Sign In

 

 

 

 

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh công tác

tu bổ sữa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước.
__________

 

 

Hiện nay tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng và đưa vào khai thác các hồ sử dụng nhiều hồ chứa nước. Tính riêng các hồ trực tiếp cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp đã có 91 hồ trong đó có 22 hồ chứa nước có dung tích trên 1 triệu mét khối nước và chiều cao đập đất trên 10 mét. Diện tích canh tác do các hồ đảm nhận tưới là trên 8000 ha. Các hồ chứa này là tài sản to lớn, quý báu và có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân các vùng trong tỉnh. Do đặt điểm về địa lý, các hồ này điều nằm ở vùng thượng nguồn các sông lớn như Danhim, Dadâng, Daquân vì vậy các hồ này còn gửi vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ sản xuất đời sống của một vùng rộng lớn ở hạ du. Việc đảm bảo an toàn các hồ chứa nước phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý - khai thác công trình thuỷ lợi.

Kết quả kiểm tra, đánh giá các hồ nước trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua cho thấy các hồ chứa còn có nhiều tồn tại chưa được sửa chữa, khắc phục. Phổ biến là tình trạng sạt, sụt, xô tụt, hư hỏng hoặc không có đá lát thượng lưu, thẩm lậu gây sình lầy ở chân đập hạ lưu, cửa van cống lấy nước bị hư hỏng, tràn xả lũ bằng đất tự nhiên bị xói lở, làm giảm khả năng tích nước hàng năm và gây nguy cơ kém an toàn hoặc thiếu nước cuối vụ. Đường quản lý công trình không có hoặc có những chất lượng kém gây khó khăn khi công trình có sự cố hoặc lũ lớn.

Ngày 24/2/1997 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ thị số 07 NN-QLN/ CT về việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh công tác tu bổ sữa chữa, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước. Thực hiện chỉ thị trên và để chủ động bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố Đà Lạt, sở nông nghiệp & PTNT, Công ty KTCTTL và các đơn vị khai thác công trình thủ lợi triển khai thực hiện các việc sau đây:

1/Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng của các hồ chứa nước; chú ý đánh giá kỹ chất lượng các công trình đầu mối( đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), tính toán cập nhật về lũ trong khu vực hồ chứa, kiểm tra xác định phạm vi bảo vệ an toàn hành lang thoát lũ. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá, lập kế hoạch sữa chữa, phấn đấu trong năm nay và vài năm tới hoàn toàn việc tu sửa các hồ bị tu sửa các hồ bị hư hỏng nặng hoặc có tồn tại lớn không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc sửa chữa này dự kiến như sau:

Ngân sách địa phương và thủy lợi phí đầu tư sửa chữa hoặc hổ trợ cho sửa chữa các hồ vừa và nhỏ.

Huy động nhân dân khu vực hưởng lợi đóng góp công lao động để thực hiện một phần ( hoặc toàn bộ ) khối lượng công tác đào đắp đất trong sữa chữa các hồ đập nhỏ.

Các hồ chứa lớn như Đa Nhim, Đạ Tẻh, Suối Vàng, Tuyền Lâm có dung tích trữ trên 10 triệu m3 nước sẽ do ngân sách Trung ương đầu tư sửa chữa khi bị hư hỏng nặng.

2/ Cũng cố và tăng cường công tác quản lý các hồ chứa. Cần tập trung chấn chỉnh và tăng cường các mặt chủ yếu sau:

Cũng cố tổ chức các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa, nhất là tổ vận hành công trình đầu mối. Quy định cụ thể chức trách, nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kỷ thuật và công nhânvận hành, trông coi bảo vệ hồ. Các hồ chứa nhỏ do dân tự quản lý cũng phải có lực lượng chuyên trách trông coi vận hành; Sở Nông nghiệp & PTNT phải thường xuyên kiểm tra về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.

Căn cứ vào các qui phạm kỷ thuật quản lý khai thác công trình, Công ty KTCTTL, các đơn vị quản lý hồ ban hành cụ thể, chi tiết các quy định về quản lý kỹ thuật của từng hồ chứa.

Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính vật gía, UBND các huyện, thị, Thành phố Đà Lạt và các tổ chức khai thác công trình thuỷ lợi cân đối bố trí kinh phí và lao động cho công tác duy tu bảo dưỡng và sữa chữa các hư hỏng ở các công trình đầu mối hồ chứa. Tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi hồ chứa, từng bước tăng cường trang thiết bị quản lý (phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị kiểm tra quan trắc) và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công nhân quản lý tại công trình

3/ Trước khi bước vào mùa mưa lũ và trong suốt mùa mưa lũ, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các địa phương có hồ chứa phân công cụ thể cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc, Công ty KTCTTL, các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện phương án phòng chống lụt bão, tăng cường lực lượng tại chỗ cho các trọng điểm xung yếu. Trong trường hợp có mưa lũ lớn bất thường, vượt thiết kế, phải có biện pháp chủ động, sử lý kịp thời không để xảy ra thiệt hại lớn về người và tài sản ở vùng hạ lưu.

Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng, do vậy các ngành, các cấp phải thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện tốt nội dung của chỉ thị này; Tập hợp kế hoạch sửa chữa các hồ chứa để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10/6/1997./.

UBND tỉnh Lâm Đồng

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đặng Đức Lợi