Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 -2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999;

Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại công văn số 1009/TCDL-BBTCLngày 30 tháng 10 năm 2001 và công văn số 558/TCDL-BTCL ngày 12 tháng 6 năm2002, về "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010",

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" vớinhững nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Chiến lược:

a) Mục tiêu tổng quát:

Pháttriển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệuquả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huyđộng tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, gópphần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước tatrở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 dulịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khuvực.

b) Mục tiêu cụ thể:

Phấnđấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt11 - 11,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:

Năm2005: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, kháchnội địa từ 15 đến16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;

Năm2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, kháchnội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD.

2.Phát triển một số lĩnh vực:

a) Về thị trường:

Khaithác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, BắcMỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp,Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chútrọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợithế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập vàphù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trongnước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân.

b) Về đầu tư phát triển du lịch:

Đầutư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sáchnhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lựctrong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư pháttriển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.

Kếthợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹthuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặcthù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Cókế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như:Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, ĐàLạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyếndu lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng dulịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợptrong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Đốivới các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; cácđô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cầnphải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa pháttriển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạtđộng du lịch.

Thựchiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môitrường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ pháttriển du lịch.

c) Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoahọc, công nghệ:

Xâydựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trungcấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.

Đổimới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mớichương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngànhdu lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượnggiảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩymạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ dulịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới cóhiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vàohoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

d) Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:

Đẩymạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phốihợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt độngxúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnhdu lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cáccấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước.

đ) Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch

Tăngcường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổchức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiệntốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tácdu lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào -Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sôngMêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tácdu lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệphội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) vàHiệp hội du lịch Đông Nam (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiệnđể hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO).

Khuyếnkhích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàocác khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thuhút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, côngnghệ và bảo vệ môi trường du lịch.

3. Phát triển các vùng du lịch:

a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh.Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội- Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa,sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng.

b) Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bìnhđến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăngtrưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưngcủa vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tíchlịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế giới.

c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến CàMau với hai vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thànhphố Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh -Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thànhphố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng làdu lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dảiven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồngbằng châu thổ sông Cửu Long.

Pháttriển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từđiều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thếvề du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để pháttriển du lịch.

4. Những giải pháp chủ yếu:

Tiếptục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thựchiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựngLuật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thuhút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp vớitiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.

Đầutư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu dulịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi,vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từngvùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng cácnguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tưphát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.

Sắpxếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiệnchủ trương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước.

Cảicách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách dulịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Kếthợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm...và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp vớiđịnh hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranhthủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiếnquảng bá du lịch đạt hiệu quả.

Xâydựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượngđào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châmNhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp vớinguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cườnghợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Cóchính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham giavào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩymạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chútrọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lậphệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệpphát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thamgia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanhdu lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nướcđể tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới,tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch ViệtNam.

Tăngcường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên dulịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫncao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sựtham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môitrường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Lồngghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trìnhgiảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về việcbảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cưthông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủđộng tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viênvà thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịchở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về dulịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và cũng như khiViệt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hướngdẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thựchiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tếnói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thịtrường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

Khuyếnkhích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nướcngoài. Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ du lịch với các nước để vừatranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý..., vừa tiếp tụctạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt nam ở khu vực và trênthế giới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1.Căn cứ các mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chiến lược này, Tổng cục Du lịch phốihợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện "Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010", đề xuất và kiến nghị các cơquan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện những giải pháp cần thiết triển khai thựchiện Chiến lược này.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; đảmbảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của ngành và địa phương.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải