• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/08/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 09/05/2005
CHÍNH PHỦ
Số: 67/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 7 tháng 8 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại,tố cáo

___________________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH,

HÀNH VI HÀNH CHÍNH

Mục 1

Khiếu nại và việc xử lý đơn khiếu nại

Điều 1.Khiếu nại được cơ quan Nhà nước thụ lý để giải quyết khi có đủ các điều kiệnsau đây:

1.Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trựctiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

2.Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của Bộluật Dân sự hoặc là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy địnhcủa pháp luật có quyền khiếu nại; trong trường hợp thông qua người đại diện đểthực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 2 củaNghị định này;

3.Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyềngiải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;

4.Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng;

5.Việc khiếu nại chưa được Toà án thụ lý để giải quyết.

Điều 2.

1.Công dân là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác màkhông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diệntheo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, ngườiđại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vềviệc đại diện hợp pháp của mình.

Người ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác màkhông thể tự mình khiếu nại thì có thể uỷ quyền cho người đại diện là cha, mẹ,vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đã thành niên để thực hiện việc khiếu nại;việc uỷ quyền khiếu nại phải lập thành văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngườiuỷ quyền hoặc nơi người được ủy quyền cư trú.

2.Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơquan đó.

3.Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổchức đó được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ củatổ chức.

Điều 3. Trongtrường hợp người khiếu nại không thực hiện được việc khiếu nại theo đúng thờihiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vìnhững trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thờihiệu khiếu nại; người khiếu nại phải chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩmquyền về trở ngại khách quan đó.

Điều 4. Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyếtđịnh hành chính mà mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định đó bị tạm đình chỉthi hành theo quy định tại Điều 35, Điều 42 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 5. Cơ quan Nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau:

1.Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và đủ các điều kiệnquy định tại Điều 1 của Nghị định này thì cơ quan nhận được phải thụ lý để giảiquyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có tráchnhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếunại;

2.Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng không đủ cácđiều kiện thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 1 của Nghị định này thìcó trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lý do;

3.Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhậnđược có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 5 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 43 củaNghị định này;

4.Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thờihạn quy định mà chưa được giải quyết thì cơ quan cấp trên trực tiếp nhận đượccó trách nhiệm thụ lý để giải quyết;

5.Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, đơn khiếu nạivề vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận đượcđơn không có trách nhiệm thụ lý mà thông báo và chỉ dẫn cho người khiếu nạibằng văn bản. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếunại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốcliên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được đơn trả lại các giấy tờ,tài liệu đó cho người khiếu nại.

Điều 6. Cơ quan Nhà nước nhận được đơn khiếu nại do Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồngnhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc các cơ quan báo chí chuyển đến, nếuthuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì thụ lý giải quyết và thông báo cho cơquan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến biết; nếu đơn khiếu nại khôngthuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì gửi trả lại và thông báo cho cơ quan,tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến biết.

Điều 7. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủtrưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét và báo cáođể Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp quyết định việc thụ lý giảiquyết khiếu nại đó.

 

Mục 2

Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước

trong việc giải quyết khiếu nại

Điều 8.

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tạiLuật Khiếu nại, tố cáo.

Nếuthấy vụ việc khiếu nại có nội dung rõ ràng, có đủ căn cứ để giải quyếtthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyếtđịnh giải quyết ngay.

Nếuthấy vụ việc khiếu nại có nội dung chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để giải quyếtthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải tiếnhành thẩm tra, xác minh, gặp gỡ người khiếu nại, người bị khiếu nại, người cóquyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếunại trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại. Căn cứ vào kết quả thẩm tra,xác minh và quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định giải quyết khiếunại trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

2.Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã có tráchnhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếunại, người có quyền, lợi ích liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện; khi cần thiết thì công bố công khai quyếtđịnh giải quyết khiếu nại.

3.Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã có tráchnhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lựcpháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Điều 9. Thủtrưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủtrưởng cơ quan thuộc Sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ,thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền. Việc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tốcáo và được tiến hành như quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Điều 10.

1.Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện cótrách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quyđịnh tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

a)Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình thì Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giaocho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chánh thanh tra cấp huyện xem xét,kết luận và kiến nghị việc giải quyết;

b)Đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủyban Nhân dân cấp xã, trưởng phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đãgiải quyết nhưng còn có khiếu nại thì giao cho Chánh Thanh tra cấp huyện tiếnhành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;

c)Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện raquyết định giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh tra cùng cấp raquyết định giải quyết theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định này và theothời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặcChánh thanh tra cấp huyện được uỷ quyền ra quyết định giải quyết có trách nhiệmgửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, ngườicó quyền, lợi ích liên quan và Ủyban nhân dân cấp tỉnh; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giảiquyết khiếu nại.

