• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/2001
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 36/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 23 tháng 6 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Hướng dẫn định mức chi cho
công tác ra đề thi và tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp

Thực hiện Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào Điều 2 của Quyết định số 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí; để ổn định việc chi hàng năm cho các kỳ thi hết cấp, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục đào tạo tổ chức; Liên tịch Bộ Tài chính Giáo dục và Đào tạo ban hành định mức chi cho công tác ra đề thi và tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp như sau:

 

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1- Các kỳ thi do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức

Hội đồng ra đề thi Trung ương:

* Thi tốt nghiệp phổ thông trung học

* Các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia

2- Các kỳ thi do Sở Giáo dục đào tạo tổ chức:

Hội đồng ra đề thi địa phương:

* Thi tốt nghiệp bậc tiểu học

* Thi tốt nghiệp trung học cơ sở và Bổ túc trung học cơ sở

* Thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp

* Thi học sinh giỏi cấp huyện (quận) và cấp tỉnh (thành phố)

 

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1- Nội dung chi cho các kỳ thi:

1.1- Chi làm đề thi

Ra đề thi đề xuất (5 đề đề xuất để lựa chọn xây dựng mới 01 đề chính thức và chỉ áp dụng đối với Hội đồng Trung ương)

Ra đề chính thức

Mời các chuyên gia ngoài Hội đồng tham gia ý kyến vào đề thi chính thức (nếu có)

Hội đồng ra đề thi hướng dẫn chấm và biểu điểm

Chủ tịch Hội đồng duyệt đề thi và "bản hướng dẫn chấm"

Thu và sao in băng (đối với đề thi môn ngoại ngữ)

Sao in và đóng vào phong bì riêng từng môn thi và chung cho các môn thi của mỗi Hội đồng

1.2- Chi chấm thi

Đánh số phách, dọc phách

Chấm bài thi (từ 2 người chấm trở lên)

Khớp phách, vào điểm, xét kết quả và xét thưởng

Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng các tổ chấm thi

1.3- Chi cho công tác tổ chức và quản lý kỳ thi:

Thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng ra đề thi và chấm thi (nếu có) theo hợp đồng thực tế

Phụ cấp trách nhiệm cho Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký các hội đồng thi

Phụ cấp trách nhiệm cho giám thị

Chi phí cho những người trong Hội đồng ra đề thi và sao in đề thi trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài (bồi dưỡng thêm tiền ăn, tiền mua báo chí...)

Chi tiền thuê bảo vệ, nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ ở tại khu cách ly trong thời gian hội đồng thi làm việc

Chi cho công tác thanh tra kiểm tra trước, trong và sau khi thi - Chi tổ chức thêm ngày thi (trường hợp đặc biệt), chấm lại các bài thi

Chi kiểm tra bảng ghi tên, ghi điểm, xét kết quả thi (thi tốt nghiệp, chọn học sinh giỏi) xét thưởng

1.4- Chi phí khác:

Thuê (hoặc mua) trang thiết bị (nếu có)

Mua vật tư (đĩa mềm, băng caset, khoá bảo mật...)

Chi mua văn phòng phẩm

Chi in ấn các loại giấy chứng nhận, giấy thi, bì thi...

2- Mức chi:

2.1- Mức chi cho công việc ra đề thi và tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học, học sinh giỏi do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức:

* Làm đề thi (đơn vị tính theo đề thi)

 

- Ra đề:

 

+ Đề thi đề xuất:

50.000 đ/đề

+ Đề thi chính thức:

200.000 đ/đề

- Tham gia ý kiến vào đề thi chính thức:

70.000 đ/đề

- Làm bản hướng dẫn chấm và biểu điểm:

50.000 đ/đề

- Duyệt đề thi chính thức và bản hướng dẫn chấm thi:

25.000 đ/đề

- Sao in, vào bì riêng môn thi cho từng học sinh:

50.000 đ/đề

- Thu và sao in băng đề thi ngoại ngữ cho từng phòng thi:

200.000đ/đề

- Tiền công đóng đề thi vào bì chung của từng hội đồng thi (tính theo công nhật không phụ thuộc vào số học sinh):

20.000đ/ngày

 

* Chấm thi: (đơn vị tính là bài thi)

 

- Chấm bài thi

 

+ Bài thi học sinh giỏi quốc gia:

5.000 đ/bài

+ Bài thi tốt nghiệp:

4.000 đ/bài

- Làm hướng dẫn chấm và biểu điểm:

50.000 đ/đề

- Chi bồi dưỡng cho hội đồng xét kết quả thi và xét thưởng:

20.000 đ/người/ngày

- Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng chấm thi:

20.000 đ/người/ngày

 

* Chi phụ cấp trách nhiệm cho những người tổ chức và quản lý kỳ thi (tính theo ngày làm việc)

 

- Chi cho Chủ tịch Hội đồng, phó Chủ tịch Hội đồng:

30.000 đ/người/ngày

- Thư ký Hội đồng, bảo vệ, cán bộ y tế:

25.000 đ/người/ngày

- Chi Giám thi (coi thi):

25.000 đ/người/ngày

- Chi cho kiểm tra hồ sơ thi:

20.000 đ/người/ngày

- Kiểm tra xét kết quả thi:

200 đ/1 phòng thi

* Chi phí khác:

 

- Thuê chuyên gia làm phần mềm, kỹ thuật viên:

50.000 đ/người/ngày

- Thuê người bảo vệ trong và ngoài khu cách ly:

30.000 đ/người/ngày

- Chi phí tạp vụ trong thời gian Hội đồng làm việc:

15.000 đ/người/ngày

 

- Thuê phần mềm, mã khoá, bảo mật (theo hợp đồng thoả thuận)

- Thuê khu làm việc và cách ly (theo hợp đồng thoả thuận)

- Thuê máy tính (nếu có) (theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên)

2.2- Mức chi cho công việc ra đề thi và tổ chức kỳ thi do Sở giáo dục dào tạo tổ chức:

- Đối với các kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học được tính chi phí bằng 60% mức chi nêu trên.

- Đối với các kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và Bổ túc văn hoá trung học cơ sở, thi tuyển vào các lớp đầu cấp, thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, thành phố được tính bằng 80% định mức trên.

2.3- Kinh phí chi cho các kỳ thi do Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo tổ chức được tính trong ngân sách của ngành giáo dục đào tạo hàng năm. Toàn bộ số tiền thu được về lệ phí thi và lệ phí tuyển sinh theo quyết định số 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục đào tạo lập dự toán chi cho công tác tổ chức các kỳ thi trên trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm và quyết toán chi cùng với quyết toán ngân sách năm theo các quy định hiện hành của Nhà nước tại Pháp lệnh Kế toán Thống kê ngày 10/5/1988; Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ tổ chức kế toán; Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Thông tư số 09 - TC/NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính: "Hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước"; Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống kế toán Hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn kế toán hiện hành của Nhà nước.

 

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  • Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/6/1997.
  • Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Sở Tài chính vật giá và Sở Giáo dục đào tạo phản ảnh về Liên Bộ để bổ sung, sửa đổi kịp thời.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Tào Hữu Phùng

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.