Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ,khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đối với nhữngdoanh nghiệp, cơ sở SXKD có khó khăn do nguyên nhân khách quan

 

Căn cứ quy định của Luật thuế, pháp lệnh thuế và chế độthu NSNN hiện hành;

Căn cứ Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg ngày 23/5/2001 của Thủtướng Chính phủ về việc xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giátrị tài sản doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000;

Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 củaThủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoảnphải nộp Ngân sách Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinhdoanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý giãn nợ, khoanhnợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN của các doanh nghiệp và cơ sở sảnxuất, kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan như sau:

 

A. Đối tượng và phạm vi xử lý

1. Đối tượng được xử lý các khoản nợ thuế và khoản phải nộp NSNNbao gồm: các Tổng Công ty, Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp được thành lập và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp (trước đây là Luật Côngty), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp); các cơ sởsản xuất, kinh doanh bao gồm: các tổ chức, cá nhân không thuộc các đối tượngnêu trên (trừ hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được xử lý theo quy định củachính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp) có hoạt động sản xuất kinh doanh đangnợ thuế và các khoản phải nộp NSNN trong các trường hợp nêu tại Thông tư này.

2. Các khoản nợ thuế và khoản phải nộp NSNN được xử lý bao gồm:thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếtài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuvề sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí thuộc Ngân sáchNhà nước; Các khoản tiền phạt tính trên các khoản chậm nộp Ngân sách Nhà nước(nêu trên).

B. Xử lý các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN

I. Giãn nợ (chậm nộp) thuế và các khoản phải nộp NSNN.

1. Đối tượng được xử lý chậm nộp:

a. Doanh nghiệp nợ tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN không cókhả năng nộp NSNN đúng hạn do các nguyên nhân khách quan sau:

Thay đổi chính sách thuế và các khoản phải nộp NSNN, như: Nhà nướcđiều chỉnh tăng mức thuế, thu NSNN mà các khoản tăng thuế và thu này trực tiếplàm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến nợ thuế.Số tiền thuế và khoản phải nộp NSNN được chậm nộp tối đa bằng số phát sinh tăngdo thay đổi chính sách của tháng hoặc kỳ kê khai thuế đầu tiên tính theo chínhsách thuế mới.

Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền nên doanh nghiệp phải ngừng hoặc giảm sản xuất, kinh doanh, tăng chiphí đầu tư ở nơi sản xuất kinh doanh mới nên doanh nghiệp nợ thuế.

Do tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinhdoanh, sản xuất sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, nhưng trong thời gian đầusản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị lỗ chưa xử lý được dẫn đến nợ thuế.

Thiệt hại do thiên tai làm ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp và nợ thuế. Số tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN được chậm nộplà số thuế, các khoản phải nộp NSNN nợ đọng tính đến thời điểm xảy ra thiên taichưa có khả năng nộp.

Các trường hợp nợ đọng do các nguyên nhân nêu trên, thời gian đượcchậm nộp xác định cho từng trường hợp cụ thể là:

6 tháng đối với các doanh nghiệp nợ thuế do thay đổi chính sáchthuế và các khoản phải nộp NSNN; nếu doanh nghiệp bị lỗ do nguyên nhân thay đổichính sách, hết thời hạn 6 tháng chưa có khả năng nộp hết nợ thì được xem xétcho kéo dài thời gian nợ thêm 6 tháng.

12 tháng đối với các doanh nghiệp di chuyển địa điểm kinh doanh,bị thiệt hại do thiên tai, chuyển đổi sản xuất kinh doanh.

b/ Doanh nghiệp nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN từ nguồn vốnđối ứng của NSNN, nhưng NSNN chưa bố trí hoặc chưa cấp dẫn đến nợ đọng thuế,doanh nghiệp được xét chậm nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN cho tới khidoanh nghiệp được Nhà nước giải quyết nguồn vốn. Đối tượng này bao gồm:

Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, kinh doanh hàng hoá, dịch vụbằng nguồn vốn thanh toán từ NSNN nhưng chưa được NSNN cấp nên chưa có nguồn đểnộp thuế và các khoản phải nộp NSNN.

Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hoá để thanh toán trả nợnước ngoài theo chỉ định của Chính phủ, thuộc diện được Nhà nước thanh toán nhưngchưa được NSNN thanh toán nên thiếu nguồn để nộp tiền thuế và các khoản phảinộp NSNN.

c/ Các doanh nghiệp còn nợ tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN từ31/12/1998 trở về trước (trừ các trường hợp được giải quyết khoanh nợ, xoá nợtheo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này) thuộcđối tượng được xử lý chậm nộp theo hướng dẫn tại mục I này phải gửi bản đăng kýthời gian thanh toán các khoản nợ với cơ quan thuế, cơ quan hải quan tỉnh,thành phố, xác định cụ thể số thanh toán nợ từng quý. Thời hạn doanh nghiệpphải thanh toán hết các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN nói trên chậmnhất là ngày 31/12/2002.

