• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 11/03/2002
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 22/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lào Cai, ngày 11 tháng 3 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanhnghiệp Nhà nước Việt Nam

có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam

khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/06/ 2000;

Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quyđịnh chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;

Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với nhữngdoanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanhtheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứthoạt động như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đốitượng và phạm vi áp dụng:

Thôngtư này quy định việc xử lý tài chính và hạch toán đối với:

1.1Phần tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp Nhà nước được chia từ liên doanh khiliên doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp:

Hếtthời hạn ghi trong giấy phép đầu tư;

Theocác điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanhnghiệp liên doanh;

Theoquyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêmtrọng pháp luật hoặc quy định của giấy phép đầu tư;

Dobị tuyên bố phá sản.

1.2Doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng hoặc mua lại phần vốn góp liên doanh.

2.Khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động, các bên góp vốn liên doanh cótrách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý, thực hiện phương ánphân chia, xử lý tài sản, tiền vốn theo đúng điều lệ và hợp đồng liên doanh,đảm bảo công bằng và đúng pháp luật (trừ trường hợp liên doanh bị tuyên bố phásản thì thủ tục giải quyết theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp).

3.Doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam, căn cứ vào kết quả phân chia tài sản và tiềnvốn của Ban thanh lý doanh nghiệp liên doanh (hoặc quyết định của Toà án), cótrách nhiệm tiếp nhận tài sản được chia từ liên doanh, xử lý tài chính và hạchtoán theo quy định tại phần II và III của Thông tư này.

Doanhnghiệp đối tác bên Việt Nam bao gồm:

TổngCông ty, doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Tổng Công ty, doanh nghiệpđộc lập thuộc các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây đưamột bộ phận doanh nghiệp hoặc một phần tài sản, tiền vốn góp liên doanh;

Trườnghợp doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã đưa toàn bộ giá trị doanh nghiệp góp vốnthành lập liên doanh, không còn tồn tại pháp nhân doanh nghiệp Nhà nước:

Nếudoanh nghiệp là thành viên các Tổng Công ty Nhà nước thì Đại diện đối tác bênViệt Nam là các Tổng Công ty Nhà nước.

Nếulà doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thì các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ định doanh nghiệp làmđại diện đối tác bên Việt Nam thực hiện tiếp nhận tài sản, tiền vốn được chiatừ liên doanh.

4. Nguyêntắc chung để xử lý tài chính và hạch toán khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứthoạt động bao gồm:

Trườnghợp giá trị tài sản và tiền vốn nhận về từ việc thanh lý tài sản của doanhnghiệp liên doanh lớn hơn giá trị vốn góp liên doanh, doanh nghiệp đối tác bênViệt Nam được hạch toán tăng nguồn vốn kinh doanh. Trường hợp nhỏ hơn giá trịvốn góp liên doanh thì doanh nghiệp được sử dụng Quỹ dự phòng tài chính để bùđắp, nếu thiếu doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.

Trườnghợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, không có khả năng tài chính để tự bù đắp,doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Trung ương) và Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương)xem xét và xử lý cho giảm vốn kinh doanh.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam nhận lại hoặc được chia từ liêndoanh giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển của thời gian liên doanh chưasử dụng (dưới đây gọi là giá trị còn lại của quyền sử dụng đất):

1.1Nếu trước đây doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam đã góp vốn liên doanh bằng tiềnsử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà số tiền đókhông có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước, khi liên doanh chấm dứt hoạt độngdoanh nghiệp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại được Nhà nướcgiao đất và không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước nhưngphải nộp thuế sử dụng đất (thuế đất) cho Nhà nước theo quy định hiện hành.

1.2Nếu trước đây doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam đã góp vốn liên doanh bằng tiềnsử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà tiền đó cónguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước hoặc là đất doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam đượcNhà nước cho thuê đất, được dùng giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) đểgóp liên doanh với nước ngoài và tiền thuê đất đã được chuyển thành phần vốnNhà nước đầu tư cho doanh nghiệp thì khi liên doanh chấm dứt hoạt động, doanhnghiệp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thuê hoặc giao đất còn lại vàcó trách nhiệm bảo toàn số vốn Nhà nước tương ứng với tiền thuê đất đã được Nhànước giao để góp liên doanh, thực hiện nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sáchNhà nước tính từ thời điểm sử dụng tiền thuê đất góp vốn liên doanh theo cácquy định hiện hành.

1.3Trường hợp liên doanh bị giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp đối tác bên ViệtNam được chia giá trị còn lại của quyền sử dụng đất mà đất đó trước đây khôngphải là đất góp liên doanh của doanh nghiệp thì giá trị còn lại của quyền sửdụng đất coi như tài sản được chia. Doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng đấttrong thời hạn giao đất, thuê đất còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất doanhnghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai.

Giá trị còn lại của quyền sử dụng đất được chia quy định tại điểm 1phần II nói trên nếu có chênh lệch tăng (hoặc giảm) so với vốn góp liên doanhthì doanh nghiệp hạch toán số chênh lệch như quy định tại điểm 4 phần I Thông tưnày.

2. Đốivới tài sản khác được chia là nhà cửa, máy móc, thiết bị, tiền, công nợ phảithu hoặc các khoản lỗ, công nợ phải trả, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phânchia tài sản của Ban thanh lý doanh nghiệp liên doanh (hoặc quyết định của Toàán) để hạch toán như quy định tại điểm 4 phần I của Thông tư này.

3.Các khoản lãi phải trả phát sinh do vay vốn để đem góp liên doanh, nếu doanhnghiệp đối tác bên Việt Nam chưa hạch toán thì được hạch toán vào chi phí hoạtđộng tài chính.

4.Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam mua lại phần vốn của bên đối tác nướcngoài thì doanh nghiệp hạch toán tăng tài sản và nguồn vốn tương ứng theo cácquy định hiện hành về mua tài sản.

5.Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam được phép chuyển nhượng lại vốngóp liên doanh cho bên nước ngoài hoặc đối tác thứ ba (kể cả trường hợp liêndoanh còn hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động):

5.1Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp liên doanh (bao gồm cả quyền sử dụng đất)doanh nghiệp hạch toán như thanh lý một khoản đầu tư tài chính, số tiền thu đượctừ việc chuyển nhượng hạch toán vào thu nhập tài chính; giá trị vốn góp liêndoanh và các chi phí chuyển nhượng phát sinh hạch toán vào chi phí hoạt độngtài chính. Trường hợp có phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp theo quy định hiện hành.

5.2Nếu doanh nghiệp chỉ chuyển nhượng một phần vốn góp liên doanh, giá trị quyềnsử dụng đất không chuyển nhượng mà cho bên đối tác nước ngoài hoặc bên thứ bathuê hoặc thuê lại thì số tiền thu được từ phần vốn chuyển nhượng, doanh nghiệphạch toán như điểm 5.1 nêu trên. Tiền thu về cho thuê đất hàng năm, hạch toánvào thu nhập tài chính của doanh nghiệp.

Trườnghợp phát sinh lỗ thì phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp liên doanh và số tiềnthu được từ chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp hạch toán theo quy định tại điểm 4phần I Thông tư này.

6.Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản khi góp vốn liên doanh đượcđánh giá cao hơn so với giá trị quyền sử dụng đất và tài sản ghi trên sổ kếtoán nay liên doanh chấm dứt hoạt động, sau khi doanh nghiệp đã nhận lại tài sảnđược chia và hạch toán như quy định trên, nếu trường hợp giá trị tài sản nhậnvề cao hơn mặt bằng giá hiện hành, doanh nghiệp xác định chênh lệch giá và báocáo Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương) và Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp Nhà nước địa phương)xem xét điều chỉnh giá trị tài sản và vốn cho phù hợp.

