NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảovệ và kiểm dịch thực vật
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểmdịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
ChươngI
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Xửphạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ýhoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vựcbảo vệ và kiểm dịch thực vật mà không phải là tội phạm bao gồm:
1. Viphạm các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thựcvật;
2. Viphạm các quy định về kiểm dịch thực vật;
3. Viphạm các quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Điều2. Đối tượng áp dụng
1. Ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính docố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọihành vi vi phạm hành chính do mình gây ra trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịchthực vật quy định tại pháp luật xử lý vi phạm hành chính và quy định tại ChươngII của Nghị định này.
2. Tổchức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ vàkiểm dịch thực vật do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổchức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác địnhtrách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật.
3. Cánhân, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểmdịch thực vật trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địacủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quyđịnh tại Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặcgia nhập có quy định khác.
Điều3. Nguyên tắc xử phạt vi phạmhành chính
1.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vậtphải do người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính và tại các Điều 19, 20 của Nghị định này thực hiện.
2.Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật phảiđược phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiếnhành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây raphải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một ngườithực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi viphạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngườivi phạm đều bị xử phạt.
4.Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhânthân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyếtđịnh hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý phù hợp với quy địnhtại Nghị định này.
Phạtcảnh cáo áp dụng đối với vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đốivới mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi thực hiện.
5.Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc người vi phạm hành chính trong khiđang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi của mình.
Điều4. Tình tiết giảm nhẹ
1. Ngườivi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tựnguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
2. Ngườivi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.
3. Viphạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật củangười khác gây ra.
4. Viphạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
5. Ngườivi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạnchế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Viphạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
7. Viphạm do trình độ lạc hậu.
Điều5. Tình tiết tăng nặng
1. Viphạm có tổ chức.
2. Viphạm nhiều lần trong cùng một lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực.
3.Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vàomình về vật chất, tinh thần vi phạm.
4. Viphạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
5.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.
6.Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặcbiệt khác của xã hội để vi phạm.
7. Viphạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấphành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
8.Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêucầu chấm dứt hành vi đó.
9.Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
Điều6. Thời hiệu xử phạt và thời hạnđược coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Thờihiệu xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, kể từ ngàyvi phạm hành chính được thực hiện.
Thờihiệu xử phạt vi phạm hành chính trong xuất khẩu, nhập khẩu hoặc vi phạm hànhchính là hành vi sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm, thuốc bảo vệthực vật giả là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Thờihạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính là qua một năm, kể từ ngàycá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính chấp hành xong quyết định xửphạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạmthì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều7. Các hình thức xử phạt và cácbiện pháp khắc phục hậu quả
Khithực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này, người có thẩm quyềnxử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt chính, biện pháp bổ sung vàcác biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
1.Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trongcác hình thức xử phạt chính sau đây:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền.
Mứcphạt tiền tối đa trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật là 30.000.000đồng.
2.Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bịáp dụng một hoặc các hình thức xử phạt phạt bổ sung sau:
a) Tướcquyền sử dụng các loại giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấychứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảovệ thực vật, chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
3.Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này,cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biệnpháp khắc phục hậu quả sau đây:
a)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gâyra;
b)Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây landịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c)Buộc tiêu huỷ đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượngkiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ mà những đối tượng nàykhông có khả năng bao vây tiêu diệt được tại Việt Nam;
d)Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với vật thể thuộcdiện kiểm dịch thực vật, phương tiện bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật củaViệt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ mà những đối tượng này không có khả năng baovây tiêu diệt được tại Việt Nam;
đ)Buộc tiêu huỷ đối với những loại thuốc, nguyên liệu thuốc và bao bì đựng thuốcbảo vệ thực vật cấm sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng và hạn chế sửdụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ thực vật không rõnguồn gốc xuất xứ, thuốc bảo vệ thực vật quá hạn mà không còn giá trị sử dụng;
e)Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với những loại thuốcvà nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, ngoài danh mục được phép sửdụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệthực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc bảo vệ thực vật quá hạn mà không còngiá trị sử dụng, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng hoạt chất thấphơn so với quy định;
g)Buộc tái chế đối với những loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc có chất lượngthực tế thấp hơn mức chất lượng theo quy định của Nhà nước.
