• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 01/08/1993
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 55-TC/TCT/TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 1 tháng 10 năm 1991

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ vào Nghị định số 28/HĐBT ngày 6-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (sau đây gọi tắt là xí nghiệp và Bên nước ngoài hợp doanh) như sau:

 

PHẦN I
CÁC LOẠI THUẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP VÀ
CÁC BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP DOANH

I- THUẾ LỢI TỨC

1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế

a) Tất cả các khoản lợi tức của các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp doanh thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế lợi tức.

b) Các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp doanh là đối tượng nộp thuế lợi tức:

Trường hợp xí nghiệp có các cơ sở kinh doanh phụ thì lợi tức của cơ sở kinh doanh phụ này được tính gộp vào lợi tức của xí nghiệp có trách nhiệm nộp cả phần thuế lợi tức của cơ sở kinh doanh phụ đó.

Trường hợp một Bên nước ngoài hợp doanh tham gia nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh thì thuế lợi tức được tính riêng cho từng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2. Lợi tức chịu thuế

Lợi tức chịu thuế của xí nghiệp là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu với tổng các khoản chi cộng với các khoản lợi tức phụ khác của xí nghiệp bao gồm các cơ sở chính và cơ sở phụ (nếu có).

Lợi tức phụ khác bao gồm: lợi tức cho thuê tài sản, lợi tức thanh lý, chuyển nhượng tài sản, lợi tức thu được từ hoạt động liên doanh với nước ngoài, các khoản lợi tức tài chính khác (chênh lệch lãi tiền gửi và lãi tiền vay ngân hàng...).

Lợi tức chịu thuế của Bên nước ngoài hợp doanh là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu của Bên nước ngoài với tổng các khoản chi của Bên nước ngoài do thực hiện hợp đồng đã ký kết với Bên Việt Nam.

a) Các khoản thu:

Các khoản thu của xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh bao gồm các khoản thu do tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho Bên ngoài và các khoản thu khác từ bất kỳ hoạt động nào của xí nghiệp trong năm tính thuế.

Trường hợp Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh áp dụng hình thức chia sản phẩm thì khoản thu về tiêu thụ sản phẩm được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm chia cho mỗi Bên nhân (x) với giá bán bình quân của sản phẩm đó trên thị trường tại thời điểm chia sản phẩm do cơ quan thuế xác định.

b) Các khoản chi:

Các khoản chi của xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được quy định tại khoản b, Điều 76 của Nghị định số 28/HĐBT ngày 26-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Không được tính vào chi phí xác định lợi tức chịu thuế các khoản chi sau đây:

Các khoản chi phí vật tư, năng lượng sử dụng cho các mục đích không liên quan đến việc hình thành lợi tức chịu thuế như cho vay, nhượng bán, đổi chác.

Các khoản trích khấu hao tài sản cố định vượt quá quy định của Bộ Tài chính, các khoản khấu hao cơ bản của các tài sản cố định đã trích khấu hao hết giá trị.

Các khoản thiệt hại về tài sản, vật tư, tiền vốn như công nợ không đòi được, mất mát do trộm cướp, thiên tai. Không xác định được đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường.

Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất do mọi nguyên nhân.

Các khoản tiền nộp phạt mà xí nghiệp phải chịu như phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt do vi phạm Luật pháp, phạt chậm thanh toán các khoản công nợ.

Các khoản lãi tiền vay phải trả của các chủ đầu tư trả cho phần vốn đi vay để góp vào vốn pháp định hoặc khoản tiền thu trên vốn của các chủ đầu tư Bên Việt Nam phải trả đối với phần vốn nhận của Nhà nước để góp vào vốn của xí nghiệp.

Các khoản lãi tiền vay phải trả của xí nghiệp đối với số vốn vay vượt quá 2,34% so với vốn pháp định, trừ trường hợp trong giấy phép đầu tư của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp có quy định cho phép xí nghiệp có vốn pháp định nhỏ hơn 30% tổng số vốn đầu tư.