3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cótrách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan,đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật.

Điều11.

1.Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc Sở) có trách nhiệmgiải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại LuậtKhiếu nại, tố cáo.

a)Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cánbộ công chức do mình quản lý trực tiếp thì Giám đốc Sở giao cho Thủ trưởngphòng, ban chuyên môn thuộc Sở hoặc Chánh thanh tra Sở xem xét, kết luậnvà kiến nghị việc giải quyết;

b)Đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưng còn cókhiếu nại thì giao cho Chánh thanh tra cấp Sở tiến hành xác minh, kết luận vàkiến nghị việc giải quyết;

c)Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại,Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Khiếunại, tố cáo.

2.Giám đốc Sở có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếunại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và người có thẩmquyền giải quyết tiếp theo; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giảiquyết khiếu nại.

3.Giám đốc Sở có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra,đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 12.

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy địnhtại Luật Khiếu nại, tố cáo;

a)Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình thì Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giaocho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh thanh tra cấp tỉnh xem xét, kếtluận và kiến nghị việc giải quyết;

b)Đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, khiếu nại mà Giámđốc Sở đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lýcủa mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giaocho Chánh thanh tra cấp tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việcgiải quyết;

c)Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh raquyết định giải quyết hoặc ủy quyền cho Chánh thanh tra cấp tỉnh ra quyết địnhgiải quyết theo quy định tại khoản 2, Điều 20 Nghị định này và theo thời hạnquy định tại Luật khiếu nại tố cáo. Quyết định giải quyết đối với khiếu nại nêutại điểm a, khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; quyếtđịnh giải quyết đối với khiếu nại nêu tại điểm b, khoản 1 Điều này là quyếtđịnh giải quyết khiếu nại cuối cùng.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặcChánh thanh tra cấp tỉnh được uỷ quyền ra quyết định giải quyết có trách nhiệmgửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, ngườicó quyền, lợi ích liên quan; nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùngthì gửi Tổng Thanh tra Nhà nước; nếu là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầuthì gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ có thẩm quyền giải quyết tiếp theo đối với vụ việc khiếu nại đó; khi cầnthiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lựcpháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vịcấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lựcpháp luật.

Điều 13.

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cótrách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quyđịnh tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

a)Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cánbộ, công chức do mình quản lý trực tiếp thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao cho Thủ trưởng Cục, Vụ, đơn vị chứcnăng hoặc Chánh thanh tra cùng cấp xem xét, kết luận và kiến nghị việc giảiquyết;

b)Đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộccơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn cókhiếu nại mà thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì giao cho Chánh thanh tracùng cấp tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết;

c)Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ raquyết định giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại nêu tại điểm a, khoản 1 Điều này là quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu; quyết định giải quyết khiếu nại nêu tại điểm b, khoản1 Điều này của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là quyết định giải quyếtkhiếu nại cuối cùng.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cótrách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bịkhiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và Tổng Thanh tra Nhà nước; khicần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cótrách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan,đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong việc thi hành quyết định giảiquyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 14.

1.Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyềntheo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

2.Tổng Thanh tra Nhà nước được uỷ quyền để giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp có ý kiến khác nhaugiữa Tổng Thanh tra Nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về việcgiải quyết thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạoviệc giải quyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giải quyết.

Điều 15.

1.Người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện quyết địnhđó có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi íchhợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì phải tự xem xét lại để việc giảiquyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủtrong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình, nếu phát hiệnquyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có viphạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ra quyết định xem xét lạiquyết định giải quyết đó; trong thời hạn 15 ngày, nếu yêu cầu không được thựchiện thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để yêu cầu đó được thực hiệnhoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3.Tổng Thanh tra Nhà nước, trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhpháp luật về khiếu nại, tố cáo, nếu phát hiện quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ra quyếtđịnh xem xét lại quyết định giải quyết đó; trong thời hạn 15 ngày, nếu yêu cầukhông được thực hiện thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để yêu cầu đó đượcthực hiện hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4.Thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng quyđịnh tại khoản 2, khoản 3 của Điều này là 12 tháng, kể từ ngày quyết định đó cóhiệu lực thi hành.

