• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 17/02/2014
BỘ XÂY DỰNG-BỘ CÔNG THƯƠNG-BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 27 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường

 ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

_______________________

 

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư liên tịch quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật phải tuân thủ các quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Quy định chung về dấu hiệu nhận biết

1. Các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải có dấu hiệu nhận biết.

2. Dấu hiệu nhận biết phải thể hiện thống nhất về ký hiệu, màu sắc cho từng loại đường dây, cáp, đường ống.

3. Dấu hiệu nhận biết (thẻ nhận biết; băng, lưới, tấm cảnh báo; trụ, cọc, mốc định vị) phải được chế tạo và thể hiện đơn giản, dễ nhận biết, bền vững theo thời gian, chịu được điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, dễ dàng bố trí, lắp đặt, thay thế, bảo trì, sửa chữa và bảo đảm an toàn trong sử dụng.

4. Việc đánh dấu dấu hiệu nhận biết phải tuân thủ các quy định tại Thông tư liên tịch này và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của từng chuyên ngành được áp dụng, không được gây hư hỏng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Điều 3. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp lắp đặt trên cột treo cáp (dây dẫn)

1. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp lắp đặt trên cột treo cáp (dây dẫn) được thể hiện bằng ký hiệu, màu sắc trên thẻ nhận biết có kích thước (dài x rộng) không nhỏ hơn 60x40 mm và không lớn hơn 130x80 mm.

2. Thông tin thể hiện trên thẻ nhận biết bao gồm:

a) Thông tin về tính chuyên ngành của đường dây, cáp;

b) Thông tin về chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp.

3. Vị trí lắp đặt thẻ nhận biết.

a) Thẻ nhận biết được gắn trên đường dây, cáp tại cột treo cáp (dây dẫn);

b) Vị trí và khoảng cách lắp đặt thẻ nhận biết tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của từng chuyên ngành.

Điều 4. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống lắp đặt trong cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật

1. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống lắp đặt trong cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật thể hiện bằng ký hiệu, màu sắc trên thẻ nhận biết có kích thước (dài x rộng) không nhỏ hơn 60x40 mm và không lớn hơn 130x80 mm.

2. Thông tin thể hiện trên thẻ nhận biết bao gồm:

a) Thông tin về tính chuyên ngành của đường dây, cáp và đường ống;

b) Thông tin về chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp và đường ống.

3. Vị trí lắp đặt thẻ nhận biết.

a) Thẻ nhận biết được gắn trên đường dây, cáp hoặc đường ống tại bể cáp, hố ga kỹ thuật;

b) Vị trí và khoảng cách lắp đặt thẻ nhận biết tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của từng chuyên ngành.

Điều 5. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm

1. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm thể hiện bằng ký hiệu, màu sắc trên băng, lưới, tấm cảnh báo hoặc trụ, cọc, mốc định vị tùy theo yêu cầu cần cảnh báo của từng loại công trình.

2. Thông tin thể hiện dấu hiệu nhận biết bao gồm:

a) Băng, lưới hoặc tấm cảnh báo thể hiện thông tin về tính chuyên ngành của đường dây, cáp và đường ống;

b) Trụ, cọc, mốc định vị thể hiện thông tin về tính chuyên ngành và hướng, điểm giao các đường dây, cáp và đường ống.

3. Vị trí lắp đặt.

a) Băng, lưới hoặc tấm cảnh báo được đặt ngầm bên trên các đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm nằm dưới mặt hè, lòng đường;

b) Trụ, cọc, mốc định vị được đặt trên mặt hè, lòng đường dọc theo các đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm;

c) Vị trí và khoảng cách lắp đặt trụ, cọc, mốc định vị hoặc băng lưới, tấm cảnh báo tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của từng chuyên ngành.

Điều 6. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào cầu, hầm giao thông

1. Dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào cầu, hầm giao thông được thể hiện bằng ký hiệu, màu sắc trên thẻ nhận biết theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này.

2. Thẻ nhận biết được gắn trên đường dây, cáp và đường ống tại vị trí thuận lợi cho việc nhận biết, lắp đặt, bảo trì và tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của từng chuyên ngành.