2/ Thủ tục hồ sơ.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng được xử lý chậm nộp nêu tại điểm 1trên đây phải lập hồ sơ gửi tới Cục thuế (Cục Hải quan đối với các khoản thuếcủa hàng hóa xuất nhập khẩu) gồm:

Văn bản đề nghị chậm nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN, nêu rõnguyên nhân, khó khăn của doanh nghiệp theo từng trường hợp nêu trên, số thuếvà các khoản phải nộp NSNN, thời gian đề nghị chậm nộp thuế.

Bản sao tờ khai thuế hoặc thông báo nộp thuế của Cơ quan Thuế, Hảiquan liên quan tới số thuế và các khoản phải nộp NSNN đơn vị xin chậm nộp.

Trường hợp do di chuyển địa điểm kinh doanh gửi kèm theo bản sao(có đóng dấu của doanh nghiệp) quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vềviệc di chuyển địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp do thiên tai gửi kèm theo văn bản của doanh nghiệp xácđịnh giá trị tài sản bị thiệt hại và phương án xử lý có xác nhận của cơ quan cóthẩm quyền hoặc cơ quan tài chính địa phương về giá trị tài sản bị thiệt hại(bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp).

3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Cục thuế (Cục Hải quan đối với các khoản nợ đọng thuế xuất nhậpkhẩu) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chậm nộp thuế của doanh nghiệp có trách nhiệm xemxét, kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế, khoản phải nộp NSNN và thời gian chodoanh nghiệp được chậm nộp, ra quyết định giãn nợ cho doanh nghiệp đối với cáctrường hợp cho chậm nộp với số tiền từ 500 triệu đồng trở xuống và với thờigian tối đa là 6 tháng (theo mẫu số 01/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này). Trườnghợp hết thời hạn 6 tháng nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, kinh doanh bị lỗ,chưa có khả năng nộp được hoặc chưa nộp đủ số thuế nợ đọng được chậm nộp thìCục thuế, Cục Hải quan xem xét gia hạn cho doanh nghiệp chậm nộp thuế tiếp 6tháng.

Ngoài các trường hợp nói trên, Cục thuế, Cục Hải quan phải gửi hồsơ kèm theo ý kiến của Cục về Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan để xem xét quyếtđịnh.

Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan xem xét và quyết định các trườnghợp cho chậm nộp với số tiền trên 500 triệu đồng trở lên.

II. Khoanh nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN.

1/ Đối tượng được khoanh nợ thuế và các khoản phải nộpNSNN:

Doanh nghiệp nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN nhưng khôngcó khả năng nộp do sản xuất, kinh doanh thua lỗ đang lâm vào tình trạng phảigiải thể, phá sản thì được xem xét khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộpNSNN. Thời gian khoanh nợ kể từ ngày xác định nợ cho tới khi doanh nghiệp giảithể, phá sản. Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản thì áp dụng các biện pháp vàtrình tự thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

Các trường hợp sản xuất kinh doanh bị thua lỗ đang lâm vào tìnhtrạng phải phá sản là các doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Nghị định số 189/CPngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp; cácdoanh nghiệp Nhà nước giải thể theo hướng dẫn tại điểm 1, mục II, Thông tư số25 TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyêntắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Khi phá sản, giải thểdoanh nghiệp, số thuế và các khoản phải nộp NSNN nợ đọng đã được khoanh nợ sẽ đượcgiải quyết theo quy định tại Mục III Thông tư số 25 TC/TCDN (nêu trên).

2/ Thủ tục hồ sơ.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng khoanh nợ đọng thuế và các khoản phảinộp NSNN phải lập và gửi hồ sơ cho Cục thuế. Hồ sơ gồm có:

Văn bản đề nghị khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN củadoanh nghiệp giải trình rõ nguyên nhân phát sinh lỗ, những khó khăn của doanh nghiệpkhông có khả năng tự bù đắp lỗ dẫn đến tình trạng phá sản, giải thể doanhnghiệp.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèmtheo Thông tư).

Quyết toán thuế xác định rõ số nợ đọng thuế chi tiết theo từngkhoản nợ thuế và thu khác; Đối với nợ đọng thuế xuất, nhập khẩu, phải có xácnhận của cơ quan hải quan trực tiếp quản lý thu thuế về số thuế xuất nhập khẩucòn nợ đọng.

Báo cáo tài chính đến năm đề nghị khoanh nợ thuế của doanh nghiệpcó số báo cáo luỹ kế.

3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Cục thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị khoanh nợ đọng thuế và các khoảnphải nộp NSNN của doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xác định số thuế và cáckhoản phải nộp NSNN cho khoanh nợ, có công văn đề nghị Bộ Tài chính (gửi vềTổng cục thuế) (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) về số thuế vàcác khoản phải nộp NSNN đề nghị cho khoanh nợ.

Tổng cục thuế tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp và đề nghị của Cụcthuế, xác định số thuế và các khoản phải nộp NSNN cho khoanh nợ, ra quyết địnhkhoanh nợ cho doanh nghiệp (theo mẫu số 02/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).Trường hợp khoanh nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thuế thu ởkhâu nhập khẩu, Tổng cục thuế phải gửi 1 bản Quyết định cho cơ quan Hải quan cóliên quan.

III. Giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhànước.

1/ Đối tượng được giải quyết:

Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước nay đãchuyển sang công ty cổ phần) có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt nhưng thiếu vốn đầu tư đã sử dụng tiền thuế và các khoản phải nộp NSNNtính đến ngày 31/12/1999 trở về trước để thực hiện dự án đầu tư, đến nay vẫnkhông có khả năng thanh toán, nếu công trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sửdụng, kết quả SXKD sau khi đầu tư có hiệu quả: tăng lãi hoặc giảm lỗ và số thuếnộp NSNN tăng hơn so với năm trước khi đầu tư, thì doanh nghiệp được xem xétgiải quyết hỗ trợ vốn đầu tư. Đối với những doanh nghiệp đã lập hồ sơ để xemxét giải quyết hỗ trợ vốn theo Thông tư số 65/2001/TT-BTC ngày 10/8/2001 của BộTài chính thì không giải quyết tiếp theo quy định tại mục III phần B Thông tưnày.

Số vốn được giải quyết đối với từng doanh nghiệp tối đa bằng sốthuế và các khoản phải nộp NSNN doanh nghiệp đã dùng vào đầu tư từ năm 1999 trởvề trước thực tế còn nợ tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị giải quyết vốnvà sau khi cân đối, huy động hết các nguồn vốn đầu tư khác của doanh nghiệp.

Đối với các khoản thuế và các khoản phải nộp NSNN từ ngày 1/1/2000trở đi doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư thì doanh nghiệp phải hoàn trả đầyđủ ngay cho NSNN và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

2/ Thủ tục hồ sơ.

Văn bản đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn doanhnghiệp còn nợ ngân sách nhà nước, trong đó giải trình rõ:

Tổng giá trị đầu tư theo dự án được duyệt;

Trị giá đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị... theoquyết toán đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;

Các nguồn vốn huy động vào đầu tư: vốn ngân sách nhà nước cấp; vốncủa doanh nghiệp (quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh khác); vốnvay ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác; vốn chiếm dụng tiền thuế và các khoảnphải nộp ngân sách (chi tiết theo từng khoản phải nộp).

Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyềnphê duyệt;

Quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản được phê duyệt theo đúng quyđịnh hiện hành;

Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm 1999, xác định rõcác khoản phải nộp ngân sách nhà nước còn nợ đọng mà doanh nghiệp đã chiếm dụngđể đầu tư;

Xác nhận của Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về sốthuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tính đến 31/12/1999 và số còn nợtính đến thời điểm đề nghị giải quyết;

Đối với doanh nghiệp Nhà nước phải có văn bản của cơ quan quản lýcấp trên của doanh nghiệp đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho doanhnghiệp từ nguồn thuế và các khoản phải nộp NSNN;

Đối với doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá gửi thêm quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền thực hiện cổ phần hoá cho doanh nghiệp (bản sao cóký, đóng dấu của doanh nghiệp).

3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Đối với doanh nghiệp Trung ương (bao gồm cả doanh nghiệp đã cổphần hóa) gửi hồ sơ, tài liệu về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) xemxét trình Bộ Tài chính quyết định.

Đối với doanh nghiệp địa phương (bao gồm cả doanh nghiệp đã cổphần hóa) gửi hồ sơ, tài liệu cho Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương. Sở Tài chính-Vật giá tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý ghi thu,ghi chi ngân sách nhà nước về số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nướcnợ đọng của doanh nghiệp địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xemxét, có ý kiến bằng văn bản kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính(Cục Tài chính doanh nghiệp) xem xét trình Bộ Tài chính quyết định.

Bộ Tài chính thẩm định, xem xét ra quyết định hỗ trợ vốn đầu tưcho doanh nghiệp (theo mẫu số 03/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này) bằng hìnhthức ghi thu, ghi chi tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nướcmà doanh nghiệp đã sử dụng đưa vào đầu tư, sau khi huy động hết các nguồn vốncủa doanh nghiệp trong các năm trước đến hết năm 1999.

Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp Trungương và các doanh nghiệp có thuế tiêu thụ đặc biệt; các khoản ghi thu, ngânsách Trung ương hưởng 100%.

Sở Tài chính- Vật giá thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanhnghiệp địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính, các khoản ghi thu,ngân sách địa phương được hưởng 100%.

IV. Xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN.

1/ Xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với DNNNthuộc đối tượng giao, bán, chuyển sang Công ty cổ phần, sáp nhập vào DNNN khác.

1.1/ Đối tượng được xóa nợ:

a) Doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng được giao, bán theo Nghịđịnh số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ.

Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ có các khoản phải trả lớn hơn giátrị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp.

Đối tượng cụ thể quy định tại Mục I Thông tư số 47/2000/TT-BTCngày 24/5/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong giao,bán doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp được xóa nợ thuế và các khoản phải nộpNSNN trong trường hợp này là những doanh nghiệp Nhà nước độc lập và các doanhnghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty (trừ các doanh nghiệp lànông trường, lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tronglĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám định).

b) Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần.

Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, còn nợ thuế vàcác khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ vềtài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn còn khó khăn không có khả năng thanhtoán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

Đối tượng cụ thể xác định theo quy định tại điểm 1, phần thứ nhất,Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấnđề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghịđịnh số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệpnhà nước thành công ty cổ phần.

c) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho sáp nhập vào doanhnghiệp Nhà nước khác.

Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, bị lỗ, nợđọng thuế và các khoản phải nộp NSNN không có khả năng hoàn trả, được Nhà nướccho sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác, mà doanh nghiệp nhận sáp nhậpkhông có khả năng thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sáchNhà nước của doanh nghiệp sáp nhập hoặc đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tàichính và tín dụng mà doanh nghiệp nợ thuế vẫn chưa giải quyết được hết nợ thìdoanh nghiệp nhận sáp nhập lập hồ sơ báo cáo Bộ Tài chính để xem xét xoá nợđọng thuế và các khoản phải nộp NSNN. Số nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đượcxoá tối đa bằng số còn nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp sápnhập tính đến thời điểm có quyết định sáp nhập, nhưng không vượt quá số lỗ cònlại của doanh nghiệp sáp nhập tính đến thời điểm sáp nhập.

1. 2/ Thủ tục hồ sơ.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng được xoá nợ phải lập hồ sơ gửi tớiCục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trường hợp doanhnghiệp sáp nhập không còn là pháp nhân để lập hồ sơ thì hồ sơ do đơn vị nhậnsáp nhập lập và đề nghị. Hồ sơ gồm:

Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số đề nghị xoá nợ,lý do đề nghị, kèm theo các hồ sơ sau:

a/ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hoá,giao bán, sáp nhập doanh nghiệp (bản sao có chữ ký và đóng dấu của doanhnghiệp).

b) Quyết toán thuế và xác nhận của cơ quan thuế về số thuế nợ đọngluỹ kế đến thời điểm giao, bán, cổ phần hoá, sáp nhập. Đối với các khoản nợthuế và thu của hàng hoá xuất nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan hải quan.

c) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có số luỹ kế đến thời điểmgiao, bán, cổ phần hóa, sáp nhập doanh nghiệp.

d) Bản tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (theo phụlục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

1.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Cục thuế tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, kiểm tra xác định số nợthuế và các khoản phải nộp NSNN, có công văn đề nghị cụ thể về việc xử lý số nợđọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp (theo Phụ lục số 2 banhành kèm theo Thông tư này) và gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổng cụcThuế). Tổng cục thuế xem xét xác định số thuế xoá nợ, lấy ý kiến Cục Tài chínhdoanh nghiệp, trình Bộ Tài chính ra quyết định xóa nợ (theo mẫu số 04/QĐ banhành kèm theo Thông tư này).

2/ Xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với Doanhnghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ do nguyên nhân khách quan, không cókhả năng nộp.

2.1/ Đối tượng được xóa nợ:

Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ tính đến31/12/2001, còn nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước của năm 1998trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách thuế, do thiên taigây thiệt hại; do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị; do khókhăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phảigiải thể, phá sản và các trường hợp được xoá nợ quy định tại điểm 1 mục IV trênđây, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế theo luật định, hỗtrợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ vàkhông có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nướckhác thì được xét xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN. Trường hợp này,số nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước được xoá tối đa bằng sốthuế và các khoản phải nộp NSNN nợ đọng của năm 1998 trở về trước tính đến thờiđiểm lập hồ sơ xử lý, nhưng không vượt quá số lỗ của doanh nghiệp tính đến cuốinăm 2001.

2.2/ Thủ tục hồ sơ:

Doanh nghiệp đề nghị xoá nợ thuế và các khoản phải nọp NSNN phảilập hồ sơ gửi đến Cục Thuế gồm:

Công văn đề nghị của doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân bị lỗ,số thuế và các khoản phải nộp NSNN của năm 1998 trở về trước còn nợ tính đếnthời điểm đề nghị giải quyết.

Báo cáo tình hình thực hiện thu nộp thuế và nợ đọng thuế theo phụlục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm 1998 và năm 2001.

2.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết:

Cục thuế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số liệu trên hồ sơ và có ý kiếnvề số thuế và các khoản phải nộp NSNN đề nghị xoá nợ của doanh nghiệp (theo phụlục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổngcục thuế). Tổng cục thuế kiểm tra hồ sơ xác định số xoá nợ, lấy ý kiến Cục Tàichính doanh nghiệp, trình Bộ Tài chính quyết định xóa nợ (theo mẫu số 04/QĐ banhành kèm theo Thông tư này).

3/ Xoá nợ thuế và các khoản phạt đối với doanh nghiệphoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

3.1/ Đối tượng được xóa nợ:

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đang còntreo nợ thuế, tiền phạt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không thuộc các đối tượngvà trường hợp được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo các trường hợp khácquy định tại Thông tư này, nếu do nguyên nhân thay đổi chính sách hoặc văn bảnhướng dẫn thực hiện không rõ ràng, không đầy đủ, dẫn tới việc hiểu và áp dụngkê khai, tính thuế khác nhau; nếu có đủ căn cứ xác định lại số phải nộp thấphơn số đã thông báo nộp thuế của cơ quan Hải quan thì được xóa số tiền thuế,tiền phạt tính không đúng.

3.2/ Thủ tục hồ sơ.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc đối tượng được xoá nợcác khoản tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp nêu trên phải có văn bản giảitrình nêu rõ số nợ thuế, tiền phạt, nguyên nhân tính thuế, tính phạt đối với trườnghợp của đơn vị mình kèm theo các văn bản xử lý hoặc xác định của cơ quan cóthẩm quyền liên quan tới việc xác định số tiền thuế bị truy thu, truy phạt.

Quyết định truy thu, phạt tiền thuế hoặc thông báo nộp thuế, nộpphạt của cơ quan hải quan (bản Photocopy có đóng dấu của doanh nghiệp).

Xác nhận của cơ quan Hải quan nơi thu thuế về số thuế và phạt cònnợ.

Hồ sơ trên doanh nghiệp lập và gửi về Cục Hải quan địa phương.

3.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xoá các khoản tiền thuế,khoản bị truy thu, tiền phạt của doanh nghiệp, xem xét kiểm tra hồ sơ; có ýkiến bằng văn bản về trường hợp và số tiền thuế, tiền phạt được xóa và gửi toànbộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan xem xét hồ sơ có ý kiến bằngvăn bản và gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính xem xét quyết định(theo mẫu số 04/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).

4/ Xoá nợ thuế đối với Hộ kinh doanh nợ thuế và cáckhoản phải nộp NSNN không còn khả năng thu nợ.

4.1/ Đối tượng được xoá nợ.

Hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, nhưngcá nhân đứng tên kinh doanh đã chết mà trong hộ không còn người tiếp tục kinhdoanh, không còn đối tượng để thu hồi nợ; hộ kinh doanh nợ thuế và các khoảnphải nộp Ngân sách nhà nước nhưng nay đã chuyển đi nơi khác, không còn xác địnhđược đối tượng để thu hồi nợ.

4.2/ Thủ tục hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết.

Cơ quan thuế quận, huyện căn cứ vào hồ sơ theo dõi số nợ thuế củacác hộ, kiểm tra, xác định các hộ thuộc đối tượng không còn khả năng thu nợ;thông qua Hội đồng tư vấn Thuế phường, xã xác định, báo cáo Uỷ ban nhân dân xã,phường xác nhận từng trường hợp cụ thể, tổng hợp, lập danh sách báo cáo UBNDquận, huyện đồng gửi báo cáo về Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW (theomẫu số 3a kèm theo Thông tư này).

Cục thuế địa phương có trách nhiệm tổng hợp trình UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc TW (theo mẫu số 3b kèm theo Thông tư này) xem xét quyết định.Trên cơ sở quyết định của UBND, Cục thuế thông báo cho Chi cục thuế xóa số nợđọng thuế của các hộ này.

C. Tổ chức thực hiện

1/ Các đối tượng đã được xử lý khoanh nợ theo Chỉ thị số 790/TTgngày 26/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 23/1998/TT-BTC ngày20/2/1998 của Bộ Tài chính, đến nay vẫn còn nợ ngân sách, được xác định cụ thểnguyên nhân, trường hợp nợ đọng để xử lý theo quy định tại Thông tư này. Cácdoanh nghiệp thuộc đối tượng được xử lý nợ đọng trong trường hợp này hồ sơ phảithực hiện theo quy định chung, đồng thời phải gửi kèm theo bản Photocopy quyếtđịnh khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN theo quy định tại Thông tưsố 23/1998/TT-BTC (nêu trên). Hồ sơ phải là bản chính, các báo cáo tài chính,quyết toán thuế nếu không có bản chính thì phải là bản sao có đóng dấu sao ybản chính của doanh nghiệp.

2/ Các quy định về xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và cáckhoản phải nộp Ngân sách nhà nước tại Thông tư này không áp dụng đối với các trườnghợp sau đây:

a) Doanh nghiệp nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nướcdo các nguyên nhân chủ quan hoặc đang có các vi phạm pháp luật và chưa có kếtluận cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

b) Doanh nghiệp thuộc đối tượng đang xem xét xử lý các khoản nợthuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo cơ chế thanh toán công nợtheo quy định tại điểm 3.2, Mục III, phần B Thông tư liên tịch Bộ Tài chính -Ngân hàng Nhà nước số 102/1998/TTLB/BTC-NHNN ngày 18/7/1998 hướng dẫn thực hiệnQuyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lýthanh toán nợ giai đoạn II.

Căn cứ vào Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hỗ trợ vốnđầu tư, xóa nợ các khoản nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanhnghiệp, doanh nghiệp thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết toán tàichính, quyết toán thuế theo chế độ quy định.

3/ Cơ quan thuế, Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra xác địnhđối tượng nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, đề nghị Bộ Tàichính, Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giải quyết theothẩm quyền quy định tại Thông tư này.

Cơ quan thuế, Cơ quan hải quan khi nhận được hồ sơ của doanhnghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ, có công văn đề nghị cơ quan cóthẩm quyền xử lý nợ thuế của doanh nghiệp trong thời gian là 15 ngày làm việckể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp (công văn đề nghị lập theomẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp cần bổ sung hồ sơ hoặcxác định doanh nghiệp không thuộc đối tượng được xử lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơphải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết trong thời gian quy định trênđây.

Cơ quan thuế không tính phạt nộp chậm trên số nợ thuế được giãnhoặc được khoanh kể từ ngày có quyết định giãn nợ, khoanh nợ đọng thuế của cáccấp có thẩm quyền xử lý. Khi hết thời hạn giãn nợ, khoanh nợ đọng thuế thì cácđối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế phải nộp vào NSNN. Trườnghợp đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan thuế thực hiện tính phạtchậm nộp thuế kể từ ngày hết thời gian giãn nợ, khoanh nợ.

Căn cứ vào nội dung hướng dẫn trên đây, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn cơ sởkinh doanh rà soát phân loại nợ đọng thuế để xử lý theo các quy định và hướngdẫn tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thựchiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính đểnghiên cứu giải quyết kịp thời./.

 

Phụ lục 1

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên đơnvị:.......................................

Kết quả sản xuất kinh doanh, nợ đọng thuếvà các khoản phải nộp NSNN

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Năm......

Luỹ kế

Ghi chú

I. Kết quả SXKD

 

 

 

1. Tổng doanh thu

 

 

 

2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Trong đó:

- Chi phí NVL, hàng hoá mua vào

- Chi phí tiền lương

- Khấu hao TSCĐ

- Lãi vay NH

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác

 

 

 

3. Thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng khoản)

 

 

 

4. Lãi, lỗ sản xuất kinh doanh

 

 

 

5. Lãi, lỗ hoạt động tài chính

Trong đó: - Chênh lệch tỷ giá

 

 

 

6. Tổng lãi (lỗ)

 

 

 

II. Số nợ đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Thuế DT (GTGT), trong đó khâu NK

 

 

 

- Thuế TTĐB, trong đó khâu NK

 

 

 

- Thuế lợi tức (TNDN)

 

 

 

- Thuế XNK

 

 

 

- Thu SDV

 

 

 

- Thuế T.nguyên

 

 

 

- Thuế đất

 

 

 

- Tiền thuê đất

 

 

 

- Thuế SDĐ Nhà nước

 

 

 

- Thu KHCB

 

 

 

- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt nộp chậm)

 

 

 

III. Các khoản thuế và thu ngân sách đã được giải quyết khoanh nợ theo Thông tư số 23/1998/TT-BTC (chi tiết từng khoản)

 

 

 

IV. Số đề nghị giải quyết....................nợ

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Thuế DT (GTGT)

 

 

 

- Thuế TTĐB

 

 

 

- Thuế lợi tức (TNDN)

 

 

 

- Thuế XNK

 

 

 

- Thu SDV

 

 

 

- Thuế T.nguyên

 

 

 

- Thuế đất

 

 

 

- Tiền thuê đất

 

 

 

- Thuế SDĐ Nhà nước

 

 

 

- Thu KHCB

 

 

 

- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt chậm nộp)

 

 

 

Cộng

 

 

 

V/ Số lỗ còn lại sau khi được giải quyết.

 

 

 

Ngày ........tháng.......năm

Giám đốc doanh nghiệp

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của năm có số nợ đọngthuế.

- Số thuế nợ đọng là số thuế đã trừ số thuế có quyết định miễngiảm và số thuế đã được giải quyết khoanh nợ theo Thông tư số 23/1998/TT-BTCngày 20/2/1998 của Bộ Tài chính.

- Doanh nghiệp có Quyết định khoanh nợ đọng thuế theo Thông tư số 23/1998/TT-BTCthì Photocopy quyết định kèm theo hồ sơ.

 Phụ lục 2

Tổng cục thuế

Cục thuế.....................

- * -

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VIệt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Số .................

V/v: Đề nghị khoanh nợ, xoá nợ

................, ngày tháng năm 2002

Kính gửi: - Bộ Tài chính (Tổng cục thuế)

Thực hiện Thông tư số ........../2002/TT-BTC ngày......./....../2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ,khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với các doanh nghiệp, cơsở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan, Cục thuế đã tiếpnhận hồ sơ đề nghị của................................................................................................................................

Qua kiểm tra xem xét hồ sơ của.........., Cục thuế xácđịnh...........thuộc đối tượng được xử lý ...............................theoquy định tại điểm ........mục......Thông tư .............................

Cục thuế đề nghị xử lý các khoản nợ đọng thuế và thu ngân sách chođơn vị cụ thể như sau:

(Ghi cụ thể trường hợp đề nghị xoá, khoanh, giãn nợ và từng khoảnthuế, thu, kèm theo bản chi tiết các khoản nợ đơn vị kiến nghị và cục thuế đềnghị).

Nếu được xử lý các khoản nợ thuế và thu NSNN theo đề nghị trênđây, số đơn vị còn phải nộp và lãi, lỗ như sau:

Chỉ tiêu

Tính đến..................

Số còn nợ sau xử lý

Tổng số nợ đọng.

Trong đó: (chi tiết một số khoản lớn)

 

 

Lãi (lỗ)

 

 

Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết./.

Hồ sơ gửi kèm theo: (kê hồ sơ gửi kèm)

Nơi nhận:

Cục trưởng cục thuế

(Ký tên, đóng dấu)

Chi tiết số nợ đọng thuế và các khoản phảinộp NSNN

(Kèm theo phụ lục số 2)

- Cục thuế đề nghị xửlý:...........................................

-        Tên đơn vị xử lýnợ:.................................................

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu

Số đề nghị của DN

Số đề nghị của Cục thuế

1. Kết quả SXKD

 

 

- Lãi

 

 

- Lỗ

 

 

2. Số tồn đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN đến .........................

 

 

Trong đó:

 

 

- Thuế DT (GTGT)

 

 

- Thuế TTĐB

 

 

- Thuế lợi tức (TNDN)

 

 

- Thu SDV

 

 

- Thuế Tài nguyên

 

 

- Thuế đất

 

 

- Tiền thuê đất

 

 

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN)

 

 

- Thu KHCB

 

 

III. Đã được giải quyết theo Thông tư số 23/1998/TT-Bộ Tài chính

 

 

IV. Đề nghị giải quyết....................nợ

 

 

Trong đó:

 

 

- Thuế DT (GTGT)

 

 

- Thuế TTĐB

 

 

- Thuế lợi tức (TNDN)

 

 

- Thu SDV

 

 

- Thuế Tài nguyên

 

 

- Thuế đất

 

 

- Tiền thuê đất

 

 

- Thuế SDĐ Nhà nước

 

 

- Thu KHCB

 

 

Cộng:

 

 

Ngày........tháng.......năm 2002

Cục thuế..........................

(Ký tên, đóng dấu) 

Phụ lục 3a

Cục thuế tỉnh, thành phố:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chi cục thuế:.........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Báo cáo

Danh sách các hộ kinh doanh đề nghị xoá nợthuế
và số thuế đề nghị xoá nợ

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

S TT

Hộ kinh doanh

Số tiền thuế nợ tính đến ...

Lý do xoá nợ
(ghi lý do từng trường hợp cụ thể)

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm 2002

 

Chi cục trưởng Chi cục thuế

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

Chi cục thuế tổng hợp số hộ kinh doanh trên địa bàn đềnghị xoá nợ thuế và số thuế đề nghị xoá nợ (theo mẫu) gửi Cục thuế để xét trìnhUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Cột 3 ghi số tiền thuế đề nghị xóa nợ tính đến thờiđiểm đề nghị xử lý.

Cột 4 ghi từng trường hợp cụ thể (có thể phân loại đốitượng xoá nợ)

Phụ lục 3b

Cục thuế tỉnh, thành phố:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

------------------------------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Báo cáo tổng hợp số thuế xoá nợ

đối với các hộ kinh doanh nợ thuế

Đơn vị tính:........

STT

Phân loại các trường hợp xoá nợ

Số hộ

Số thuế đề nghị xoá nợ

Ghi chú

I

Tổng hợp số đề nghị xử lý.

Trong đó:

 

 

 

 

- Do người nợ thuế đã chết

 

 

 

 

- Do người nợ thuế đã chuyển đi nơi khác

 

 

 

 

- Do nguyên nhân khác

 

 

 

II

Số đề nghị xử lý phân theo Chi cục........

 

 

 

1-

Chi cục...................

 

 

 

2-

Chi cục..................

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm 2002

 

 

 

 

cục trưởng cục thuế

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

               

 

Ghi chú:

Cục thuế tổng hợp báo cáo các trường hợp xoá nợ đối với hộ kinhdoanh theo nguyên nhân và địa bàn, gửi kèm theo đề nghị UBND tỉnh xem xét quyếtđịnh xoá nợ.

Căn cứ vào quyết định xoá nợ của UBND, Cục thuế thông báo cụ thểcác trường hợp được xử lý cho từng Chi cục theo mẫu Chi cục báo cáo lên Cục.

 

Mẫu số 01/QĐ

Bộ tài chính

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

tổng cục thuế

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-*-

---------------------------------------

Số: TCT/QĐ/NV...

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

 

Quyết định của tổng cục trưởng tổng cụcthuế

V/v cho chậm nộp thuế và các khoản phải nộpNgân sách Nhà nước

cho (tên doanh nghiệp) tổng cục trưởngtổng cục thuế

- Căn cứquy định của Pháp luật thuế hiện hành;

- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướngChính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNNđối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyênnhân khách quan;

- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày5/11/2001 (nêu trên);

- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số........... ngày .........; công văn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồsơ kèm theo.

           

Quyết định:

Điều 1: Doanh nghiệp (Công ty)............ đượcchậm nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước dưới đây trong thờigian..........kể từ ngày.....tháng.....năm......, đếnngày......tháng......năm.....          

Trong đó:         + ThuếDT:...........

                        +Thuế TTĐB:..........

                        +Thuế............

Điều 2: Không tính phạt chậm nộp đối với các khoảnthuế và thu trong thời gian được chậm nộp ghi tại Điều 1. Doanh nghiệp (Côngty)..........phải thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN số tiền thuế và thu đượcchậm nộp khi hết thời gian cho chậm nộp.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngàyký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP... chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

tổng cục trưởng tổng cục thuế

Nơi nhận:

 

- Doanh nghiệp...

 

- UBND tỉnh, TP

 

- Sở TC tỉnh, TP

 

- Cục thuế tỉnh, TP

 

- Lưu: HC, NV....