Điều 16. Thủtướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nạikhi có kiến nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước theo quy định tại khoản 2, Điều 14của Nghị định này.

Khiphát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gâythiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo người đã ra quyết định giải quyếtđó hoặc giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, báo cáo để Thủ tướng Chính phủquyết định.

Điều 17.

1.Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơquan, đơn vị cấp dưới giải quyết kịp thời các khiếu nại thuộc thẩm quyền.

2.Thủ trưởng cơ quan Nhà nước khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thìcó trách nhiệm thụ lý để giải quyết, đồng thời phải áp dụng biện pháp xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người thiếutrách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó.

Điều 18. Ngườigiải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại với các nội dungnhư quy định tại Điều 38, Điều 45 của Luật Khiếu nại, tố cáo; không dùng thôngbáo, biên bản cuộc họp hoặc các hình thức văn bản khác để thay thế quyếtđịnh giải quyết khiếu nại.

Điều 19.

1.Trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu thấy vụ việc phức tạp, việc thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại có thể sẽ có khó khăn thì người giải quyếtkhiếu nại triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại và trong trường hợp cầnthiết thì mời người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan và đại diện các cơquan hữu quan để công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

2.Khi công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếunại thông báo nội dung khiếu nại, kết quả thẩm tra, xác minh, căn cứ pháp luậtđể giải quyết khiếu nại, việc giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếunại; nêu rõ trách nhiệm của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người cóquyền, lợi ích hợp pháp liên quan trong việc chấp hành quyết định giải quyếtkhiếu nại.

 

Mục 3

Việc uỷ quyền giải quyết khiếu nại

Điều 20.

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện raquyết định giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh tra cấp huyện ra quyết địnhgiải quyết đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại trừnhững vụ việc khiếu nại phức tạp tồn động, kéo dài.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ra quyếtđịnh giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh tra cấp tỉnh ra quyết định giảiquyết đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại trừnhững vụ việc khiếu nại phức tạp tồn động, kéo dài.

3.Việc uỷ quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại như quy định tại khoản 1,khoản 2 Điều này phải bằng văn bản. Văn bản uỷ quyền được lưu giữ trong hồ sơgiải quyết khiếu nại.

Điều 21. Thủtướng Chính phủ uỷ quyền cho Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết khiếu nại thuộcthẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khácnhau giữa Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ vềviệc giải quyết khiếu nại thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo để Thủ tướngChính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết.

Điều 22.

1.Người uỷ quyền có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại củangười được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định giảiquyết khiếu nại của người được uỷ quyền.

2.Người được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người giải quyết khiếunại các lần tiếp theo quy định tại Điều 42, Điều 44 của Luật Khiếu nại, tố cáovà chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người uỷ quyền về việc giải quyếtkhiếu nại của mình.

3.Quyết định giải quyết khiếu nại của người được uỷ quyền đóng dấu cơ quan của ngườiđược uỷ quyền và có giá trị pháp lý như quyết định giải quyết khiếu nại của ngườiuỷ quyền; quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra Nhà nước, Chánhthanh tra cấp tỉnh khi được ủy quyền là quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng.

 

Mục 4

Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại

Điều 23. Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổchức nghiêm chỉnh chấp hành; người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại cótrách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyềnhoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết đểquyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợpcần thiết, người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại được yêu cầu các cơ quanchức năng phối hợp để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật.

Điều 24. Căncứ vào nội dung quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền, Thủ trưởngcơ quan Nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại cótrách nhiệm:

1.Ban hành quyết định hành chính để thay thế hoặc sửa đổi quyết định hành chínhbị khiếu nại và tổ chức thực hiện quyết định đó, chấm dứt hành vi hành chính bịkhiếu nại trong trường hợp nội dung khiếu nại là đúng; bồi thường thiệt hại,khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo quy định của phápluật;

2.Giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giảiquyết khiếu nại, nếu nội dung khiếu nại không đúng; trong trường hợp cần thiếtyêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để bảođảm việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực phápluật.

