Sign In
Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành quy chế tổ chức

và hoạt động Hội đồng khoa học và kỹ thuật tỉnh LâmĐồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp được Hội đồng Nhà nước, NướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 11/07/1989;

Căn cứ thông tư số 1605/QLKH ngày 29/12/1993 của ủy ban khoa học vàkỹ thuật Nhà nước hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và kỹthuật tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của ông Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh tại tờtrình số 31/KHKT ngày 24/05/1990;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Hội đồng khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng".

Điều 2:Ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, địa phươngtrong tỉnh chuẩn bị các điều kiện thành lập Hội đồng Khoa học tỉnh trình UBNDtỉnh ra quyết định. Đồng thời cùng các ngành, địa phương và Hội đồng Khoa họckỹ thuật tỉnh thược hiện đúng quy chế và thường xuyên kiểm tra việc thực hiệnquy chế này.

Điều 3:Các Ông: Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban KHKT, trưởng Ban TCCQ, thủ trưởngcác Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh, chủ tịch UBND các huyện và thànhphố Đà Lạt, các thành viên Hhội đồng KHKT tỉnh căn cứ quyết định thi hành ./.

QUY CHẾ

Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và kỹthuật tỉnh Lâm Đồng

(Ban hành kèm theo qyết định số 433/QĐ-UB ngày24/08/1990 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

 

Chương I:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng

Điều 1:Hội đồng khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là hội đồng) là cơ quan tưvấn giúp Chủ tịch UBND tỉnh về công tác khoa học và kỹ thuật của địa phương(bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội).

Điều 2:Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất và góp ý kiến với lãnh đạo các cấp và UBNND tỉnhvề các vấn đề sau:

1/Phương hướng phát triển và Khoa học kỹ thuật của các ngành, địa phương, đơn vịtrong tỉnh.

2/Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và kỹ thuật (hàng năm, 5 nămhoặc dài hạn), đặc biệt là các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai, áp dụng cácthành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của địa phương.

3/Đánh giá và xét duyệt và kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, các đề tài nghiêncứu trọng điểm do tỉnh quản lý.

4/Phương hướng và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa họckỹ thuật của tỉnh. Các biện pháp tổ chức phối hợp lực lượng khoa học và kỹthuật giữa các đơn vị trong tỉnh và các cơquan của trung ương đóng tại địa phươngnhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học và kỹ thuât củatỉnh.

Điều 3:Hội đồng có các quyền hạn sau:

1/Được tham dự các cuộc thảo luận về phương hướng và phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh.

2/Được cung cấp các tài liệu và được liên hệ với các đơn vị trong tỉnh để nghiêncứu tình hình thực tế có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ ghi ở điều 2chương I.

3/Được trình bầy và đề xuất với Lãnh đạo các cấp trong tỉnh về các vấn đề có liênquan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.

4/Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ theo quy định để thực hiệntốt các nhiệm vụ của Hội đồng.

Chương II

Tổ chức của hội đồng khoa học và kỹ thuật tỉnh

Điều 4:Thành phần Hội đồng gồm có:

Chủtịch Hội đồng

CácPhó chủ tịch Hội dồng

Uỷviên thường trực

Cácủy viên

Banthường trực Hội đồng gồm : Chủ tịch, Các phó chủ tịch và ủy viên thường trực.

Điều 5:Ban Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:

1/Chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc các kỳ họp của Hội đồng.

2/Quyết định danh sách đại biểu (ngoài số ủy viên chính thức) mời dự các kỳ họphoặc tham gia các hoạt động của Hội đồng.

3/Giải quyết các công việc giữa 2 kỳ họp Hội đồng.

Điều 6:Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó chủ tịch phụ trách khoa học vàkỹ thuật.

Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:

1/Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các hoạt động của quy chế này.

2/Lãnh đạo Ban thường trực chuẩn bị đầy dủ các tài liệu cần thiết về các vấn đềsẽ đưa ra thảo luận tại các kỳ họpHội đồng, duyệt các báo cáo, tài liệu trướckhi đưa ra thảo luận ở Hội đồng.

3/Thực hiện các chế độ quy định và đảm bảo các điều kiện cho mọi hoạt động củaHội đồng.

