủ đầu tư mời Phòng Hạ tầng kinh tế các huyện, các thành viên Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của xã, bên thi công tiến hành nghiệm thu thực tế khối lượng công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng (thể hiện bằng biên bản nghiệm thu kèm theo bản khối lượng và giá trị công trình).

- Các thủ tục cấp phát và thanh quyết toán công trình hoàn thành thống nhất theo quy định như sau:

+ Kế hoạch giao của tỉnh và huyện.

+ Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình được UBND huyện phê duyệt.

+ Hợp đồng thi công, nghiệm thu thanh toán kèm theo các chứng từ, hoá đơn mua vật liệu và chấm công, thanh toán công lao động.

C. CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN VN:

I. Nguyên tắc cấp phát: Đối với nguồn kinh phí như: Hỗ trợ khai hoang, hỗ trợ nhà ở, tấm lợp, nước sinh hoạt...được bố trí tại Quyết định số 86/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 về việc giao chỉ tiêu phát triển KT-XH và phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2005 và Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND ngày 1/6/2005 về việc phân bố chi tiết bổ sung năm 2005.

- Định kỳ hàng tháng, Sở Tài chính thực hiện trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị. Ngân sách cấp huyện, thị thực hiện trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (phối hợp với tổ cán bộ của các đơn vị tỉnh tăng cường) có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dự toán được phê duyệt.

II. Về công tác thanh quyết toán:

Đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu trên, tổ công tác phối hợp với xã quản lý chặt chẽ các nguồn đã được phân bổ về xã. Khi mua hoặc hợp đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ phải có đầy đủ các chứng từ theo nguyên tắc chế độ kế toán thống kê trước khi thanh quyết toán.

Kết thúc năm ngân sách các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán cùng với quyết toán ngân sách theo quy định. Báo cáo HĐND xã và gửi phòng Tài chính-Kế hoạch các huyện, thị để phòng Tài chính-Kế hoạch tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách huyện, thị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

D. ĐỐI VỚI CHI HỖ TRỢ CÁN BỘ XÃ, BẢN VÀ TỔ CÔNG TÁC LÀM NHIỆM VỤ XĐGN TẠI XÃ:

1. Nguyên tắc:

- Hàng ngày cán bộ của các tổ công tác phải trực tiếp xuống giúp các xã thực hiện nhiệm vụ XĐGN.

- Hàng tháng (từ ngày 20-25) tổ công tác xã phải báo cáo kết quả công tác với thường trực Ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện (phòng Nội vụ-LĐTBXH huyện tổng hợp).

- Hàng quý (từ 20-25 tháng cuối quý) tổ công tác các xã phải báo cáo kết quả công tác quý với ngành và thường trực Ban chỉ đạo XĐGN cấp tỉnh (Sở Lao động-TBXH tổng hợp).

2. Hình thức và mức hỗ trợ:

a. Hình thức thực hiện:

- Các chính sách của cán bộ các ngành, đơn vị, cán bộ xã, trưởng thôn bản trực tiếp tham gia làm công tác XĐGN của 50 xã tỉnh tăng cường và 24 xã do huyện đảm nhiệm giao cho Phòng Nội vụ-LĐTBXH các huyện, thị hướng dẫn và chi trả trực tiếp.

- Đối với cán bộ thuộc diện biên chế của các ngành, các đơn vị thì phần tiền lương do ngành, đơn vị đó trực tiếp chi trả trong quỹ lương của đơn vị.

b. Mức hỗ trợ và các chính sách được hưởng:

Thực hiện theo mục 2 phần IV Quyết định số 58/2004/QĐ-UB ngày 17/8/2004 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo-việc làm giai đoạn 2004-2010 và Quyết định số 89/2005/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 của UBND tỉnh Lai Châu về viẹc bổ sung mức hỗ trợ công tác phí đối với cán bộ tăng cường thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh.