Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
QUY ĐỊNH
Về nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
năm 2022 cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND
ngày 19 / 01 /2022 của UBND tỉnh Long An)
_____________________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.
Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Quy định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, các cơ quan khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
Điều 3. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1. Phù hợp theo phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo kinh phí cho các cấp, các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn mới, phù hợp với phân loại đơn vị hành chính.
2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch tài chính 5 năm tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành.
3. Cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công.
4. Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh: Định mức chi hoạt động thường xuyên tính theo biên chế có mặt (đảm bảo không vượt số biên chế được giao) bao gồm quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo tỷ lệ lương 75% và hoạt động 25%, định mức này đã bao gồm chi khác (tiền công, các khoản đóng góp) của lao động hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Riêng đối với Quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của từng cơ quan, đơn vị; hàng năm, cơ quan tài chính sẽ phối hợp với các đơn vị xác định tổng kinh phí, tổng hợp chung vào dự toán của từng đơn vị;
5. Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước:
a) Đã bao gồm kinh phí để thực hiện các chính sách chế độ mới của Trung ương và địa phương đã ban hành đến ngày 30/6/2021, như: tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng, thực hiện Luật bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm; kinh phí trợ cấp xã hội, thăm hỏi, quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 05/5/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 13/4/2020 của HĐND tỉnh về quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 14/01/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác cần được trợ giúp khẩn cấp trên địa bàn tỉnh Long An; Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND, ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 14/3/2017 của UBND tỉnh về việc Quy định chế độ cấp đặc thù cho công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh (nay là Cơ sở Cai nghiện ma túy Long An); và các nhiệm vụ quan trọng theo các chủ trương chính sách của địa phương và bảo đảm bù đắp chi phí thực tế do trượt giá.
b) Chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản.
c) Từ năm ngân sách 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách tỉnh hỗ trợ đối với các địa phương sau khi đã sử dụng các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định mà chưa cân đối đủ nguồn lực để thực hiện. Trường hợp địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc sự cố nghiêm trọng, địa phương phải chủ động sử dụng dự toán ngân sách địa phương, bao gồm cả dự phòng, và các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định để khắc phục; trường hợp vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ cho ngân sách địa phương;
6. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An và các văn khác có liên quan.
7. Đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh Trung ương giao cho địa phương hàng năm như chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học.
8. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
a) Tiêu chí dân số
Kế thừa giai đoạn trước tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo hai vùng (nguồn số liệu dân số được lấy từ kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, và số liệu dân số cuối năm 2020 do Bộ Tài chính dùng để phân bổ dự toán năm 2022 cho ngân sách địa phương); kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng địa phương. Trong đó, nguyên tắc phân vùng dân số cụ thể như sau:
+ Vùng sâu gồm 7 huyện: Tân Hưng; Vĩnh Hưng; Mộc Hóa; Tân Thạnh; Thạnh Hóa; Đức Huệ; Thị xã Kiến Tường; các xã vùng sâu khác được xác định theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBNT ngày 05/01/2005 của Liên bộ Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội – Tài chính – Uỷ ban dân tộc về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
+ Vùng đồng bằng: các huyện còn lại và thành phố Tân An.
Đồng thời điều chỉnh tăng tỉ lệ dân số ở các huyện vùng sâu[1] từ 9% lên 15%, riêng huyện Mộc Hóa và huyện Tân Trụ tăng 25% (giai đoạn trước là 20%).
b) Trường hợp dự toán chi thường xuyên sau khi tính toán theo định mức nếu thấp hơn mặt bằng dự toán năm 2021 sẽ được bố trí tối thiểu bằng mặt bằng dự toán năm 2021.
Điều 4. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị cấp tỉnh
1. Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
a) Đảm bảo chi con người của cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao:
- Tiền lương, các khoản phụ cấp; các khoản đóng góp theo quy định hiện hành và kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của số biên chế thực tế, không vượt quá số biên chế được giao.
- Đối với số biên chế chưa được tuyển dụng so với biên chế được giao sẽ khoán theo hệ số lương 2,34 và các khoản đóng góp, phụ cấp công vụ, đoàn thể theo chế độ cho mỗi biên chế chưa tuyển dụng được.
b) Định mức phân bổ chi hoạt động tính theo biên chế được giao:
- Quản lý nhà nước và Đoàn thể: áp dụng định mức theo phương pháp lũy thoái, số biên chế được giao được chia thành các bậc khác nhau, với quy mô của bậc đầu tiên là 15 biên chế trở xuống, định mức phân bổ ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế, cụ thể như sau:
(1) Từ 15 biên chế trở xuống: 39 triệu đồng/biên chế/năm;
(2) Từ biên chế thứ 16 đến 30: 37 triệu đồng/biên chế/năm;
(3) Từ biên chế thứ 31 trở lên: 35 triệu đồng/biên chế/năm.
Riêng Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh: 47 triệu đồng/biên chế/năm
Định mức phân bổ trên bao gồm
(i) Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị CBCC hàng năm; đoàn ra; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng, điện nước, xăng dầu; vận hành trụ sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan;...
(ii) Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; hoạt động kiểm tra, giám sát; chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn;....
(iii) Chi tiền công lao động và chi phí hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định. Riêng đối với tiền công chi cho các đối tượng hợp đồng lao động tại Văn phòng tỉnh ủy; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh được ngân sách hỗ trợ trên cơ sở số lượng hợp đồng lao động thực tế có mặt nhưng không vượt số lượng được cấp có thẩm quyền giao gồm quỹ tiền công, và các khoản đóng góp thực tế theo hợp đồng lao động.
(iv) Kinh phí bảo trì, sửa chữa thường xuyên đối với trụ sở, xe ô tô phục vụ công tác chung và chức danh, tài sản khác; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định.
c) Ngoài dự toán chi thường xuyên được phân bổ theo biên chế, các cơ quan, đơn vị được phân bổ các kinh phí sau:
- Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung của các ngành như: đối ứng chương trình mục tiêu, dự án của Trung ương; chi tổ chức Đại hội cấp tỉnh theo nhiệm kì, Hội nghị quốc tế; chi hoạt động của các Ban chỉ đạo; chi thuê trụ sở (nếu có); chi sửa chữa lớn đối với ô tô phục vụ công tác chung và chức danh, tài sản khác; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động chung, máy móc trang thiết bị chuyên dùng theo quy định.
- Kinh phí phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính; kinh phí phục vụ công tác thu phí, lệ phí; chi công tác phí, hoạt động các đoàn Thanh tra, may sắm trang phục ngành;
- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt của từng đơn vị và các khoản phát sinh không thường xuyên khác.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của từng ngành, đơn vị do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP hàng năm; chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d) Dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách được xác định theo biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể điều chỉnh tăng, giảm theo khả năng ngân sách nhà nước do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.
2. Phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
a) Chi con người (bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục theo biên chế thực tế thực hiện, không vượt quá biên chế được giao), chiếm tỉ trọng 81%.
- Chi cho hoạt động (chi cho học tập và giảng dạy) chiếm tỉ trọng 19% (chưa kể chi từ nguồn học phí).
b) Chi thực hiện các chương trình, đề án theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, mức cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định hàng năm phù hợp với khả năng ngân sách.
c) Phân bổ các tiêu chí bổ sung
- Kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Kinh phí đặc thù đối với giáo viên, học sinh trường chuyên;
- Hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật;
- Hỗ trợ kinh phí chi tiền lương, tiên công hợp đồng nhân viên cấp dưỡng Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật;
- Hỗ trợ học sinh phổ thông trung học vùng đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
- Hỗ trợ chi vượt giờ;
- Mua sắm, sửa chữa lớn các cơ sở giáo dục;
- Kinh phí sự nghiệp ngành Giáo dục do tỉnh quản lý theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương;
- Kinh phí thực hiện các chế độ do địa phương quy định.
3. Phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
a) Trường Chính trị tỉnh và Trường Thể dục Thể thao
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở số lượng người làm việc thực tế thực hiện (không vượt số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao) và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp.
- Phân bổ chi hoạt động: 35 triệu đồng/người/năm trên số lượng người thực tế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán (không vượt số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao).
- Riêng đối với Trường Thể dục thể thao ngoài định mức chi theo cơ cấu này, được bố trí thêm chế độ dinh dưỡng đặc thù và tiền công cho vận động viên đội tuyển năng khiếu, huấn luyện viên theo chế độ quy định hiện hành.
b) Phân bổ kinh phí để thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, Đề án đào tạo nghề chất lượng cao; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các chương trình, đề án của tỉnh theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương và lộ trình của các đề án, nhiệm vụ đã được duyệt.
c) Đối với đào tạo nghề: thực hiện theo cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và yêu cầu đặt hàng, giao nhiệm vụ của địa phương.