Điều 25. Thủtrưởng cơ quan Nhà nước cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng cơquan Nhà nước cấp dưới đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếunại thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 24 của Nghị định này; trong trườnghợp người có trách nhiệm không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyếtkhiếu nại thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc họ phải chấp hành; xửlý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người không thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 26. Thủtrưởng các cơ quan Nhà nước hữu quan phải thực hiện đúng nội dung quyết địnhgiải quyết khiếu nại liên quan đến trách nhiệm của mình; phối hợp với Thủ trưởngcơ quan Nhà nước nói tại Điều 24, Điều 25 của Nghị định này để tổ chứcthi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

 

Chương II

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬTCÔNG CHỨC

TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Mục 1

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật

Điều 27. Khiếunại quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan nào ký ban hành thì Thủ trưởngcơ quan đó có trách nhiệm giải quyết; trong trường hợp còn khiếu nại tiếp thìThủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

Điều 28.

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giámđốc Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình kýban hành.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩmquyền:

a)Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành;

b)Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giámđốc Sở đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyếtkhiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 29. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩmquyền:

1.Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành;

2.Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ tưởng cơ quan thuộc Bộ,thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưngcòn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 30. Bộtrưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có thẩm quyền:

1.Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ký ban hành;

2.Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếunại đã có quyết định giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng.Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 31. Thủtướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại; trong trường hợp có ýkiến khác nhau giữa Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ với Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cánbộ Chính phủ kiến nghị để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc raquyết định giải quyết; các quyết định giải quyết khiếu nại nêu tại Điều này làquyết định cuối cùng.

Điều 32. Thủtrưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết địnhkỷ luật thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan, bộphận quản lý nhân sự hoặc cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành xác minh, kếtluận và kiến nghị việc giải quyết.

 

Mục 2

Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật

Điều 33. Ngườiđã ra quyết định kỷ luật công chức khi nhận được đơn khiếu nại đối với quyếtđịnh kỷ luật đó thì phải xem xét và ra quyết định giải quyết bằng văn bản theothủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 34. Trongtrường hợp công chức bị kỷ luật không đồng ý với quyết định giải quyết khiếunại lần đầu và khiếu nại tiếp thì người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phảixem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo quy định tạiĐiều 53 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 35. Côngchức giữ chức vụ từ vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôiviệc, sau khi khiếu nại mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vẫngiữ nguyên hình thức kỷ luật đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đượcquyết định giải quyết khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giảiquyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định củapháp luật.

Điều 36. Bộtrưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ căn cứ vào các quy định củaLuật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định này và các quy định của pháp luật về cán bộ,công chức hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷluật công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước.

 

Chương III

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Mục 1

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Điều 37. Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý củacơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nàothì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phócủa người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếpcủa cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Điều 38. Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhà nướccủa cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 39.

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩmquyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lýtrực tiếp.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cóthẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện vànhững người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

3.Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quảnlý trực tiếp.

4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩmquyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc,Phó Giám đốc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

5.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cóthẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấpphó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộccơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trựctiếp.

6.Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luậtcủa Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng,Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vànhững người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

Điều 40.

1.Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:

a)Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện khi được giao;

b)Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng có vi phạm phápluật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiếnnghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

2.Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền:

a)Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao;

b)Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyếtnhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có viphạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

3.Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền:

a)Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh khi được giao;

b)Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưngcó vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm phápluật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

4.Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:

a)Xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ khi được giao;

b)Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quanngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng có vi phạm phápluật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiếnnghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

Điều 41. TổngThanh tra Nhà nước có thẩm quyền:

1.Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;

2.Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạmpháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm phápluật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

Điều 42. Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan Thanh tra theo quyđịnh tại điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Nghịđịnh này, Thủ trưởng cơ quan Nhà nước đã giải quyết tố cáo có trách nhiệm thựchiện và thông báo kết quả cho cơ quan Thanh tra đã có kiến nghị đó.

 

Mục 2

Thủ tục giải quyết tố cáo

Điều 43.

1.Cơ quan Nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý nhưsau:

a)Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thụ lý để giải quyếttheo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị địnhnày;

b)Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất trong thờihạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tốcáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giảiquyết;

c)Nếu đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung rõràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì Thủ trưởng cơ quanNhà nước có thẩm quyền quyết định việc xem xét, xử lý đơn tố cáo đó;

d)Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát xửlý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

2.Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của côngdân thì cơ quan nhận được đơn phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biệnpháp ngăn chặn.

3.Trong trường hợp, Thủ trưởng cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành nhận đượcthông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉđạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảovệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định củapháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo.

Điều 44. Trongtrường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi rõ nộidung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo.Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.Việc xử lý tố cáo trực tiếp được thực hiện như xử lý đơn tố cáo quy định tạiĐiều 43 của Nghị định này.

Điều 45. Khitiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổchức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận, cóchữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.

Điều 46. Ngườicó thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xácminh phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo; trong quyếtđịnh phải ghi rõ người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thờigian tiến hành xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụxác minh.

Điều 47. Trongquá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điềukiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tínhđúng, sai của nội dung tố cáo.

Điều 48. Việcthu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo phải đượcghi chép thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.

Saukhi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bảnkết luận về nội dung tố cáo và phải có những chứng cứ để chứng minh cho kếtluận của mình.

Điều 49. Căncứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáotiến hành xử lý như sau:

1.Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quyđịnh về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng vănbản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lýhoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sựthật;

2.Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quyđịnh về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xửlý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồngthời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghịxử lý được chấp hành nghiêm chỉnh;

3.Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụviệc cho cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định củapháp luật tố tụng hình sự.

Điều 50. Ngườigiải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tốcáo cho cơ quan Thanh tra, cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp; thông báo chongười tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộcdanh mục bí mật Nhà nước.

 

Chương IV

VIỆC TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

Điều 51. Việctiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hànhtại nơi tiếp công dân.

Thủtrưởng cơ quan Nhà nước phải tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quanmình; ban hành nội quy tiếp công dân; bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểmthuận tiện; bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bàykhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

Tạinơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân và nội quy tiếp công dân.Lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân.Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền vànghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo.

Điều 52.

1.Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm định kỳ trực tiếp tiếp công dân theoquy định tại Điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo; lịch tiếp công dân phải đượcthông báo công khai cho công dân biết.

2.Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tiếpcông dân khi có yêu cầu khẩn thiết.

3.Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sởgiải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải trả lời ngaycho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõthời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.

4.Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải được ghi chép vào sổtiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.

Điều 53. Ngườitiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu côngdân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tuỳ thân, trình bày trung thực sựviệc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trườnghợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cửđại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

Điều 54. Việcxử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được tiến hành như sau:

1.Đối với đơn khiếu nại thì xử lý theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộcthẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họviết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặcđiểm chỉ; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quanmình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giảiquyết;

2.Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải tiếp nhận, phân loại và xử lý theoquy định tại các Điều 43, 44 và Điều 45 của Nghị định này.

Điều 55. Thanhtra Nhà nước các cấp, các cơ quan: Công an, Quốc phòng, Hải quan, Thương mại,Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổchức - Cán bộ, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Địa chính ở cấp Trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm tổchức tiếp công dân thường xuyên.

Cáccơ quan khác của Nhà nước căn cứ vào quy định tại Chương V của Luật Khiếu nại,tố cáo, Nghị định này và tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành, lĩnhvực của mình quản lý để bố trí thời gian tiếp công dân.

Điều 56.

1.Việc tổ chức tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Trụ sở tiếp côngdân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Nghị định số 89/CP ngày 7tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố tríđịa điểm chung để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại diện tổ chức chính trịtiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một cán bộ Phó văn phòng hoặc cấp tươngđương phụ trách nơi tiếp công dân để tổ chức thực hiện chế độ tiếp dân thườngxuyên.

Điều 57. Đốivới những người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, làm ảnh hưởng đến anninh, trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước,của cá nhân có trách nhiệm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật khiếu nại, tốcáo thì Thủ trưởng cơ quan Nhà nước, người phụ trách trụ sở tiếp công dân yêucầu cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của phápluật.

Điều 58. Thủtrưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng cơ quancông an trong việc bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân.

Ủy ban nhân dân cấp xã, Công antại các địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn trụ sở tiếp công dân của cáccơ quan trên địa bàn mình quản lý; trong trường hợp cần thiết thì áp dụng cácbiện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với những người lợi dụng việc khiếu nại,tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.

Bộtrưởng Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an có trách nhiệm phối hợp với các cơquan Nhà nước trong việc bảo vệ trật tự, an toàn cho các trụ sở tiếp công dân,xử lý đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ở nơi tiếp công dân.

 

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐCÁO

Điều 59. Thanhtra Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước vềcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.Nội dung quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:

1.Soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về khiếunại, tố cáo; trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luậtvề khiếu nại, tố cáo;

2.Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

3.Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, cơ quan thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành về côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

4.Thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo;

5.Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

6.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo;

7.Tổnghợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáoChính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất;

8.Tổngkết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 60. CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước vềcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình; hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thựchiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ báo cáo về công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 61 của Nghị định này.