 

(Ghi chú: đối với các trường hợp Tổng cục trưởngTCHQ và Cục trưởng Cục thuế, Hải quan quyết định cho chậm nộp theo thẩm quyền.Tổng cục trưởng TCHQ, Cục trưởng Cục thuế căn cứ vào mẫu quyết định này để banhành quyết định của Tổng cục trưởng TCHQ, Cục trưởng Cục thuế cho phù hợp)

Mẫu số 02/QĐ

BỘ TÀI CHÍNH

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

TỔNG CỤC THUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-*-

---------------------------------------

Số: TCT/QĐ/NV...

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

Quyết định của tổng cục trưởng tổng cụcthuế

V/v khoanh nợ đọng thuế và các khoản phảinộp Ngân sách Nhà nước

năm..................cho (tên doanh nghiệp)tổng cục trưởng tổng cục thuế

 

- Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;

- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướngChính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNNđối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyênnhân khách quan;

- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày5/11/2001 (nêu trên);

- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số........... ngày .........; công văn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồsơ kèm theo.

           

Quyết định:

Điều 1: Doanh nghiệp (công ty).........được khoanhnợ các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước tính đến ngày.....tháng......năm......vớisố tiền là:...................(viết bằng chữ...)

Trong đó:         + ThuếDT:....

                        +Thuế TTĐB:...

                        +.....

Điều 2: Không tính phạt chậm nộp đối với cáckhoản thuế và các khoản phải nộp NSNN trong thời gian được khoanh nợ tại Điều 1đến khi có quyết định giải quyết khác.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngàyký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP... chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

Nơi nhận:

tổng cục trưởng tổng cục thuế

- Doanh nghiệp...

 

- UBND tỉnh, TP

 

- Sở TC tỉnh, TP

 

- Cơ quan HQ (đ/v thuế XNK)

 

- Cục thuế tỉnh, TP

 

- Lưu: HC, NV...

 

Mẫu số 03/QĐ

BỘ TÀI CHÍNH

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

-*-

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ: TC/QĐ/TCDN

-----------------------

 

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

V/v cấp hỗ trợ vốn đầu tư năm200....cho.... (tên doanh nghiệp)

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướngChính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNNđối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyênnhân khách quan;

- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày5/11/2001 (nêu trên);

- Căn cứ đề nghị của ...... tại công văn số ..... ngày ...; côngvăn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp...;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho...(tên doanhnghiệp) số tiền là:....(viết bằng chữ) bằng hình thức ghi thu, ghi chi cáckhoản tiền thuế và thu NSNN còn nợ của các năm .... trở về trước...(tên doanhnghiệp) đã sử dụng vào đầu tư, bao gồm:

- Thuế doanh thu:                                           

- Thuế TTĐB:            

- ...                              

Điều 2: Căn cứ vào số tiền được cấp tại Điều1,....(tên doanh nghiệp) hạch toán tăng nguồn vốn thuộc NSNN cấp kể từ ngày.... (bổ sung phần vốn cổ phần của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã cổphần hóa) và thực hiện quyết toán các khoản thuế và thu phải nộp NSNN với cơquan Thuế theo quy định hiện hành.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từngày ký. Giám đốc ...(tên doanh nghiệp); Tổng cục trưởng Tổng cục thuế; Cục trưởngCục Tài chính doanh nghiệp; Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; Giám đốc Sở Tàichính vật giá tỉnh ....; Cục trưởng Cục thuế tỉnh ...và Thủ trưởng các đơn vịcó liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Kt/ bộ trưởng bộ tài chính

Nơi nhận:

Thứ trưởng

- Doanh nghiệp...

 

- UBND tỉnh, TP

 

- Sở TC tỉnh, TP

 

- Vụ NSNN, Cục TCDN

 

- Cục thuế tỉnh, TP

 

- Lưu: VP (HC, TH)

 

Cục TCDN (.....)

 

Mẫu số 04/QĐ

Bộ Tài chính

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

-*-

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: TC/QĐ/TCT

---------------------------------------

 

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2002

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

V/v Xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngânsách Nhà nước

cho (tên doanh nghiệp)

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

- Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;

- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướngChính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNNđối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyênnhân khách quan;

- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày5/11/2001 (nêu trên);

- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số........... ngày .........; công văn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồsơ kèm theo.

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Doanh nghiệp (Công ty)......... được xóacác khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước tính đếnngày....tháng...năm...... với số tiền là:...................(viết bằng chữ...).

Trong đó:         + ThuếDT:....

                        +Thuế TTĐB:...

                        +.....

Tổng cục thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của số liệu trên hồsơ.

Điều 2: Căn cứ quy định tại Điều 1, doanh nghiệpđiều chỉnh lại số nợ thuế và thu NSNN, thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời các khoảnphải nộp vào NSNN.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngàyký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP..., Tổng cục trưởng Tổng cục thuế vàChánh Văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

Kt/ bộ trưởng bộ tài chính

- Doanh nghiệp...

Thứ trưởng

- UBND tỉnh, TP

 

- Sở TC tỉnh, TP

 

- Cục thuế tỉnh, TP

 

- Lưu: VP (HC, TH)

 

TCT (HC, NV...).

 

 

Bộ Tài chính

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bộ Tài chính