4/Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Ban trường trực và toàn thể Hội đồng.

Điều 7:Phó Chủ tịch Hội đồng do Hội nghị toàn thể Hội đồng bầu và phụ trách các côngviệc do Chủ tịch Hội đồng phân công.

TrưởngBan khoa học và kỹ thuật tỉnh là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng.

Phóchủ tịch thường trực có nhiệm vụ:

1/Được ủy quyền thay mặt giải quyết các công việc của Hội đồng trong thời gianChủ tịch vắng mặt.

2/Duyệt chương trình làm việc và các báo cáo ,đưa ra thảo luận ở các kỳ họp củaBan thường trực .

3/Giải quyết các công việc của Hội đồng giữa 2 kỳ họp của ban thường trực.

4/Sử dụng bộ máy của cơ quan mình để giúp Hội đồng họat động, bố trí cán bộchuyên trách làm nhiệm vụ thư ký hội đồng.

Điều 8:ủy viên Hội đồng gồm các cán bộ công tác ở các ngành kinh tế kỹ thuật chủ yếucủa tỉnh, ngoài ra có thể mời một số cán bộ công tác ở các cơ quan trung ươngđóng tại địa phương.

1/ Tiêu chuẩn của ủy viên Hội đồng:

Uỷviên Hội đồng khoa học kỹ thuật là người có phẩm chất chính trị tốt, có kiếnthức chuyên môn, có khả năng lực lượng công tác nghiên cứu khoa học hoặc chỉđạo kỹ thuật sản xuất, có kinh nghiệm trong công tác quản lý khoa học kỹ thuật,quản lý kinh tế.

Cóuy tín trong đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Nhiệttình và có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng.

2/Việc lựa chọn các ủy viên thuộc các ngành, đơn vị trong tỉnh như sau:

-Ban khoa học và kỹ thuật tỉnh nghiên cứu tỷ lệ cơ cấu ngành chuyên môn đề xuấtvới UBND tỉnh quyết định.

-Dựa vào tiêu chuẩn của ủy viên Hội đồng và tỷ lệ cơ cấu các đơn vị trực thuộctỉnh để cử danh sách các ủy viên Hội đồng.

-Ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh tổng hợp dự kiến danh sách các ủy viên Hội đồng,tham khảo ý kiến với Ban Tổ Chức chính quyền tỉnh, trước khi trình UBND tỉnhquyết định bằng văn bản chính thức.

-Chủ tịch Hội đồng quyết định cử 01 ủy viên Hội đồng làm ủy viên thường trực.

3/Việc mời các cán bộ công tác ở các cơ quan trung ương đóng tại địa phương thamgia Hội đồng phải được sự đồng ý của đương sự và thủ trưởng của cơ quan quản lýbằng văn bản.

4/Tổng số ủy viên Hội đồng từ 21 đến 31 người.

Điều 9:Uỷ viên Hội đồng có nhiệm vụ:

1/Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng.

2/Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảoluận ở Hội đồng.

3/Giữ gìn, quản lý tài liệu theo quy định bảo mật của Nhà nước.

Điều 10:y viên Hội đồng có quyền hạn:

1/ Được cung cấp những thông tin, tài liệu cầnthiết về những vấn đề có liên quan tới các kỳ họp và các hoạt động của Hộiđồng.

2/Kiến nghị, thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi tư vấn của Hội đồng.

3/Làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được dành một số thời gian chính quyền cầnthiết để thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.

Điều 11:Hội đồng được tổ chức các tiểu ban chuyên ngành và chuyên đề.

1/Tiểu ban chuyên ngành được tổ chức theo các ngành kinh tế kỹ thuật chủ yếu củatỉnh, thành phần tiểu ban chuyên ngành gồm:

Mộtsố ủy viên chính thức

Mộtsố cán bộ Khoa học và kỹ thuật công tác trong các ngành có liên quan.

Mộtsố cán bộ khoa học kỹ thuật của các đơn vị khác có liên quan.