Điều 61. Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp vớiViện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân địa phương trong công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhândân, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức Thanh tra nhân dân giám sátviệc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại địa phương; định kỳ báo cáocông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quanhành chính Nhà nước và cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp trên, đồng thời thông báođến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùngcấp.

Điều 62.

1.Định kỳ 3 tháng một lần, chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Tổng Thanh tra Nhà nước)về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành,địa phương mình.

2.Tổng Thanh tra Nhà nước tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trongphạm vi quản lý của Chính phủ và báo cáo định kỳ tại các phiên họp thường kỳcủa Chính phủ vào tháng đầu mỗi quý hoặc báo cáo đột xuất khi Thủ tướng Chínhphủ có yêu cầu; định kỳ thông báo đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.

3.Trong trường hợp cần thiết, Tổng Thanh tra Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủtriệu tập lãnh đạo các cơ quan ở trung ương, địa phương họp đề xuất các biệnpháp để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý đối với các vụ việc khiếunại, tố cáo phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương.

Điều 63. Thanhtra Nhà nước các cấp, các ngành có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp trong việc tiếp công dân, xử lý đơnkhiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại, quyết định xử lý tố cáo;

2.Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dướicủa Thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;trong trường hợp cần thiết, đề nghị Thủ trưởng cùng cấp triệu tập Thủ trưởng cơquan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lýđối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp;

3.Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý;

4.Kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáothuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng cùng cấp;

5.Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộctrách nhiệm của Thủ trưởng cùng cấp; thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theoquy định của Tổng Thanh tra Nhà nước.

 

Chương VI

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 64. Cơquan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cánhân thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 65. Thủtrưởng cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm:

1.Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết địnhxử lý tố cáo của Thủ trưởng cơ quan cấp dưới khi phát hiện việc giải quyết cóvi phạm pháp luật;

2.Ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý cốtình cản trở hoặc không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết địnhxử lý tố cáo hoặc không chấp hành yêu cầu của các cơ quan Thanh tra Nhà nước,của cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụngcác biện pháp xử lý khác đối với người có một trong các hành vi quy định tạicác Điều 96, 97 và Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 66. Cánbộ, công chức có một trong các hành vi quy định tại các Điều 96, 97, 98, 99 vàĐiều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truycứu trách nhiệm hình sự; nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luậtsau:

1.Khiển trách;

2.Cảnh cáo;

3.Hạ bậc lương;

4.Hạ ngạch;

5.Cách chức;

6.Buộc thôi việc.

Điều 67. Cánbộ, công chức đã gây ra thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tốcáo thì phải bồi thường; việc bồi thường thực hiện theo quy định tại Nghị địnhsố 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thườngthiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quantiến hành tố tụng gây ra, Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức và cácquy định khác của pháp luật.

Điều 68.

1.Thủ trưởng cơ quan Nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, nhiều lần để xảy ra vi phạmpháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cơ quan do mình quản lý thì bị xử lý kỷluật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Thủ trưởng cơ quan Nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, không áp dụng các biện phápcần thiết để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáothì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệmhình sự.

Điều 69. Ngườinào có một trong các hành vi quy định tại Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo,nếu chưa đến mức độ phạm tội thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền hay bị xử lýbằng hình thức khác theo quy định của Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tựvà các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngườitiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền lập biên bản, yêucầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạmpháp luật khiếu nại, tố cáo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan công an địa phương căn cứ vào biên bản vàyêu cầu của người tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải xử lýtheo thẩm quyền và thông báo kết quả xử lý cho người có yêu cầu trong thời hạn15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 70. Việckhiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài,việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngoài đang sinh sống, họctập, làm việc tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tốcáo và Nghị định này.

Điều 71. Khiếunại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các doanh nghiệp Nhà nướcđược áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này, trừ cáckhiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Khiếunại quyết định hành chính trong hoạt động quản lý, điều hành của cấp trên đốivới cấp dưới theo thứ bậc hành chính không giải quyết theo quy định của Nghịđịnh này.

Điều 72. Nhữngkhiếu nại, tố cáo đã được thụ lý, đang được xem xét giải quyết trước ngày 01tháng 01 năm 1999 mà chưa có quyết định giải quyết cuối cùng thì được tiếp tụcgiải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này.

Điều 73. TổngThanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thựchiện Nghị định này.

Bộtrưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào các quy định của Nghịđịnh này sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước hướng dẫn chi tiết việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo trong quân đội và công an.

Điều 74. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Nghịđịnh 38/HĐBT ngày 28 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hànhPháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 hết hiệu lực thi hành.

Nhữngquy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.