III. QUY ĐỊNH HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU

1. Khiliên doanh chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam căn cứ vào giátrị tài sản được nhận (quyền sử dụng đất, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ,nguyên vật liệu, thành phẩm, nợ phải thu, tiền...) đã được Ban thanh lý doanhnghiệp liên doanh (hoặc của Toà án) quyết định, đồng thời xác định số chênhlệch (tăng hoặc giảm) so với vốn góp liên doanh, ghi:

1.1Trường hợp giá trị tài sản nhận được có chênh lệch thấp hơn so với vốn góp liêndoanh (vốn góp ghi trên sổ kế toán đã được liên doanh chấp nhận), số chênh lệchtrước hết được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu hạch toán vào chiphí tài chính, doanh nghiệp ghi:

NợTK 111,112 - (nhận bằng tiền)

NợTK 138 - (nhận các khoản nợ phải thu)

Nợcác TK 152,155,156 - (nhận nguyên vật liệu, hàng hoá)

NợTK 211- TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại)

NợTK 213- TSCĐ vô hình (nhận giá trị còn lại quyền sử dụng đất, tài sản vôhình khác)

NợTK 415- Quỹ dự phòng tài chính (phần chênh lệch giảm)

NợTK 811- Chi phí hoạt động tài chính (phần chênh lệch giảm còn lại)

CóTK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

1.2Trường hợp giá trị tài sản nhận được có chênh lệch cao hơn so với vốn góp liêndoanh (vốn góp ghi trên sổ kế toán đã được liên doanh chấp nhận), số chênh lệchghi tăng nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp ghi:

Nợcác TK 111,112- (nhận bằng tiền)

NợTK 138 - Phải thu khác (nhận các khoản nợ phải thu)

Nợcác TK 152,155,156- (nhận nguyên vật liệu, hàng hoá)

NợTK 211- TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại)

NợTK 213- TSCĐ vô hình (nhận giá trị còn lại quyền sử dụng đất, tài sản vôhình khác)

CóTK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

CóTK 411- Nguồn vốn kinh doanh (phần chênh lệch tăng)

2./Trường hợp chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

2.1Trường hợp giá chuyển nhượng cao hơn giá trị vốn góp liên doanh, ghi:

Nợcác TK 111, 112- (số tiền thực nhận)

CóTK 222 - Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

CóTK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (phần chênh lệch tăng)

2.2Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị vốn góp liên doanh, doanh nghiệpghi:

Nợcác TK 111, 112- (số tiền thực nhận)

NợTK 811- Chi phí hoạt động tài chính (phần chênh lệch giảm)

CóTK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

2.3Chi phí chuyển nhượng phát sinh (nếu có), doanh nghiệp ghi:

NợTK 811- Chi phí hoạt động tài chính

CóTK 111,112

2.4Kết chuyển chi phí chuyển nhượng phát sinh và thu nhập chuyển nhượng (nếu có)để xác định kết quả thu nhập chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp ghi:

Kếtchuyển chi phí chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

NợTK 911- Xác định kết quả kinh doanh

CóTK 811- Chi phí hoạt động tài chính

Kếtchuyển thu nhập chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

NợTK 711- Thu nhập hoạt động tài chính

CóTK 911- Xác định kết quả kinh doanh

3.Xử lý các vấn đề khác có liên quan đến quá trình nhận lại vốn góp liên doanh

3.1Nếu doanh nghiệp vay vốn để góp vốn liên doanh nhưng chưa trả được gốc vay hoặcvay nhưng chưa trả được lãi vay trên số vốn vay để góp liên doanh thì doanhnghiệp phải xác định số lãi vay phải trả theo cam kết vay tính vào chi phí tàichính của kỳ kinh doanh, doanh nghiệp ghi:

NợTK 811- Chi phí hoạt động tài chính

CóTK 335- Chi phí phải trả

3.2Trường hợp doanh nghiệp khó khăn được Nhà nước cho ghi giảm vốn, khi nhận đượcquyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép giảm vốn kinh doanh, doanh nghiệpghi:

NợTK 411- Nguồn vốn kinh doanh (chi tiết theo nguồn vốn)

CóTK 222- Góp vốn liên doanh

Hoặc:

NợTK 411- Nguồn vốn kinh doanh (chi tiết theo nguồn vốn)

CóTK 211,213 - (chênh lệch giá trị tài sản được đánh giá cao hơn so với giátrị trên số sách kế toán khi đem góp liên doanh)

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

CácHợp đồng hợp tác kinh doanh nếu tạo ra tài sản chung giữa các bên khi chấm dứthoạt động thì cũng được áp dụng theo Thông tư này.

Thôngtư này có hiệu lực từ ngày ký. Trường hợp có vướng mắc, các doanh nghiệp cầnphản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.