Sign In

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v triển khai thực hiện Nghị định 119/CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng trong tình hình mới

 

Căn cứ Nghị định 119/CP ngày 11/5/2004 và Chỉ thị số 20/2000/CT-TTg ngày 06/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định 119/CP của Chính phủ.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực phấn đấu của các Sở, ngành, cơ quan quân sự các cấp về nhiệm vụ quốc phòng trong những năm qua đã hoàn thành khá tốt, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an toàn các mục tiêu kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân chất lượng ngày càng được nâng cao rõ rệt, tạo chuyển biến về nhận thức của nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các cấp về quốc phòng và hiệu lực quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng ngày càng có hiệu quả; gắn kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh được kết hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở địa phương. lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên được củng cố kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, để không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang

Năm 2004 và những năm tiếp theo, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa đựng những tiềm ẩn gây mất ổn định về chính trị, cuộc đấu tránh giai cấp, đấu tranh sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra quyết liệt giữa ta và các thế lực thù địch. Đối với Việt Nam, Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ bằng những âm mưu thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt hơn, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chúng.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các thế lực phản động đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý bảo vệ, đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội; tình hình khiếu kiện, tranh chấp, đất đai ở một số địa phương vẫn còn xảy ra; hoạt động của các tôn giáo ngày càng gia tăng, các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển; một bộ phận quần chúng nhân dân ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người.

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác quốc phòng trong tình hình mới và chủ động ngăn ngừa, xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các cấp; các tổ chức kinh tế - xã hội triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1/ Tiếp tục tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo Chỉ thị của Bộ  Chính trị, Nghị định 119/CP của Chính phủ, coi trọng giáo dục sâu rộng ý thức, kiến thức quốc phòng cho toàn dân, trước hết là cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành, học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, Đại học, Cao đẳng và thanh thiếu niên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức Nhà nước ở địa phương, cơ sở. Sở Giáo dục & Đào tạo và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh liên kết đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề.

2/ Nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với quốc phòng - an ninh; gắn quốc phòng với an ninh; quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế xã hội; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; coi trọng xây dựng hệ thống chính trị ởcơ sở, chú trọng vùng sâu, vùng xa và các địa bàn trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, làm nòng cốt để xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương.

3/ Đối với các Sở, ban, ngành, các cơ quan của tỉnh, trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh bảo đảm cho hoạt động công tác quân sự - quốc phòng địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

Quan tâm cử cán bộ chủ chốt đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng tại Trường Quân sự tỉnh; phối hợp với các cơ quan quân sự địa phương xây dựng kế hoạch phòng thủ, kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xây dựng, huấn luyện hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên, bảo đảm hậu cần tại chỗ; bố trí kinh phí chi cho hoạt động công tác quốc phòng của đơn vị và thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng bộ đội tập trung, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo qui định của pháp luật.

4/ Đối với các huyện, Thị xã, Thành phố phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu Nhà nước giao, tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ngân sách chi cho hoạt động công tác quốc phòng ở địa phương, cơ sở. Xây dựng khu vực phòng thủ huyện, thị, thành phố; kế hoạch chiến đấu trị an xã, phừơng, thị trấn; kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan, xí nghiệp. Tích cực tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 4, 5 và toàn dân.

Hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hàng năm bảo đảm chất lượng chính trị, trong đó có 3% trở lên là đảng viên và củng cố xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ bảo đảm số lượng, chất lượng, độ tin cậy ngày càng cao, thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương và thực hiện tốt công tác chính sách hậu phương quân đội.

5/ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng làm tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị 62/CT-TW ngày 12/02/2001 của Bộ Chính trị, Nghị định 15/2001/NĐ-CP ngày 12/02/2001 của Chính phủ, Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương. Nghị định 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ, Thông tư 1138/TT-NQP ngày 29/4/2001 của Bộ Quốc phòng, Pháp lệnh dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên và Chỉ thị số 26/CT-TU ngày 16/5/2003 của Tỉnh ủy V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TW của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới" và triển khai thực hiện Nghị định 168/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký quản lý phương tiện kỹ thuật nền kinh tế quốc dân trên địa bàn tỉnh. Nghị định số 65/2000/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ công tác phòng không nhân dân và Quyết định số 117/2002/QĐ-TTg ngày 17/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thực hiện chỉ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án động viên lực lượng, nền kinh tế quốc dân và kế hoạch phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, sẵn sàng đối phó với các diễn biến phức tạp xảy ra, chỉ đạo tham gia diễn tập phòng thủ A kết hợp A2 và diễn tập phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương trong mọi tình huống. Phối hợp chặt chẽ với Công an thực hiện tốt Quyết định số107/2003/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh làm tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ ở các Huyện, 1 thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành của tỉnh.

ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh căn cứ nội dung Chỉ thị này và tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.

UBND tỉnh Lâm Đồng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Đức Hòa