• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/01/2025
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 12/2024/TT-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 10 tháng 10 năm 2024

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đi học, thạc sĩ, tiến sĩ

 

 
  1/01/clip_image001.gif" width="141" />

 

 

 

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

1. Bổ sung điểm d vào khoản 2 và các khoản 8, 9 vào Điều 3 như sau:

a) Bổ sung điểm d vào khoản 2 như sau:

“d) Giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và giảng viên chủ trì giảng dạy chương trình đào tạo phải là giảng viên cơ hữu không quá tuổi nghỉ hưu tối đa theo quy định của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; hằng năm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn một số học phần bắt buộc hoặc hướng dẫn chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong chương trình đào tạo.”

b) Bổ sung các khoản 8 và 9 như sau:

“8. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đối với một ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

a) Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn người tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn;

c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

9. Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

a) Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo;

c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.”

2. Bổ sung các khoản 7 và 8 vào Điều 4 như sau:

“7. Đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam và các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, cơ sở đào tạo xây dựng Đề án mở ngành đào tạo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

8. Giảng viên có chuyên môn phù hợp quy định tại khoản 2 Điều này là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chuẩn chương trình đào tạo và một trong các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngành phù hợp theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này;

b) Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định phù hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần của chương trình đào tạo, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn các học phần đó.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 của Điều 5 như sau:

“4. Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học;

b) Trong 05 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1 Điều này đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo; đồng thời đã công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 của Điều 6 như sau:

“4. Có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc sĩ;

b) Trong 05 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1 Điều này đã tham gia hướng dẫn 05 luận án tiến sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng thời đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

5. Đạt các tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm:

a) Tiêu chí 2.3 về tỉ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ;

b) Tiêu chí 6.1 về tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);

c) Tiêu chí 6.2 về số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian.”

5. Bổ sung điểm c vào khoản 4 Điều 8 như sau:

“c) Trường hợp chưa có đủ căn cứ để xác định rõ ngành phù hợp của giảng viên, cơ sở đào tạo gửi báo cáo các thông tin liên quan theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều này và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định và xác nhận. Hội đồng tư vấn chuyên môn có từ 3 đến 5 thành viên là giảng viên, chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp, đại diện các cơ sở đào tạo có uy tín về ngành, nhóm ngành liên quan.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo

1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh đối với một ngành đào tạo trong các trường hợp sau:

a) Đã mở ngành đúng quy định nhưng không duy trì được đầy đủ điều kiện mở ngành trong quá trình hoạt động theo quy định tại Thông tư này;

b) Vi phạm quy định khác của pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động tuyển sinh.

2. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo trong các trường hợp sau:

a) Tự chủ mở ngành đào tạo hoặc gian lận để được mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động tuyển sinh nhưng không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động tuyển sinh;

c) Vi phạm quy định khác của pháp luật về giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoạt động đào tạo.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo khi có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các trường hợp vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời gian đình chỉ từ 06 tháng đến 12 tháng căn cứ mức độ và tính chất vi phạm. Quyết định đình chỉ phải nêu rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh hoặc hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều này phải thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở đào tạo.

5. Trong thời hạn đình chỉ hoạt động tuyển sinh, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định tại Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép tuyển sinh trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh.

6. Trong thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo, nếu cơ sở đào tạo đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định tại Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định cho phép hoạt động đào tạo trở lại đối với ngành đào tạo trong thời gian 45 ngày tính từ ngày kết thúc đình chỉ hoạt động đào tạo. Nếu hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà cơ sở đào tạo không cung cấp được đầy đủ minh chứng về việc đã khắc phục các nguyên nhân dẫn tới đình chỉ hoạt động đào tạo và đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu lực.

7. Đối với ngành đào tạo đã được mở nhưng trong thời gian 05 năm liên tiếp cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định mở ngành đào tạo hết hiệu lực.

8. Trường hợp quyết định mở một ngành đào tạo hết hiệu lực, nếu cơ sở đào tạo muốn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo ngành này phải thực hiện lại trình tự, thủ tục mở ngành theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ và một số quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

1. Bổ sung các từ và cụm từ như sau: “và” vào trước “học liệu” tại điểm b khoản 2 Điều 7; “đại học” vào sau “bảo đảm chất lượng giáo dục” tại khoản 3 Điều 13.

2. Thay thế cụm từ “chứng chỉ hành nghề” bằng cụm từ “giấy phép hành nghề” tại điểm c khoản 2 Điều 3; thay thế cụm từ “nhà trường” bằng cụm từ “cơ sở đào tạo” tại điểm c khoản 3 Điều 3; thay thế cụm từ “Nếu hồ sơ mở ngành” bằng cụm từ “Trường hợp hồ sơ mở ngành” tại điểm c khoản 3 Điều 11; thay thế tên gọi Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 thành Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III.

3. Thay thế Bảng 2 tại Phụ lục 2.

4. Bãi bỏ các khoản 5, 6 và 10 của Điều 2; bãi bỏ khoản 5 của Điều 5.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.

2. Đối với các ngành đào tạo được mở và đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo tiếp tục duy trì, cải tiến các điều kiện mở ngành theo các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc theo các quy định của Thông tư này, đồng thời bảo đảm tất cả các ngành tuyển sinh từ ngày 01 tháng 06 năm 2026 đáp ứng đầy đủ điều kiện mở ngành theo quy định của Thông tư này.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; viện trưởng các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ; hiệu trưởng hoặc giám đốc các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hoàng Minh Sơn

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.