Khibị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phảichịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp đó.
ChươngII
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT CÁC HÀNH VI
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
MụcA
Hìnhthức xử phạt và mức phạt về bảo vệ thực vật
Điều8. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyênthực vật.
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trongcác hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửdụng các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật không đúngquy định;
b) Ngườitrực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệthực vật theo quy định của pháp luật;
c)Không chấp hành các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vậttheo quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chỉ đạo và yêu cầu.
2.Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi:
Đưara khỏi vùng dịch các loại tài nguyên thực vật nhiễm sinh vật gây hại nguy hiểmđã được công bố là dịch hại vùng đó nhưng chưa được xử lý.
3.Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi:
Vậnchuyển, buôn bán, sử dụng giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc sinh vật gâyhại nguy hiểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịchthực vật công bố là dịch hại tại các vùng trong nước.
4.Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Sản xuất, tàng trữ giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng;
b)Nhân nuôi sinh vật gây hại nguy hiểm đối với cây trồng.
5.Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Buộc tiêu huỷ tài nguyên thực vật, sinh vật gây hại nguy hiểm, giống cây đốivới hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
b)Buộc khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 1Điều này.
MụcB
Hìnhthức xử phạt và mức phạt về kiểm dịch thực vật
Điều9. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩuvà quá cảnh
1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Không làm thủ tục theo quy định về khai báo kiểm dịch thực vật trước khi nhậpkhẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật;
b) Đưavào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có giấychứng nhận kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu (trừ những nước chưa có cơ quankiểm dịch thực vật) hoặc chưa qua kiểm dịch tại cửa khẩu.
2.Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Không thực hiện việc kiểm tra, kiểm dịch tài nguyên thực vật;
b)Vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật không được phép của cơ quan kiểm dịchthực vật có thẩm quyền của pháp luật Việt Nam;
c)Vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật không thực hiện các biện pháp ngăn chặnsinh vật gây hại theo quy định của Việt Nam;
d)Vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch thựcvật do cơ quan kiểm dịch thực vật nơi xuất xứ cấp (trừ những nước chưa có cơquan kiểm dịch thực vật).
3.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Khai man, giấu diếm hoặc đánh tráo vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trongquá trình cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm dịch cho những lô hàng xuấtkhẩu, nhập khẩu;
b) Đưathêm hoặc thay thế hàng hoá đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bằnghàng hoá chưa được kiểm dịch.
4.Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm sau đây:
a) Đưavào lãnh thổ Việt Nam đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc sinh vậtgây hại lạ còn sống mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn;
b) Đưađất có sinh vật gây hại vào Việt Nam.
5.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Tịch thu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 3 Điều này;
b)Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất vật thể thuộc diện kiểmdịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 4Điều này;
c)Buộc tiêu huỷ đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ đối với hành vivi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Điều10. Hình thức xử phạt và mứcphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vivi phạm:
Khôngcó giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảovệ và kiểm dịch thực vật ở nơi xuất phát khi đưa tài nguyên thựcvật thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng có dịch ra khỏi vùng dịch.
2.Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
Vậnchuyển và bốc dỡ tài nguyên thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vậtkhông đúng với quy định.
3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a) Đưađối tượng kiểm dịch thực vật đến các vùng trong lãnh thổ Việt Nam;
b)Không chấp hành các quy định về xử lý đối với vật thể bị nhiễm đối tượng kiểmdịch thực vật của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ;
c)Vận chuyển, lưu thông tài nguyên thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượngkiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà không thực hiệnđúng quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
d)Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch sinh vậtgây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật theo lệnh của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã công bố.
4.Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
Khôngchấp hành các biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuấtkhẩu, nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định;
5.Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a)Không xử lý triệt để mọt cứng đốt (T.G) trong kho mà cơ quan kiểm dịch thực vậtđã phát hiện và chỉ định biện pháp diệt trừ;
b)Không xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật đã được cơ quan kiểm dịchthực vật công bố, phát hiện và chỉ định biện pháp diệt trừ trong quá trình sảnxuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển.
6.Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm:
Vậnchuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhiễm mọt cứng đốt (T.G) không đượcxử lý triệt để mà cơ quan kiểm dịch thực vật đã phát hiện và chỉ định biện phápdiệt trừ.
7.Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lanđối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểma, c khoản 3 Điều này;
b)Buộc tiêu hủy vật thể bị nhiễm nặng mọt TG, đối tượng kiểm dịch thực vật khácđã được công bố cụ thể từng nơi, từng thời gian (nếu không xử lý được triệt để)đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Điều11. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng vàsinh vật có ích nhập nội
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trongcác hành vi vi phạm:
a)Gieo trồng giống cây trồng nhập nội không đúng địa điểm theo quy định của cơquan kiểm dịch thực vật;
b)Không khai báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thựcvật ở địa phương khi đưa giống cây trồng nhập nội để làm giống đến gieo trồnghoặc sử dụng tại địa phương đó.
2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với một trong các hành vi viphạm:
a) Đưara gieo trồng, sản xuất giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu khi chưa cókết luận của cơ quan kiểm dịch thực vật về tình trạng nhiễm dịch đối với giốngcây trồng đó;
b)Không tuân thủ các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việcnhập khẩu, nhân nuôi và sử dụng sinh vật có ích;
c)Không tuân thủ các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thờigian theo dõi sinh vật gây hại đối với từng nhóm cây trồng nhập nội.
3.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi vi phạm
Nhậpkhẩu, quá cảnh giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại lạ hoặc nhiễm đối tượng kiểmdịch thực vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
4.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Buộc tiêu huỷ giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điềunày;
b)Tịch thu giống cây trồng nhập nội đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm akhoản 2 Điều này;
c)Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất giống cây nhập nội đốivới hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều12. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về xông hơi khử trùng
1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Không có chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;
b)Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu về xông hơi khửtrùng theo quy định;
c)Không có quy trình kỹ thuật, thiếu phương tiện, trang thiết bị hành nghề xônghơi khử trùng theo quy định;
d)Kho chứa hoá chất khử trùng không đúng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan cóthẩm quyền.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a) Sửdụng các loại thuốc xông hơi khử trùng chưa có tên thương mại trong danh mụcthuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
b) Sửdụng các loại thuốc xông hơi khử trùng không đảm bảo chất lượng, không có nhãntheo đúng quy định, không rõ nguồn gốc xuất xứ;
c)Tiến hành xông hơi khử trùng không đúng quy trình kỹ thuật về xông hơi khửtrùng.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a) Sửdụng các loại thuốc xông hơi khử trùng thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấmsử dụng ở Việt Nam;
b) Sửdụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chấtlượng vật thể được xông hơi khử trùng hoặc làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởngxấu đối với sức khoẻ con người và vật nuôi.
4.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tướcquyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng nếu có tình tiết tăngnặng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b)Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối vớihành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c)Đình chỉ hoạt động xông hơi khử trùng đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 1, 2 Điều này.
MụcC
Hìnhthức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Điều13. Hình thức xử phạt và mứcphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, gia công, sang chai,đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a) Ngườitrực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không cóchứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết hạn;
b)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không có hoặc trang thiết bị bảođảm vệ sinh, an toàn lao động, an toàn sức khoẻ cho người, vật nuôi, môi trường,phòng chống cháy nổ không bảo đảm theo quy định.
2.Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không thực hiện quy trình côngnghệ theo quy định;
b)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không có hoặc hệ thống xử lý chấtthải không bảo đảm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
3.Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc không có tên trong danhmục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạnchế sử dụng ở Việt Nam;
b)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng,khối lượng;
c)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhưđã đăng ký và ghi trên bao gói;
d)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc không đúng xuất xứ nguyên liệu đãđăng ký;
đ)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
4.Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
a)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thựcvật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 100 kilôgam (hoặc lít)thuốc thành phẩm;
b)Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc giả tương đương với số lượng củahàng thật có giá trị đến dưới ba mươi triệu đồng.