3. Chế độ thu thuế lợi tức

Số thuế lợi tức phải nộp bằng lợi tức thuế thực hiện trong năm tính thuế nhân (x) với thuế suất thuế lợi tức quy định cho xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được ghi tại giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

Năm tính thuế là năm tài chính mà xí nghiệp được phép áp dụng trong công tác kế toán.

b) Phương pháp thu thuế lợi tức:

Thuế lợi tức cả năm của xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được tạm thu 3 tháng một kỳ theo kê khai hết năm tính thuế hoặc kết thúc hợp đồng thì thu thuế theo Quyết toán thực tế.

Riêng đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh có thời hạn dưới 1 năm thì thuế lợi tức nộp thành 2 kỳ, kỳ thứ nhất tạm nộp vào giữa thời hạn của hợp đồng, hết hạn hợp đồng sẽ quyết toán theo thực tế.

c) Thời hạn nộp, nơi nộp và thủ tục nộp thuế lợi tức:

Chậm nhất là 5 ngày sau kỳ nộp thuế nêu tại mục b trên đây, xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải lập tờ khai thuế lợi tức (mẫu số 1 kèm theo) nộp cho cơ quan thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở chính của xí nghiệp. Cơ quan thuế kiểm tra tờ khai, tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh. Trường hợp quá thời hạn nộp tờ khai mà xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh không nộp tờ khai, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp và phát hành thông báo thuế.

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải nộp đủ số thuế theo thông báo vào kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

Chậm nhất là 3 tháng sau kể từ ngày xí nghiệp khoá sổ năm tài chính, xí nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải nộp báo cáo kế toán và tờ khai thuế lợi tức cả năm cho cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính của xí nghiệp, cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quyết toán lợi tức theo quy định tại phần III của Thông tư này.

4. Hoàn thuế lợi tức tái đầu tư

a) Các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư trong thời gian 3 năm trở lên được cơ quan thuế hoàn trả lại số thuế lợi tức đã nộp của phần lợi nhuận tái đầu tư.

Trường hợp các Bên nước ngoài trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa góp đủ vốn Pháp định ghi trong giấy phép đầu tư thì sẽ không được xét hoàn thuế lợi tức tái đầu tư.

b) Thuế lợi tức hoàn trả cho phần lợi nhuận tái đầu tư xác định như sau:

 

Th

=

L

100%-S

x

S

 

Trong đó:

Th - là số thuế lợi tức hoàn trả

L - Số lợi nhuận được chia (sau khi đã nộp thuế lợi tức) đem tái đầu tư

S - Thuế suất thuế lợi tức ghi trong giấy phép đầu tư

Xí nghiệp đã nộp thuế lợi tức bằng đồng tiền nước nào thì được hoàn thuế đồng tiền nước đó.

c) Thủ tục hoàn thuế lợi tức:

Khi đề nghị hoàn thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư, các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài phải xuất trình đầy đủ các chứng từ sau đây với cục thuế nơi đặt trụ sở chính của xí nghiệp:

Quyết định cho phép tái đầu tư của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Tờ khai về lợi nhuận tái đầu tư (theo mẫu số 2 kèm theo).

Khi nhận được đầy đủ các chứng từ nêu trên, cơ quan thuế kiểm tra tính số thuế lợi tức hoàn trả và gửi hồ sơ xin hoàn thuế lợi tức về Bộ Tài chính thoái trả cho người tái đầu tư.

 

II- THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI

1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế:

Lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài được chia do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế chuyển nhượng ra nước ngoài.

Tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài đều là đối tượng chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

2. Chế độ thu nộp thuế:

a) Số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp bằng số lợi nhuận xin chuyển ra nước ngoài nhân (x) với thuế suất thuế chuyển nhượng được quy định tại Giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

Đối với trường hợp chia sản phẩm, nếu Bên nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng sản phẩm được chia thì thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được tính trên số sản phẩm chuyển ra nước ngoài nhân với thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và nhân với giá bán hàng xuất khẩu tại Việt Nam theo hợp đồng (FOB) nếu không có hợp đồng thì theo giá FOB tại thị trường Việt Nam trong thời điểm xuất khẩu do cơ quan thuế xác định.

b) Thủ tục thu nộp thuế:

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thu theo từng lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Mỗi lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài phải khai báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế lợi tức đối với xí nghiệp mà tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài đó đầu tư vốn (mẫu số 3 kèm theo).

