• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 24/01/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 07/09/2006
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Số: 23/HĐBT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 24 tháng 1 năm 1991

NGHỊ ĐỊNH

Ban hành điều lệ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành này 11 tháng 7 năm 1989;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này các Điều lệ về:

Vệ sinh.

Khám bệnh, chữa bệnh y học dân tộc cổ truyền.

Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.

Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Thanh tra y tế.

Điều 2. - Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với nội dung Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3. - Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

ĐIỀU LỆ

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

(Ban hành theo Nghị định số 23 - HĐBT ngày 24-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng).

Để phát huy mọi khả năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc cho nhân dân;

Căn cứ vào Chương V và điều 55 của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam;

Điều lệ này quy định việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc,

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. - Y học, dược học cổ truyền dân tộc Việt nam với những kinh nghiệm và phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh phong phú, hiệu quả là vốn quý của nhân dân cần phải được kế thừa và phát triển để phục vụ nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Điều 2. - Các chức danh dùng trong Điều lệ này được hiểu như sau:

1. Lương y khám bệnh kê đơn là những người thông hiểu lý luận y học cổ truyền dân tộc, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y dược học cổ truyền dân tộc có dùng thuốc hay không dùng thuốc, được Hội đồng y học cổ truyền dân tộc của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế xét duyệt công nhận.

2. Lương y gia truyền là những người làm thuốc dân tộc gia truyền, được nhân dân thừa nhận chuyên chữa một số bệnh nhất định được Hội đồng y học cổ truyền dân tộc của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế xét duyệt công nhận.

3. Người giúp việc cho lương y đang hành nghề là những người có hiểu biết chuyên môn y học, dược học cổ truyền dân tộc giúp việc từng mặt theo sự chỉ dẫn của lương y.

Điều 3. - Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động y học, dược học cổ truyền dân tộc; kế thừa và phát triển y học, dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học, dược học cổ truyền dân tộc với y học, dược học hiện đại.

Điều 4. - Ngành y tế, Uỷ ban Nhân dân các cấp phải bảo đảm các cơ sở và điều kiện vật chất cần thiết để củng cố, mở rộng và hoàn thiện mạng lưới phục vụ y tế bằng y học, dược học cổ truyền dân tộc và phát triển nuôi trồng dược liệu trong địa phương mình.

Điều 5. - Hội y học cổ truyền dân tộc Việt nam có trách nhiệm động viên, giới thiệu lương y tham gia nghiên cứu và truyền thụ những kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu và sản xuất thuốc học dân tộc giỏi.

Tổng hội y, dược học Việt nam, Hội chữ thập đỏ Việt nam tham gia vào việc kế thừa và phát triển y học cổ truyền dân tộc trong phạm vi điều lệ của tổ chức mình.

 

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÀNH NGHỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

DÂN TỘC

Điều 6. - Đối tượng được hành nghề y, dược học cổ truyền dân tộc gồm:

1. Lương y khám bệnh kê đơn.

2. Lương y gia truyền.

3. Người giúp việc cho lương y.

4. Người hành nghề sơ chế dược liệu, bào chế thuốc phiến cao đơn hoàn tán theo phương pháp y học cổ truyền dân tộc.

5. Người hành nghề kinh doanh các loại thuốc sống (tươi, hoặc khô) hoặc thuốc đã bào chế (chín).

6. Bác sỹ, dược sỹ đại học và các cán bộ y, dược trung học được đào tạo, bổ túc về y học, dược học cổ truyền dân tộc.

Điều 7. - Lương y khám bệnh kê đơn, lương y gia truyền và bác sỹ, y sỹ, y học dân tộc muốn đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có các điều kiện sau:

1. Có quốc tịch Việt nam.

2. Có sức khoẻ, không mắc các khuyết tật ảnh hưởng đến việc hành nghề như: mù, câm, điếc, không mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm đang thời kỳ tiến triển.

3. Có giấy phép hành nghề.

Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề cho các lương y, bác sỹ, y sỹ y học dân tộc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở trung ương trực thuộc Bộ y tế.

4. Lương y không mang quốc tịch Việt nam muốn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc phải có giấy phép của Bộ Y tế.

Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho các lương y, bác sỹ, y sỹ y học dân tộc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tập thể và tư nhân ở địa phương.

 

CHƯƠNG III

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC

Điều 8. - Người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc chỉ được:

1. Dùng những thuốc đã ghi trong các tài liệu dược học cổ truyền dân tộc hoặc đã sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chất khoáng, các chất có nguồn gốc động vật và thực vật.

2. Thuốc dùng ở dạng tự nhiên hoặc đã bào chế thành thuốc phiến hay cao đơn hoàn tán theo phương pháp y học cổ truyền dân tộc để trực tiếp chữa bệnh cho người.