5.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tướcquyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 4 Điều này;
b)Tịch thu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểma, d, đ khoản 3 Điều này;
c)Tịch thu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và phương tiện sản xuất đối với hành vivi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
d)Buộc tiêu huỷ thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 4 Điều này;
đ)Buộc tái chế thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 3 Điềunày.
Điều14. Hình thức xử phạt và mứcphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về buôn bán thuốc và nguyên liệu làmthuốc bảo vệ thực vật.
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong cáchành vi vi phạm:
a)Buôn bán thuốc không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề đã hếthạn;
b)Buôn bán thuốc không có cửa hàng và kho chứa thuốc hoặc có cửa hàng và kho chứathuốc không đúng quy định;
c)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc chung với thức ăn chănnuôi, lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế, thuốc thú y và cáchàng hóa vật tư tiêu dùng khác, trừ phân bón;
d)Buôn bán thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
đ)Buôn bán thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sửdụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng thuốckhông đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượngđến dưới 5 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
e)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 1 kilôgam (hoặclít) thuốc thành phẩm;
2.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:
a)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không đạt tiêu chuẩnchất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặclít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
b)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 1 kilôgam (hoặc lít)đến dưới 3 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:
a)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thựcvật hết hạn sử dụng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc không rõnguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc lít) đến dưới 100 kilôgam(hoặc lít) thuốc thành phẩm;
b)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc lít)đến dưới 5 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
c)Buôn bán thuốc tự sang chiết lẻ từ bao thùng khối lượng lớn thành chai, góinhỏ;
d)Buôn bán thuốc không đủ định lượng như đã ghi trên bao gói.
4.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không đạt tiêu chuẩnchất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 100 kilôgam (hoặclít) đến dưới 300 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
b)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc lít)đến dưới 10 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.
5.Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 300 kilôgam (hoặclít) đến dưới 500 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
b)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc lít)đến dưới 50 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
c)Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chấtlượng có khối lượng từ 500 kilôgam (hoặc lít) trở lên.
6.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm sau đây:
a)Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 500 kilôgam (hoặclít) đến dưới 1.000 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
b)Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc lít)đến dưới 100 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;
c)Buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến dướiba mươi triệu đồng.
7.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tướcquyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b)Tịch thu thuốc đối với hành vi vi phạm nhiều lần quy định tại điểm a, b, ckhoản 1 Điều này.
c)Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểmd, đ, khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điềunày;
d)Buộc tiêu huỷ thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1, điểm bkhoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 và điểm b, c khoản 6Điều này.
Điều15. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốcbảo vệ thực vật.
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong cáchành vi vi phạm:
a) Sửdụng, tàng trữ, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốcbảo vệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sửdụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng;
b)Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyênliệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho tàng;
c)Bảo quản, vận chuyển thuốc và nguyên liệu làm thuốc chung với vật nuôi, thức ănchăn nuôi, lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế, thuốc thú y vàcác hàng hóa vật tư tiêu dùng khác, trừ phân bón;
d)Vận chuyển thuốc trên các phương tiện giao thông công cộng;
đ) Sửdụng thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
2.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a) Sửdụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo đúng kỹ thuật và thời gian cách ly;
b) Sửdụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không rõ nguồn gốcxuất xứ;
c) Sửdụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng đối tượng phòng trừ đối với thuốc hạn chếsử dụng;
d) Sửdụng thuốc bảo vệ thực vật không nhằm mục đích phòng trừ sinh vật gây hại tàinguyên thực vật.
3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
Sửdụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật và thời gian cách ly gây nguy hiểmcho người, gia súc và làm ô nhiễm môi trường.
4.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm:
a)Vận chuyển thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảovệ thực vật được phép sử dụng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam;
b)Vận chuyển thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến 100 kilôgam (hoặclít) thuốc thành phẩm.