Nhận được tờ khai thuế, trong vòng một ngày làm việc cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng phải nộp thuế.

Nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế tới kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định để nộp thuế. Kho bạc Nhà nước cấp cho đối tượng nộp thuế chứng từ xác nhận số thuế chuyển lợi nhuận đã nộp để làm thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

 

III- THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1. Đối tượng chịu thuế và chế độ thu thuế:

Tất cả các hàng hoá mà xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Kể cả trường hợp các Bên nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc sản phẩm được chia trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Chế độ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được thực hiện theo đúng các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29-12-1987.

2. Miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 78 của Nghị định số 28/HĐBT ngày 6-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, ngoài các trường hợp được miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch, các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh còn được xét miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

Thiết bị máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư góp vào vốn của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc góp vào vốn để hợp tác kinh doanh.

Thiết bị, máy móc, phụ tùng và các vật tư được nhập khẩu bằng vốn là một phần của tổng vốn đầu tư của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp.

Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hoá trong các trường hợp được miễn thuế nói trên, các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải làm thủ tục xét miễn thuế với Bộ Tài chính theo đúng hướng dẫn tại điểm 4, mục II của văn bản số 600-TC/CTN ngày 21-4-1990 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thủ tục xét miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.

3. Kê khai và truy nộp thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại Điều 78 của Nghị định số 28/HĐBT ngày 6-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Điều 9 của Nghị định số 8/HĐBT ngày 30-01-1988 của Hội đồng Bộ trưởng, hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp nói tại Điểm 2 trên đây nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải truy nộp thuế nhập khẩu đã được miễn.

Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhượng bán, các xí nghiệp hoặc các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có trách nhiệm phải khai báo với cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu (hoặc cơ quan thuế đối với các địa phương không có cơ quan Hải quan) nơi đặt trụ sở chính của xí nghiệp về số lượng hàng nhượng bán (theo mẫu số 4 kèm theo). Quá thời hạn trên mà không khai báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.

Thuế nhập khẩu truy thu được xác định tại thời điểm nhượng bán hàng hoá theo các quy định hiện hành của chính sách thuế nhập khẩu, giá tính thuế áp dụng theo bảng giá tính thuế hàng nhập khẩu phi mậu dịch hiện hành do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm nhượng bán hàng hoá.

Riêng đối với hàng hoá là tài sản cố định đã trích khấu hao hết giá trị trong quá trình sử dụng và được phép bán thanh lý thì giá tính thuế nhập khẩu là giá bán thực tế theo chứng từ hoá đơn hợp lệ.

Trong quá trình quản lý thu thuế, cơ quan thuế phát hiện các xí nghiệp hoặc các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có nhượng bán hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế theo Điều 78 của Nghị định số 28/HĐBT ngày 6-2-1991 nhưng không khai báo thì phối hợp với cơ quan Hải quan để tiến hành truy thu thuế nhập khẩu và phạt vi phạm theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.

 

IV- THUẾ DOANH THU, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh nếu có tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tại thị trường Việt Nam thì tuỳ theo mặt hàng sẽ phải nộp thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật Thuế doanh thu hoặc Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-6-1990.

Các xí nghiệp hoặc các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh nếu có doanh thu bằng tiền Việt Nam từ các hoạt động dịch vụ thì phải nộp thuế doanh thu theo Luật Thuế doanh thu.

Doanh thu bằng ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp thì không phải nộp thuế doanh thu.

2. Căn cứ tính thuế và biểu thuế suất thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định tại Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện hành.

3. Phương pháp thu nộp thuế:

Hàng tháng, trong vòng 5 ngày đầu của tháng sau, xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải kê khai và nộp tờ khai thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế (theo mẫu số 5 kèm theo). Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai của xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và phát hành thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế, xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải nộp đủ số thuế phải nộp vào kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

 

V- THUẾ TÀI NGUYÊN

1. Các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam đều phải nộp thuế tài nguyên theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 30-3-1990 của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 06/HĐBT ngày 07-01-1991 của Hôi đồng Bộ trưởng và Thông tư số 07-TC/TCT ngày 07-02-1991 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

2. Thuế suất tài nguyên: thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên sẽ được Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xem xét căn cứ vào điều kiện khai thác, chất lượng tài nguyên, chi phí khai thác, vận chuyển tài nguyên và có tính đến thông lệ quốc tế để quy định cụ thể cho từng dự án đầu tư theo khung thuế suất tại biểu thuế của Nghị định số 06/HĐBT ngày 07-01-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, nhưng về nguyên tắc mức thuế suất được quy định sẽ không thấp hơn thuế suất tại Biểu thuế của Thông tư số 07-TC/TCT ngày 07-02-1991 của Bộ Tài chính.

 

VI- THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1. Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam phải nộp thuế thu nhập theo Pháp lệnh Thuế thu nhập ngày 27-12-1990 của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 119/HĐBT ngày 17-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 22-TC/TCT ngày 22-4-1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập.

2. Kê khai, nộp thuế thu nhập:

Đối với thu nhập thường xuyên: các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh là người được Uỷ quyền làm nhiệm vụ khấu trừ và nộp thuế thu nhập của người lao động trong xí nghiệp trước khi chi trả các khoản thu nhập thường xuyên cho họ. Số thuế thu nhập đã khấu trừ được nộp vào kho bạc Nhà nước do cơ quan thuế chỉ định.

Đối với những khoản thu nhập không thường xuyên của những người làm việc trong các xí nghiệp và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh, nếu những khoản thu nhập đó do xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh chi trả thì xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài là người được uỷ quyền làm nhiệm vụ khấu trừ và nộp thuế thu nhập trước khi trả cho người được hưởng.

 

VII- TIỀN THUÊ ĐẤT, MẶT NƯỚC, MẶT BIỂN

Các xí nghiệp hoặc các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được Nhà nước Việt Nam cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển để sử dụng đều phải trả tiền thuê theo Quyết định 210a-TC/VP ngày 01-04-1990 của Bộ Tài chính.

Mức tiền thuê cụ thể của từng dự án đầu tư được ghi trong giấy phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp. Trường hợp giấy phép đầu tư chưa quy định thì tạm thời trả theo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu tạm thời quy định và được điều chỉnh khi có quyết định chính thức của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

 

PHẦN II
ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ VÀ HẠCH TOÁN THU THUẾ THEO
MỤC LỤC NGÂN SÁCH HIỆN HÀNH

1. Đồng tiền nộp thuế:

Các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có các khoản thuế phải nộp theo hướng dẫn tại phần I của Thông tư này có thể nộp thuế bằng tiền Việt Nam hoặc bằng một loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ sang tiền Việt Nam (hoặc ngược lại) được thực hiện theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng ngoại thương Trung ương công bố vào thời điểm phát sinh các khoản thuế phải nộp.

2. Hạch toán thu thuế theo mục lục ngân sách hiện hành:

Các khoản thu ngân sách Nhà nước đối với xí nghiệp và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh được hạch toán thu vào chương 16 của mục lục ngân sách hiện hành.

Tuỳ theo từng loại mà hạch toán vào từng mục sau đây:

Thuế lợi tức: Mục 19 - loại, khoản, hạng thích hợp;

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Mục 21 - loại, khoản, hạng thích hợp;

Thuế doanh thu: Mục 18 - loại, khoản, hạng thích hợp;

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Mục 17 - loại, khoản,hạng thích hợp;

Thuế xuất khẩu mậu dịch: Mục 4;

Thuế nhập khẩu mậu dịch: Mục 5;

Thuế tài nguyên: Mục 20 - loại, khoản, hạng thích hợp;

Thuế thu nhập cá nhân: Mục 25;

Tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển: Mục 23 - loại, khoản, hạng thích hợp;

Thu khác về thuế: Mục 30 - loại, khoản, hạng thích hợp.

 

PHẦN III
QUYẾT TOÁN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ

Kết thúc mỗi năm tài chính và khi xí nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan thuế sẽ tiến hành quyết toán việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế (sau đây gọi tắt là quyết toán thuế) của các xí nghiệp hoặc các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh với Nhà nước Việt Nam. Dưới đây là những quy định đối với việc quyết toán thuế.

 

I- QUYẾT TOÁN THUẾ HÀNG NĂM

Cuối năm tài chính các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải nộp báo cáo kế toán cho cơ quan thuế theo đúng các quy định tại Thông tư số 46-TC/CĐKT ngày 21-10-1989 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác kế toán đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để cơ quan thuế tiến hành quyết toán thuế với xí nghiệp theo các nội dung:

1. Xác định số thuế phát sinh trong năm: dựa trên báo cáo kế toán và các tài liệu kế toán liên quan, cơ quan thuế kiểm tra xác định chính xác tổng số tiền thuế phải nộp của từng loại thuế trong cả năm tài chính đồng thời đối chiếu với các tờ khai thuế định kỳ trong năm để xác định tính xác thực của các tờ khai thuế đó.

2. Xác định số thuế đã nộp trong năm: trên cơ sở các tờ khai nộp thuế và các chứng từ xác nhận số thuế đã nộp thuế của xí nghiệp trong năm, cơ quan thuế xác định số tiền thuế xí nghiệp đã nộp của từng loại thuế.

3. Xác định số thuế nộp thừa, thiếu trong năm và xử lý các vi phạm: trên cơ sở kết quả của các nội dung 1 và 2 nêu trên, cơ quan thuế xác định số thuế xí nghiệp đã nộp thừa hoặc còn thiếu của năm tài chính. Đối với số thuế nộp thừa sẽ được thoái trả cho xí nghiệp hoặc được trừ vào số thuế phải nộp của năm sau, đối với số thuế nộp thiếu cơ quan thuế cần xác định do nguyên nhân, pháp lệnh thu số thuế nộp thiếu đó và lệnh phạt vi phạm nếu số thuế là do lỗi chủ quan của xí nghiệp.

Không được phép bù trừ số nộp thừa của loại thuế này với số nộp thiếu của loại thuế kia khi quyết toán thuế hàng năm.

 

II- QUYẾT TOÁN THUẾ KHI XÍ NGHIỆP HẾT THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG HOẶC GIẢI THỂ THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Khi các Bên hợp doanh kết thúc hợp đồng hoặc khi xí nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan thuế cần tiến hành ngay các công việc sau:

Thực hiện công tác quyết toán thuế tương tự như quyết toán thuế hàng năm nêu tại mục I trên đây.

Xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi Bên trong các xí nghiệp liên doanh và các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài trong các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các bên kia hoặc với người thứ ba. Nội dung chủ yếu của công tác này là:

Kiểm tra báo cáo của ban thanh lý về toàn bộ tình hình công nợ trong thanh toán của xí nghiệp hoặc các Bên hợp tác tại thời điểm ngừng hoạt động, các nguồn để thanh toán công nợ và trách nhiệm cụ thể của các chủ đầu tư đối với các khoản công nợ đó; kiểm soát và hướng dẫn việc thanh toán công nợ.

Xác nhận về số vốn đầu tư của các chủ đầu tư đang có trên tài khoản của xí nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, tài sản, vật tư, hàng hoá... xác nhận cho các chủ đầu tư nước ngoài số vốn đầu tư của họ có thể chuyển ra nước ngoài.

Xác định các khoản lãi lỗ và quyền lợi, trách nhiệm của các chủ đầu tư liên quan đến lỗ lãi hoặc số lỗ đó. Xác nhận khoản lợi tức mà các chủ đầu tư nước ngoài được hưởng có thể chuyển ra nước ngoài. Tính toán và ấn định số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trên số lợi tức có thể chuyển ra nước ngoài. Số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài này sẽ được thu ngay vào Ngân sách Nhà nước trừ trường hợp các chủ đầu tư nước ngoài xuất trình các chứng từ chứng minh được lợi tức đó không chuyển ra nước ngoài vì một trong các lý do sau:

Sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam theo quyết định của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu của cá nhân tại Việt Nam ngoài các nguồn thu nhập khác đã khai báo.

Chi dùng tại Việt Nam cho các mục đích khác.

 

III- PHƯƠNG PHÁP QUYẾT TOÁN THUẾ

Khi đến thời điểm quyết toán thuế hàng năm hoặc khi nhận được thông báo chấm dứt hoạt động của xí nghiệp, hoặc nhận được quyết định giải thể xí nghiệp của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra và quyết toán đối với xí nghiệp. Quyết định kiểm tra và quyết toán thuế phải được gửi tới giám đốc xí nghiệp hoặc Ban thanh lý, hoặc đại diện chủ đầu tư nước ngoài trước ngày bắt đầu kiểm tra 3 ngày.

Kết quả kiểm tra và quyết toán thuế phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của xí nghiệp hoặc chủ đầu tư nước ngoài và đại diện của cơ quan thuế tiến hành kiểm tra. Biên bản được gửi cho Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) một bản, gửi cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư một bản.

Xí nghiệp hoặc các bên hợp tác kinh doanh nếu không nhất trí với các ý kiến cơ quan thuế kết luận trong biên bản quyết toán thuế thì có quyền khiếu nại lên Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính. Trong quá trình chờ giải quyết khiếu nại, xí nghiệp hoặc các bên hợp tác kinh doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận của cơ quan thuế.

 

PHẦN IV
TRÁCH NHIỆM CỦA XÍ NGHIỆP VÀ BÊN NƯỚC NGOÀI HỢP
TÁC KINH DOANH

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động hoặc giải thể, hoặc thay đổi mặt hàng hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở, các xí nghiệp hoặc các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu nơi đặt trụ sở của xí nghiệp hoặc của chi nhánh (theo mẫu số 6 kèm theo).

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kê khai thuế.

3. Xuất trình đầy đủ các sổ sách kế toán, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

4. Nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

 

PHẦN V
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện khai báo từng loại thuế theo chế độ.

2. Kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, các tài liệu cần thiết và yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải đáp các vấn đề liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế.

3. Tính thuế và thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế.

4. Lập biên bản và xử lý các vi phạm về thuế trong thẩm quyền được Nhà nước giao cho cơ quan thuế.

 

PHẦN VI
XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Các vi phạm về thuế sẽ bị xử phạt như sau:

Không làm đúng các quy định về khai báo thì bị phạt tiền đến 0,5% (năm phần nghìn) số thuế phải nộp của kỳ phát sinh vi phạm.

Man khai lậu thuế thì bị phạt tiền đến 5 lần số thuế man lậu. Nộp thuế chậm so với thời gian quy định thì mỗi ngày chậm nộp phải nộp phạt 0,5% (năm phần nghìn) số thuế chậm.

2. Thẩm quyền xử lý các vi phạm và khiếu nại:

Các vụ vi phạm về thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xử lý.

Các vụ khiếu nại về thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xem xét và giải quyết. Nếu đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó thì có thể khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc với Bộ Tài chính. Quyết định xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của cơ quan thuế đã đưa ra.

 

PHẦN VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục thuế các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các xí nghiệp và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh để thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định tại Thông tư này.

Tại các Cục thuế phải bố trí một lực lượng cán bộ chuyên trách để quản lý các loại thuế đối với các xí nghiệp và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh. Bộ phận quản lý chuyên trách này có trách nhiệm hàng tháng, quý và khi kết thúc năm phải báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) về tình hình thu thuế và các báo cáo khác, phục vụ yêu cầu quản lý chung, đối với các xí nghiệp và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh hoạt động tại địa bàn phụ trách.

Thông tư này thay thế cho Thông tư số 06-TC/CTN ngày 16-3-1989 của Bộ Tài chính.

 

MẪU SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI NỘP THUẾ LỢI TỨC

Kỳ... năm...

Tên xí nghiệp (hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh)

..... số giấy phép đầu tư...

Địa chỉ trụ sở chính:

Năm tính thuế: bắt đầu.... kết thúc....

Đồng tiền hạch toán:

Thuế suất thuế lợi tức (ghi trong giấy phép đầu tư):

Số hiệu tài khoản của xí nghiệp... tại ngân hàng:...

Số TT

Tên chỉ tiêu

Tiền Việt Nam

Tiền nước ngoài

Quy đổi đồng tiền hạch toán

Kiểm tra tính thuế của cơ quan thuế

 

 

 

USD

FF

 

 

 

 

1

Tổng các khoản thu trong kỳ:

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cung ứng dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng chi phí để tính thuế trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí vật tư nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền lương và phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí quản lý xí nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- ....

 

 

 

 

 

 

 

3

- Các chi phí khác lợi tức của các cơ sở phụ

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổng lợi tức chịu thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin cam đoan những số liệu khai trên đây là đúng thực tế, nếu cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện là không đúng thực tế cơ sở sẽ chịu xử phạt theo quy định tại phần VI, khoản 1 Thông tư TC/TCT ngày... của Bộ Tài chính.

 

Kế toán trưởng

(ký tên)

Ngày.... tháng.... năm...

Giám đốc xí nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

 

Thông báo của cơ quan thuế:

Số thuế lợi tức phải nộp trong kỳ

Nộp vào Kho bạc Nhà nước

Ngày... tháng... năm...

Cán bộ thuế kiểm tra:

Ký tên

 

MẪU SỐ 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI LỢI TỨC TÁI ĐẦU TƯ

Tên tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài:

Địa chỉ tại Việt Nam

Hoạt động theo giấy phép đầu tư số ... ngày ... của UBNN HT và ĐT.

Tài khoản tiền gửi số... tại ngân hàng ...

1. Số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư theo giấy phép đầu tư số ... (nêu rõ của những năm nào):

2. Số lợi nhuận đã chuyển ra nước ngoài:

3. Số lợi nhuận đã sử dụng để góp vào vốn pháp định đã đăng ký tại giấy phép đầu tư: ...

4. Số lợi nhuận tái đầu tư tăng vốn pháp định hoặc tăng vốn đầu tư:

...

5. Thời gian tái đầu tư: năm ... từ ... đến ...

6. Số thuế lợi tức đề nghị hoàn trả: ...

Xin cam đoan những lời khai trên đây là hoàn toàn đúng, nếu sai chúng tôi sẽ chịu xử phạt theo quy định phần VI của Thông tư số ... TC/TCT ngày . .. của Bộ Tài chính.

Ngày ... tháng ... năm...

Ký tên

Xác nhận của cơ quan thuế

Đề nghị Bộ Tài chính thoái trả cho đối tượng số thuế lợi tức tái đầu tư với số tiền ... vào tài khoản số ... đứng tên... tại ngân hàng l...

Ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng cơ quan thuế

(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI NỘP THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI

Tên tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân người nước ngoài: ... quốc tịch: ...

Tham gia đầu tư vốn tại xí nghiệp ... số giấy phép đầu tư ...

Địa chỉ trụ sở chính của xí nghiệp ...

Số lợi nhuận xin chuyển ra nước ngoài ... rút ra từ tài khoản số ... mở tại ngân hàng ...

Số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài này thu được hợp pháp trong quá trình đầu tư vốn tại xí nghiệp ... của năm ...

Xin cam đoan những lời khai trên đây là trung thực, nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện là không đúng thì sẽ xử phạt theo quy định phần VI tại . .. của Thông tư số ... TC/TCT ngày ... của Bộ Tài chính.

Ngày ... .tháng ... năm

Người khai

Thông báo thuế của cơ quan thuế

Số lợi nhuận được phép chuyển ra nước ngoài...

Số thuế chuyển lợi nhuận phải nộp ...

Thuế nộp vào kho bạc Nhà nước ...

Ngày ... tháng ... năm ...

(ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI TRUY NỘP THUẾ NHẬP KHẨU

Tên xí nghiệp (hoặc Bên nước ngoài HTKT):.... tờ giấy phép đầu tư

Địa chỉ trụ sở chính:..........

Số TT

Tên hàng hoá nhập khẩu

Số ngày giấy phép nhập

Số ngày tờ khai H.Q

Nhập hàng tại cửa khẩu

Số lượng hàng nhập khẩu

Giá trị

Lý do nhập

Số lượng hàng nhượng bán tại V.N

Giá trị bán

Lý do nhượng bán

Phần tính thuế NK

 

 

 

 

 

 

Đơn giá

Thành tiền

 

 

Đơn giá

Thành tiền

 

Đơn giá bằng Đ> VN

Trị giá tính thuế

Số thuế NK truy thu

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin cam đơn những nội dung khai trên đây là đúng thực tế, nếu không đúng cơ sở xin chịu xử phạt theo Điều 13 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

... ngày.... tháng... năm....

Giám đốc xí nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

Kết luận của cơ quan Hải quan:

Số thuế NK - phải truy nộp:.......

Xử lý vi phạm chính sách xuất nhập khẩu:..........

 

MẪU SỐ 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI NỘP THUẾ DOANH THU, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Tháng ... năm ...

Tên xí nghiệp 1 (hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh)... số giấy phép đầu tư:

Địa chỉ trụ sở:

Số hiệu tài khoản tiền gửi... mở tại ngân hàng ...

Số TT

Tên chỉ tiêu

Tổng doanh thu

Tổng doanh thu quy đổi ra tiền Việt Nam

 

 

Bằng tiền Việt Nam

Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

USD

FF

....

 

1

Doanh thu hoạt động dịch vụ:

 

 

 

 

 

2

- Dịch vụ ...

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ ...

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá:

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm A.

 

 

 

 

 

 

Số lượng ...

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm B.

 

 

 

 

 

 

Số lượng ...

 

 

 

 

 

 

- ....

 

 

 

 

 

 

- ....

 

 

 

 

 

Xin cam đoan những số liệu kê khai trên đây là đúng thực tế, nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện là không đúng thì cơ sở xin chịu phạt theo quy định tại phần VI của Thông tư số ... TC/TCT ngày ... của Bộ Tài chính.

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Kế toán trưởng (ký tên)

Giám đốc xí nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

 

 

THÔNG BÁO CỦA CƠ QUAN THUẾ

 

Doanh thu tính thuế

Thuế suất

Số thuế phải nộp

1. Doanh thu hoạt động dịch vụ

 

 

- ....

 

 

- ....

 

 

2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

 

 

 

... Tổng số thuế phải nộp ...

Thuế nộp vào kho bạc Nhà nước ...

ngày ... tháng ... năm ...

Cơ quan thuế

(1) Tên xí nghiệp hoặc chi nhánh có doanh thu phải nộp thuế doanh thu hoặc tiêu thụ đặc biệt.

 

MẪU SỐ 6

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1. Tên xí nghiệp hoặc Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh ... Giấy phép đầu tư số ...

2. Địa chỉ: trụ sở chính ...

3. Các cơ sở kinh doanh hoặc chi nhánh (tên, địa chỉ)...

4. Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (hoặc ngày giải thể) ...

5. Các hoạt động sản xuất kinh doanh:

6. Tỷ trọng sản phẩm chỉ tạo để xuất khẩu hoặc tỷ trọng doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ dự kiến:

7. Số lao động:

Trong đó: Lao động gián tiếp (lãnh đạo, nhân viên quản lý): ... Lao động trực tiếp:...

8. Hình thức kế toán áp dụng: ...

9. Năm tài chính áp dụng: ...

10. Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ... Số hiệu TK...

Ngân hàng ... Số hiệu TK ...

11. Thành phần Ban giám đốc (họ tên, chữ ký):...

Tổng giám đốc:

Phó tổng giám đốc thứ nhất:

Phó tổng giám đốc thứ hai:

Giám đốc tài chính:

Kế toán trưởng

Ngày ... tháng ... năm ...

Đại diện Ban giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của cơ quan thuế

Ngày ... / ... / ... xí nghiệp (hoặc Bên nước ngoài) ... đã là thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan thuế ...

Ngày ... / .../ ...

Đại diện cơ quan thuế

(Ký tên, đóng dấu)

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Phan Văn Dĩnh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.