• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/06/2001
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 46/2001/TTLT/BTC-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2001

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt độngđào tạo theo

phương thức không chính quy trong các trường và cơ sởđào tạo công lập

 

Căn cứ Điều 40,Điều 41 Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá X thông qua ngày 2/12/1998 quy định về " Phương thức giáo dục khôngchính quy" ; Căn cứ Điều 42 Nghị định số 43/CP/2000 ngày 30/8/2000 củaChính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtGiáo dục".

Để thống nhất và tăngcường công tác quản lý thu, chi học phí đối với các hoạt động đào tạo theo phươngthức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, liên tịch BộTài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác quản lý thu, chi học phíđối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường vàcơ sở đào tạo công lập như sau:

I - Đối tượng:

Hoạt động đào tạokhông chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập là những hoạt độngđào tạo ngoài hệ chính quy. Các hoạt động đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2,tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn theo cácchuyên đề, liên kết đào tạo theo phương thức không chính quy thuộc đối tượngthực hiện Thông tư này.

II - Nguyên tắcchung:         

Các trường và cơ sởđào tạo có hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy được thu học phícủa người học để đảm bảo chi phí đào tạo.

Tiền thu học phí đơnvị gửi vào tài khoản Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

III - Những quyđịnh cụ thể:

1- Nội dung và mứcthu học phí:

Căn cứ Quyết định số70 /1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ " Về thu và sử dụnghọc phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốcdân", căn cứ vào đặc điểm hoạt động đào tạo theo phương thức không chínhquy, học phí được tính theo tháng đào tạo và mức thu như sau:

Đào tạo Đại học, Caođẳng, Trung học chuyên nghiệp, tại chức tại các trường và liên kết với các địaphương, cơ quan ngoài nhà trường thu từ 100.000 đến 350.000 đồng/tháng/một ngườihọc.

Đào tạo Đại học bằngthứ hai tại các trường và liên kết với các địa phương, đơn vị ngoài nhà trườngthu từ 150.000 đến 380.000 đồng/tháng/một người học.

Học phí các loại hìnhđào tạo không chính quy khác, tuỳ theo yêu cầu, nội dung và tính đặc thù, nhàtrường tự quyết định mức thu học phí với điều kiện không vượt quá mức thu caonhất của các hình thức đào tạo đã nêu trên.

Căn cứ vào khung thuhọc phí đào tạo theo phương thức không chính quy hướng dẫn trên, Hiệu trưởngcác trường và thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định mức thu cụ thể phù hợp vớinội dung, chương trình và thời gian đào tạo của từng loại hình, cấp bậc, ngànhnghề đào tạo và chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đàotạo.

2- Nội dung chi:

Học phí của trường vàcơ sở đào tạo được chi cho các nội dung sau:

a/ Chi tăng cường cơsở vật chất, phục vụ giảng dạy học tập như: sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chấthiện có, xây dựng các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, kýtúc xá học sinh, sinh viên, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập,thuê mướn cơ sở vật chất.

b/ Chi cho các hoạtđộng chuyên môn: giảng dạy, học tập, phục vụ dạy học, hội nghị, hội thảo, tổchức thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp.

c/ Chi thù lao giáoviên giảng dạy, thỉnh giảng và chi tiền lương cho lao động hợp đồng .

d/ Chi đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường.

e/ Chi cho công tácquản lý, thanh toán các dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, vệ sinh môi trường).

f/ Chi hỗ trợ nghiêncứu khoa học.

g/ Chi cho các cơ quan,tổ chức, cá nhân bên ngoài phối hợp tổ chức các hoạt động giảng dạy.

h/ Chi nộp thuế (nếucó phát sinh theo quy định của pháp luật).

i/ Chi khác:Văn hoáthể thao, thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích tốt..

Hiệu trưởng, thủ trưởngcơ sở đào tạo căn cứ vào số tiền thu được để quyết định mức chi hợp lý đạt chấtlượng và hiệu quả đào tạo.

3 - Xử lý chênhlệch thu, chi:

Tiền thu học phí saukhi bù đắp đủ chi phí nêu trên, trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi được bổsung hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và mua sắm trang thiếtbị phục vụ giảng dạy học tập của đơn vị, trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúclợi tối đa không quá 3 tháng lương bình quân thực tế thực hiện, mức trích vàomỗi quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi thống nhất với tổ chức côngđoàn đơn vị .

4 - Công tác quảnlý tài chính:

a/ Các trường và cơ sởđào tạo tổ chức hạch toán kế toán, mở sổ sách theo dõi riêng các khoản thu, chihọc phí và quản lý theo mục 6 của Thông tư số 54/1998/TTLT/ GDĐT-TC ngày 31/8/1998"Hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục vàđạo tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân" và Quyết định số999/TC-QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán đơn vịhành chính sự nghiệp, thực hiện công khai tài chính theo Thông tư số 83/TT-BTCngày1/7/1999 của Bộ Tài chính.

Các Khoa, phòng, Trungtâm trong trường không phải đơn vị dự toán thì toàn bộ số thu, chi học phí quảnlý qua phòng tài vụ kế toán của trường.

Việc thu học phí phảisử dụng biên lai thu học phí do cơ quan tài chính phát hành theo đúng quy định.

b/ Những người có thunhập cao phải nộp thuế thu nhập theo quy định hiện hành.

IV- Hiệu lực thihành:

Thông tư này có hiệulực thi hành từ năm học 2001 - 2002.

Trong quá trình thực hiệnnếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Liên Bộ để xem xét sửa đổi, bổ sung chophù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Thị Kim Ngân

Lê Vũ Hùng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.