Điều 7. Thể hiện thông tin trên thẻ nhận biết

1. Thông tin về tính chuyên ngành của đường dây, cáp và đường ống được thể hiện thông qua màu nền của thẻ nhận biết.

a) Màu đỏ để nhận biết đường dây, cáp điện lực và chiếu sáng công cộng;

b) Màu vàng để nhận biết đường dây, cáp viễn thông;

c) Màu xanh lam để nhận biết đường ống cấp nước;

d) Màu trắng để nhận biết đường ống thoát nước;

đ) Màu nâu để nhận biết đường ống cung cấp năng lượng.

2. Thông tin về chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý bao gồm:

a) Số điện thoại liên hệ của chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp và đường ống;

b) Tên của chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý (trong trường hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của chuyên ngành quy định).

Điều 8. Thể hiện thông tin trên băng, lưới, tấm cảnh báo và trụ, cọc, mốc định vị

1. Thông tin về tính chuyên ngành của đường dây, cáp và đường ống được thể hiện bằng chữ, số được viết đủ hoặc viết tắt bằng chữ in hoa.

a) Đường ống cấp nước thể hiện bằng chữ: “Cấp nước” hoặc CN;

b) Đường ống thoát nước thể hiện bằng chữ: “Thoát nước” hoặc TN;

c) Đường dây, cáp điện lực thể hiện bằng chữ: “Điện lực” hoặc ĐL;

d) Đường dây, cáp chiếu sáng thể hiện bằng chữ: “Chiếu sáng” hoặc CS;

đ) Đường dây, cáp viễn thông hoặc thông tin thể hiện bằng chữ: “Viễn thông” hoặc VT;

e) Đường ống cấp năng lượng (xăng, dầu, ga...) thể hiện bằng chữ: “Năng lượng (Xăng, Dầu, Ga ...)” hoặc NL.

2. Thông tin về hướng, điểm giao các đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm được thể hiện bằng ký hiệu theo bảng sau:

STT

Nội dung

Ký hiệu

1

Ký hiệu hướng tuyến

1/02/clip_image002.jpg" width="62" />

2

Ký hiệu điểm chuyển hướng

1/02/clip_image004.jpg" width="62" />

3

Ký hiệu điểm giao nhau

1/02/clip_image006.jpg" width="41" />

4

Ký hiệu quay đầu

1/02/clip_image008.jpg" width="34" />

5

Ký hiệu rẽ nhánh

1/02/clip_image010.jpg" width="35" />

Điều 9. Trách nhiệm đánh dấu và bảo trì dấu hiệu nhận biết

1. Chủ sở hữu đường dây, cáp và đường ống có trách nhiệm đánh dấu dấu hiệu nhận biết vào đường dây, cáp và đường ống do mình sở hữu.

2. Việc bảo trì dấu hiệu nhận biết.

a) Chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp và đường ống có trách nhiệm quản lý, bảo trì dấu hiệu nhận biết theo các quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung thực hiện quản lý, bảo trì dấu hiệu nhận biết theo hợp đồng sử dụng chung được ký kết.

3. Chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra việc đánh dấu và bảo trì dấu hiệu nhận biết.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

1. Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm nghiên cứu, rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định có liên quan để phù hợp với các quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện và phân cấp trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn trực thuộc để thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này;

b) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, triển khai từng bước và kiểm tra quá trình thực hiện việc đánh dấu dấu hiệu nhận biết các đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Sở Xây dựng:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan soạn thảo văn bản quản lý dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành trong trường hợp cần thiết;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về quản lý dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống trên địa bàn theo thẩm quyền.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch này về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định của Thông tư liên tịch này theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quy định chuyển tiếp

1. Dấu hiệu nhận biết hiện hữu của đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực được giữ nguyên.

2. Dấu hiệu nhận biết hiện hữu không phù hợp theo quy định tại Thông tư liên tịch này phải thay thế khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường dây, cáp và đường ống hoặc được thay thế từng bước theo kế hoạch hàng năm về bảo trì đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2014.

2. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực, việc lắp đặt mới đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải tuân thủ các quy định tại Thông tư liên tịch này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng; Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông để được xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Xây dựng
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Công Thương
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Thông tin và Truyền thông
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Cao Lại Quang

Lê Dương Quang

Lê Nam Thắng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.