Sign In

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính Trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, quá trình gia tăng dân số cơ học và đô thị hoá cùng với việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, dịch vụ đã làm gia tăng khối lượng và mức độ độc hại của các loại chất thải trong khi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của nhà nước, doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trong đầu tư hiện nay các nhà đầu tư chỉ chú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế, ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên còn lãng phí và hiện tượng chậm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường còn phổ biến trong tỉnh.

Ngày 15 tháng 11 năm 2004 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41 - NQ/TW về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu chủ động ngăn ngừa, hạn chế các tác động xấu có nguy cơ, dấu hiệu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tôn tạo cảnh quan môi trường.

Nhằm triển khai thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả Nghị quyết 41- NQ/T'W của Bộ Chính trị, tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

1/. Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp cần quán triệt nội dung quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị, tập trung đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường; vận động, thuyết phục mọi tổ chức, mọi gia đình và mọi người tự giác tham gia bảo vệ môi trường; Tăng cường giáo dục về môi trường cho mọi đối tượng xã hội, nhất là học sinh các cấp học phổ thông để nhận thức đúng đắn việc bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, gia đình và cá nhân, là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tiếp tục tổ chức, vận động thực hiện các phong trào Xanh-sạch-đẹp ở các khu vực trung tâm và đô thị như Thành phố Đà Lạt,Thị xã Bảo Lộc, các thị trấn và dọc các trục quốc lộ ngang qua địa bàn. Qua tuyên truyền, giáo dục để từng bước hình thành được ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ dần các tập tục lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh và các hủ tục trong mai táng tại đô thị và nông thôn.

2/. UBND các huyện, Thị xã, Thành phố tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường; Bố trí, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường; củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp phù hợp với phương án kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính Phủ;

Thể chế hoá công tác quản lý, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế địa phương; Có biện pháp tích cực ngăn chặn tình trạng đổ rác và xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lý vào các sông, suối, ao, hồ trong vùng. Hình thành nếp sống hợp vệ sinh với phong trào xây dựng Ỏba công trình vệ sinhÕ tại các làng xã. Phổ biến và tiến hành tổ chức triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các hộ dân cư theo Nghị định 67/2O03/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường bằng các cơ chế, chính sách thích hợp như hỗ trợ về vốn, trợ giá trong vận chuyển và xử lý chất thải.

Thực hiện công tác cải thiện môi trường đô thị; thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng công nghệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị. Bảo đảm các điều kiện giữ vệ sinh nơi công cộng. Tăng dần diện tích cây xanh, thảm cỏ, công viên, nhất là đối với các điểm du lịch, các khu qui hoạch xây dựng mới, đảm bảo tỉ lệ cây xanh, thảm cỏ theo qui định.

3/. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường và việc triển khai thực hiện chỉ thị này.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ, quản lý môi trường tại các huyện, TX, TP; Có biện pháp quản lý và xử lý hành chính kiên quyết đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực dân cư nhưng không tích cực xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm và đề xuất UBND tỉnh các trường hợp cần đình chỉ hoạt động hoặc buộc phải di dời tổ chức triển khai qui hoạch bãi chôn tạp chất thải và công nghệ xử lý chất thải đô thị, đặc biệt chú trọng xử lý chất thải y tế. Tăng cường công tác thanh tra và quản lý hoạt động khoáng sản, chấm dứt các hoạt động khai thác khoáng sản bừa bãi gây lãng phí tài nguyên. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng các nguồn nước mặt, nước ngầm, nước khoáng; ngăn chặn các hiện tượng khai thác sử dụng nước gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; kiểm soát, xử lý các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch đầu tư các phòng kiểm nghiệm, trạm quan trắc để đưa vào hoạt động phục vụ kịp thời cho công tác quản lý, giám sát môi trường qua đó nắm vững, cập nhật, dự báo được các diễn biến về chất lượng của môi trường, phục vụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.

Phối hợp các ngành, các địa phương và các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai xây dựng chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nước. Xây dựng cơ chế giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng và các tỉnh lân cận. Thiết lập mối quan hệ và trao đổi thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực môi trường với các môi trường trong và ngoài tỉnh.

4/. Sở Công nghiệp có trách nhiệm tiếp tục triển khai chương trình giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo nguyên tắc "ngăn chặn tại nguồn". Khuyến khích việc thực hiện các phương án cải tiến công nghệ để hạn chế chất thải của các xí nghiệp, nhà máy. Đôn đốc thực hiện việc xử lý ô nhiễm đối với các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng trong các khu dân cư. Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường ít phế thải, không gây hại hoặc ít gây hại đặc biệt tại các khu công nghiệp và cụm điểm công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn tỉnh; Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.

5/- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; giảm thiểu việc sử dụng các nguồn phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có khả năng gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng, đẩy nhanh tốc độ che phủ rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và áp dụng các hình thức khoán phù hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thảo vệ và phát triển rừng. Khai thác rừng hợp lý nhằm đảm bảo phát triển tốt hệ sinh thái; giải quyết tốt vấn đề định canh định cư và di dân tự do để hạn chế nạn phá rừng và cháy rừng. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển nông thôn miền núi gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vùng nông thôn; phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh và tổ chức triển khai tốt chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.

6/. Sở Giao thông vận tải tăng cường các biện pháp kiểm tra kỹ thuật và xử lý vi phạm, từng bước hạn chế và tiến tới loại bỏ các phương tiện đã lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nhất là trong giao thông đô thị. Thực hiện các giải pháp khống chế để giảm khí độc, khói, bụi thải của các phương tiện giao thông.

7/. Sở Xây dựng phối hợp các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường đô thị, có biện pháp nghiêm ngặt để. bảo vệ cảnh quan kiến trúc, các biệt thự tại Thành phố Đà Lạt. Trong công tác quy hoạch xây dựng phát triển đô thị phải đảm bảo quy hoạch cho việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường; trong quy hoạch xây dựng các cụm, điểm dân cư nông thôn phải hết sức coi trọng yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ đầu.

8/. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tranh thủ tối đa nguồn vốn của Trung ương, nguồn hỗ trợ tài chính kỹ thuật các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các dự án môi trường trong tỉnh. Hàng năm cân đối kế hoạch kinh phí gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tỉnh theo hướng tăng dần mức chi từ ngân sách hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, phấn đấu đến năm 2006 đạt không dưới 1% tổng chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn cho tất cả các dự án trong lĩnh vực môi trường.

9/. Sở Văn hoá Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng triển khai thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục nội dung công tác bảo vệ môi trường. Phát hiện, phổ biến, nhân rộng các mô hình, điển hình tiến tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.

10/. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ bảo vệ môi trường phù hợp theo qui mô, phạm vi, tính chất và điều kiện cụ thể của đơn vị mình.

11/. Đề nghị UBMTTQ tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng trong tỉnh tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên các đoàn thể tích cực thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ghi trong chỉ thị này.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, đòi hỏi có sự nhận thức và tham gia của toàn xã hội; nhằm đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tỉnh được thực hiện theo hướng bền vững, yêu cầu lãnh đạo các các ngành, các cấp quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ thị này. Định kỳ hàng năm, các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo các kết quả triển khai, thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh uỷ./.

 

UBND tỉnh Lâm Đồng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Đức Hòa