5.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Tịch thu thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm b, dkhoản 2 và khoản 4 Điều này;
b)Buộc tiêu huỷ thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điềunày;
c)Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối vớihành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều16. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, khảo nghiệm thuốcbảo vệ thực vật.
1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Không đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng khi nhập khẩu thuốc và nguyênliệu làm thuốc;
b)Không đến đăng ký đúng hạn khi bị buộc phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượngtrong thời hạn quy định.
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:
a)Nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc không có trong danh mục thuốc bảo vệthực vật được phép sử dụng ở Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b)Nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không rõnguồn gốc xuất xứ, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
c)Nhập khẩu các loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
d)Nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc có chất lượng thực tế thấp hơn mứcchất lượng theo quy định của nhà nước;
đ)Thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu không còn nguyên trạng khi lấy mẫukiểm tra chất lượng;
e)Thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu đã đưa vào sử dụng toàn bộ hoặc mộtphần trước khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước đạt chất lượng nhập khẩu;
g)Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới không đúng nội dung đã ghi trong giấyphép.
3.Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a)Nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc có chất lượng kém, vi phạm các quyđịnh bắt buộc về an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b)Nhập khẩu các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam không có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Cốtình trốn tránh việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc và nguyên liệu làmthuốc xuất, nhập khẩu;
d)Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới không có giấy phép.
4.Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
Nhậpkhẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấmsử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến 100 kilôgam (hoặc lít).
5.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a)Buộc tiêu huỷ hoặc buộc tái xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với hành vivi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều này;
b)Buộc tái chế hoặc buộc tái xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với hành vivi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
c) Tướcquyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2Điều này.
Điều17. Hình thức xử phạt và mức phạtđối với hành vi vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo và nhãn thuốc bảovệ thực vật
1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Thông tin, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không được cơ quan nhà nước có thẩmquyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông qua về nội dung;
b)Thông tin, quảng cáo thuốc không đúng về đối tượng phòng trừ ghi trong Giấychứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
c)Nhãn thuốc không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảovệ thực vật.
2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm:
a)Thông tin, quảng cáo thuốc không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật đượcphép sử dụng ở Việt Nam;
b)Quảng cáo thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở ViệtNam;
c)Giả mạo nhãn thuốc, tên thuốc của các loại thuốc đang lưu hành trên thị trườngđã được đăng ký.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vivi phạm sau đây:
a)Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng thuốc đã đăng ký;
b)Quảng cáo có nội dung làm giảm uy tín, chất lượng thuốc của cá nhân, tổ chứckhác.
4.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm:
Quảngcáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5.Những vi phạm khác về nhãn hàng hoá thì xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thươngmại.
6.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
Tịchthu nhãn thuốc, thuốc mạo nhãn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm ckhoản 2 Điều này.
Điều18. Hình thức xử phạt và mứcphạt đối với hành vi vi phạm quy định quản lý hành chính về bảo vệ thực vật,kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật
1.Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Sửa chữa, tẩy xoá các loại giấy sau:
Giấyphép nhập khẩu thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ởViệt Nam; giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thựcvật được phép sử dụng tại Việt Nam để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự ánđầu tư nước ngoài, để gia công và tái xuất theo hợp đồng mà doanh nghiệp đã kývới nước ngoài;
Giấyphép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới;
Giấychứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam;
Giấychứng nhận kiểm dịch thực vật;
Giấychứng nhận kiểm nghiệm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
Giấychứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảovệ thực vật, hành nghề xông hơi khử trùng.
b)Ngăn cản và không chấp hành các yêu cầu của cán bộ bảo vệ thực vật, kiểm dịchthực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi thi hànhnhiệm vụ.