Tiểuban chuyên ngành có nhiệm vụ đề xuất và góp ý kiến về những vấn đề khoa học và kỹthuật chuyên ngành. Các kiến nghị của tiểu ban chuyên ngành được gửi cho BanHội đồng bằng văn bản trong đó có ghi rõ ý kiến chung và ý kiến của các ủyviên.

2/Hội đồng có thể thành lập các tiểu ban chuyên đề nhằm có các ý kiến về nhữngvấn đề khoa học và kỹ thuật cụ thể, tiểu ban chuyên đề sẽ kết thúc hoạt độngsau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thànhphần tiểu ban chuyên đề gồm:

Mộtsố ủy viên chính thức thuộc lĩnh vục chuyên môn có liên quan.

Mộtsố cán bộ khoa học và kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn.

3/Các trưởng tiểu ban chuyên ngành, chuyên đề do Ban thường trực chỉ định và chọntrong số các ủy viên Hội đồng.

Chương III

Phương thức hoạt động của hội đồng

Điều 12:Hội đồng họp định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần. Khi cần thiết, Hội đồng có thể họpbất thường, Hội đồng sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp củamình..

Điều 13:Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng phải đầy đủ số thành viên tham dự, trườnghợp một số thành viên có lí do vắng mặt thì Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổngsố thành viên chính thức tham dự mới có giá trị.

Cácphiên họp bất thường không nhất thiết phải đủ số lượng thành viên nêu trên.

Khicần thiết, chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của đạibiểu chính quyền cơ quan, đoàn thể trong tỉnh hoặc một số cán bộ khoa học và kỹthật. Các đại biểu này có quyền tham gia thảo luận nhưng không được biểu quyếtvề những vấn đề của Hội đồng.

Điều 14:Ban thường trực Hội đồng có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu về những vấn đề sẽ đưara thảo luận ở Hội đồng gửi đến các ủy viên Hội đồng trước khi họp từ 7 đến 15ngày. Các tài liệu của kỳ họp bất thường phải gửi đến các ủy viên Hội đồng chậmnhất là 2 ngày trước khi họp.

Điều 15:Hội đồng làm việc theo phương thức thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏphiếu kín để lấy ý kiến. Việc biểu quyết công khai này bỏ phiếu kín sẽ do toànthể Hội đồng quyết định. Mọi ý kiến phát biểu và kiến nghị của từng ủy viênphải được ghi chép đầy đủ thành văn bản để chuyển cho UBND tỉnh quyết định.

Saukhi nhận được các kiến nghị của Hội đồng, Chủ tịch UBND tỉnh trả lời cho Hộiđồng biết ý kiến của mình về các kiến nghị này hoặc đề nghị Hội đồng thảo luậnthêm.

Điều 16:Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí sự nghiệp nghiên cứukhoa học và kỹ thuật của tỉnh. (Sở Tài chính-vật giá cân đối, giao trách nhiệmcho Ban khoa học và kỹ thuật tỉnh dự trù cụ thể và liên hệ ngành tài chính giảiquyết).

Trụsở Hội đồng đặt tại trụ sở Ban khoa học và kỹ thuật tỉnh.

Chương IV

Khen thưởng - kỷ luật...

Điều 17:Căn cứ vào nhiệm vụ của Hội đồng, nếu tập thể, cá nhân trong Hội đồng có thànhtích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học, có những phát minh, sángkiến, sáng chế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đạt hiệu quả cao sẽ đượckhen thưởng, được hưởng các quyền lợi về tác giả . . . do Nhà nước quy định.

Điều 18:Tập thể, cá nhân nào lợi dụng danh nghĩa Hội đồng hoặc danh nghĩa thành viênHội đồng để gây thiệt hại đến đời sống kinh tế - xã hội sẽ bị xử lý theo phápluật hiện hành .

Chương V

Tổ chức thực hiện

Điều 19:Qui chế này được thực hiện đối với Hội đồng khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

Các ngành, địa phương trong tỉnh căn cứ các quichế này và tùy theo tình hình hoạt động khoa học và kỹ thuật của đơn vị để xâydựng điều lệ về tổ chức về hoạt động của Hội đồng khoa học và kỹ thuật trìnhthủ trưởng các cấp quyết định./.

 

UBND tỉnh Lâm Đồng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trịnh Khiết