4. Phân bổ chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình
a) Bệnh viện chuyên khoa; Trung tâm kiểm soát bệnh tật; Trung tâm pháp y; Trung tâm Giám định y khoa; Trung tâm y tế (hệ điều trị)
Kinh phí phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp y tế thực hiện theo lộ trình kết cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh và cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên. Đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nguồn thu, nhiệm vụ chi năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch; gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, gửi Sở Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí.
Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên gồm phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế, số lượng người làm việc thực tế (không vượt số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao); kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp; và phân bổ chi hoạt động theo định mức được duyệt.
b) Trung tâm y tế (hệ dự phòng, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình), Trạm y tế xã, phường, thị trấn (viết tắt là y tế xã)
- Phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế, số lượng người làm việc thực tế (không vượt số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao) và phân bổ kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;
- Định mức phân bổ chi hoạt động: tính trên biên chế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán:
(i) Đối với hệ dự phòng tại trung tâm Y tế huyện, thị xã Kiến Tường, Thành phố Tân An: 33 triệu đồng/người/năm.
(ii) Đối với y tế xã: 17 triệu đồng/người/năm.
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp cho cộng tác viên dân số theo quy định;
- Phân bổ kinh phí chi phụ cấp cho nhân viên y tế ấp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;
- Bác sĩ về công tác ở cấp xã: được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định hiện hành.
c) Phân bổ các tiêu chí bổ sung
- Chi thực hiện các chương trình, đề án theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, mức cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định hàng năm phù hợp với khả năng ngân sách.
- Chính sách dân số
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Mua sắm, sửa chữa lớn các cơ sở y tế
- Ban bảo vệ sức khỏe
- Thuốc, tâm thần, chăm sóc sức khỏe tâm thần,
- Các hoạt động phòng chống lao, HIV
- Các hoạt động nghiệp vụ y tế dự phòng
5. Phân bổ chi các sự nghiệp còn lại
Thực hiện theo quy định của nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên. Đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nguồn thu, nhiệm vụ chi năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch; gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, gửi Sở Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên gồm phân bổ quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp trên cơ sở biên chế, số lượng người làm việc thực tế (không vượt số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao); kinh phí nâng bậc lương hàng năm bằng 3% quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp; và phân bổ chi hoạt động theo định mức được duyệt.
d) Định mức phân bổ chi hoạt động của các đơn vị được ngân sách hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên tính trên số lượng người làm việc thực hiện thực tế tại thời điểm xây dựng dự toán (không vượt quá số lượng người được cấp có thẩm quyền phê duyệt): định mức 35 triệu đồng/người/năm.
đ) Hỗ trợ kinh phí tiền công, các khoản đóng góp cho hợp đồng lao động theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, và hoạt động thường xuyên định mức 18,5 triệu đồng/người/năm trên số lượng hợp đồng lao động được giao trong chỉ tiêu số lượng người làm việc đối với một số đơn vị đặc thù như: Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng sen, Đoàn nghệ thuật Cải Lương, Bảo tàng -Thư viện, Trung tâm Huấn luyện Thi đấu thể thao, các đơn vị hoạt động lĩnh vực đảm bảo xã hội của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
e) Ngân sách nhà nước giảm cấp chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công.
Điều 5. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố và các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh
1. Định mức phân bổ sự nghiệp giáo dục
a) Định mức phân bổ theo tỷ trọng chi
- Chi con người (bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục theo biên chế có mặt), chiếm tỷ trọng 81%.
- Chi cho hoạt động (chi cho học tập và giảng dạy) chiếm tỷ trọng 19%.
Định mức nêu trên không bao gồm chi vượt giờ và tỷ lệ này chỉ áp dụng đối với năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025; các năm tiếp theo, mức phân bổ được quyết định phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế.
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung bảo đảm các chế độ, chính sách
- Chính sách phát triển giáo dục mầm non;
- Hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật;
- Hỗ trợ học sinh phổ thông trung học vùng đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
- Hỗ trợ chi vượt giờ;
- Hỗ trợ hoạt động của Phòng Giáo dục;
- Hỗ trợ hoạt động cho trung tâm văn hóa thể dục thể thao cộng đồng;
- Kinh phí thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của Giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở[2]
2. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1-18 tuổi)
Đơn vị: đồng/người dân/năm