2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm:
a)Cho người khác sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề;
b) Đedoạ hoặc dùng vũ lực chống lại cán bộ kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật,thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đang thi hành nhiệm vụ màchưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm:
Khaiman hồ sơ để xin cấp các loại giấy quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm:
Làmgiả các loại giấy quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
Tướcquyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
ChươngIII
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
ĐĐiều 19.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểmdịch thực vật
1.Thanh tra viên bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong khi thi hành công vụ cóquyền:
a)Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trịđến 2.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểma, b, d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.Chánh Thanh tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngđược quyền:
a)Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Tướcquyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói,buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương cấp;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụngcác biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, d khoản 3 Điều 12 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.Chánh Thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a)Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tướcquyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy chứng nhậnđăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất,gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệthực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; giấy chứng chỉ hành nghềxông hơi khử trùng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụngcác biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, d khoản 3 Điều 12 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành.
Điều20. Thẩm quyền xử phạt của Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp
1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạttiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hànhchính có giá trị đến 500.000 đồng, buộc thực hiện biện pháp khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộctiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi.
2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạttiền đến 20.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sửdụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy địnhtại điểm a, b, d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạttiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Điều21. Thẩm quyền xử phạt của các cơquan khác
Ngoàinhững người quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này,những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị địnhnày thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý thì có quyền xử phạt theo thẩm quyền.
Điều22. Nguyên tắc xác định thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1.Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quanthì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
2.Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 19 và Điều 20 là thẩmquyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
Trongtrường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đacủa khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Trongtrường hợp ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất vật thể thuộcdiện kiểm dịch thực vật, thuốc và nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật thìphải chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chốngbuôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan xử lý theo thẩm quyền quy định tại khoản 5Điều 30, điểm đ khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính.
3.Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chínhthì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a)Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩmquyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b)Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượtquá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấpcó thẩm quyền xử phạt;
c)Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khácnhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xẩy ra vi phạm.
Điều23. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trongtrường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều19, Điều 20 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyềnxử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
ChươngIV
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Điều24. Thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính
1.Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịchthực vật thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 của Pháp lệnhXử lý vi phạm hành chính.
2. Tổchức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạtvà được nhận biên lai ghi tiền phạt. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trênsông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hànhchính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyềnxử phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt cóquyền không nộp phạt.
3.Trừ trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người cóthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt tại chỗ (theo thủtục đơn giản), các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải được lậpthành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong thời hạntheo quy định hiện hành.
4.Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng cácthủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lýtang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải thực hiện đúng cácquy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5.Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hànhnghề phải thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính.
6.Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt thu được do vi phạm hành chính thực hiện theoquy định của nhà nước.
Điều25. Thi hành quyết định xửphạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cánhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêmchỉnh thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xửphạt trong thời hạn quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính.
2.Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hànhquyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp quy định tạiĐiều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp cưỡngchế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan và người có thẩmquyền phải tuân theo trình tự, thủ tục cưỡng chế quy định tại Điều 67 của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều26. Ápdụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
1. Đểngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạmhành chính trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, người có thẩm quyền cóthể áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo Điều 43 của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hànhchính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểmdịch thực vật được thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45,46, 47, 48, 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
ChươngV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều27. Khiếu nại, tố cáo
1. Cánhân, tổ chức, bị xử phạt hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ cóquyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụngcác biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
2.Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi tráipháp luật khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thựcvật.
3.Thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáothực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều28. Khen thưởng
Cánhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật được khen thưởng theo chế độ chungcủa nhà nước.
Nghiêmcấm sử dụng tiền thu được từ vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phươngtiện bị tịch thu để trích thưởng.
Điều29. Xử lý vi phạm đối với ngườicó thẩm quyền xử phạt hành chính
Ngườicó thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật màcó hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịpthời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định, chiếm đoạt sử dụng tráiphép tiền bạc, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở lưu thônghàng hoá hợp pháp gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều30. Xử lý vi phạm đối với ngườibị xử phạt vi phạm hành chính
Ngườibị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trìhoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật.
ChươngVI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều31. Hiệu lực thi hành
Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Nghịđịnh này thay thế cho Nghị định số 78/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều32. Trách nhiệm hướng dẫn và thihành
Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghịđịnh này.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.