Những thuốc này phải bảo đảm dúng các quy định của Bộ Y tế về bào chế, sản xuất thuốc y học dân tộc.

3. Dùng phương pháp châm cứu và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc y học cổ truyền dân tộc. Khi sử dụng kim châm cứu phải thực hiện quy định vô trùng của Bộ Y tế.

Điều 9. - Người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc trừ những người ghi ở điểm 6, điều 6 của Điều lệ này không được:

1. Sử dụng những thuốc bằng hoá chất hoặc các chất tổng hợp của y học hiện đại, thuốc phủ tạng sản xuất theo kỹ thuật công nghiệp, các loại vác xin và sérum, các loại thuốc tiêm, thuốc kháng sinh.

2. Dùng các phương pháp và phương tiện khám bệnh, chữa bệnh của y học hiện đại, đặc biệt là các thủ thuật về phụ khoa, nhãn khoa, gây tê, gây mê bằng thuốc tân dược; các phương tiện điều trị bằng điện của y học hiện đại trừ các máy điện châm, dò huyệt, dò kinh lạc, xoa bóp.

3. Lưu hành các thuốc ghi ở điểm 2, điều 8 của Điều lệ này như thương phẩm nếu chưa được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế kiểm tra và cấp giấy phép.

 

CHƯƠNG IV

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN

DÂN TỘC

Điều 10. - Người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc có trách nhiệm:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và Điều lệ này.

2. Sẵn sàng cứu giúp người bệnh, tôn trọng tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người bệnh.

3. Giữ gìn bí mật cho người bệnh về những điều liên quan đến bệnh tình và gia cảnh.

4. Luôn trau dồi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp không tranh giành ảnh hưởng của nhau.

Điều 11. - Người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc được hưởng quyền lợi:

1. Được thu tiền khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của tỉnh, thành phố hoặc đặc khu trực thuộc Trung ương.

2. Được hưởng quyền lợi khi cống hiến các bài thuốc gia truyền quý được Nhà nước sản xuất, lưu hành trên thị trường theo quy định của pháp luật.

3. Được khen thưởng hoặc xét tặng các danh hiệu cao quý của Nhà nước khi có thành tích trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Điều 12. - Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng y học cổ truyền dân tộc để hoạt động bất hợp pháp như tuyên truyền, quảng cáo lừa bịp về phương pháp chữa bệnh, về thuốc hoặc chữa bệnh bằng các hình thức mê tín.

Nghiêm cấm việc làm quá phạm vi chuyên môn đã được các cơ quan y tế có thẩm quyền xét duyệt cho phép.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. - Các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân hành nghề y học, dược học cổ truyền dân tộc đều phải tuân theo những quy định của điều lệ này và chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Điều 14. - Người nào vi phạm những quy định của Điều lệ này tuỳ theo mức độ mà bị xứ lý kỷ luật, xử lý hành chính từ cảnh cáo, phạt tiền, đến thu hồi giấy phép hành nghề hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp luật.

Điều 15. - Các quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 16. - Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Điều lệ này.

 

ĐIỀU LỆ

THUỐC PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH

(Ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 23-HĐBT

ngày 24 thánh 1 năm 1991)

Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người;

Để bảo đảm thuốc có hiệu lực an toàn, chất lượng và đáp ứng như cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân;

Căn cứ vào Chương IV và điều 55 của Luật bảo vệ sức khoẻ Nhân dân;

Điều lệ này quy định việc quản lý sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc và những điều kiện cơ bản của các hoạt động hành nghề dược.

 

CHƯƠNG I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều1. - Các thuật ngữ dùng trong Điều lệ này được hiểu như sau:

1. Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm:

Phòng bệnh, chữa bệnh,

Phục hồi, điều chính chưc snăng cơ thể,

Làm giảm triệu chứng bệnh,

Chuẩn đoán bệnh,

Phục hồi và nâng cao sức khoẻ,

Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân,

Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ,

Làm thay đổi hình dạng cơ thể.

2. Những thứ được coi như thuốc gồm:

Vật liệu dùng trong khoa răng,

Sản phẩm cần ở lại trong cơ thể tạm thời hay lâu dài,

Bông băng, chỉ khâu y tế.

3. Nguyên liệu làm thuốc là những chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc dù có hoạt tính hay không có hoạt tính, dù có biến đổi hay không có biến đổi.

4. Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc thể hiện mức độ phù hợp những yêu cầu đã được định trước trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật xã hội được thể hiện bởi các yêu cầu sau đây:

Có hiệu lực phòng bệnh, chữc bệnh,

Không có hoặc ít có tác dụng phụ có hại,

n định về chất lượng trong thời hạn đã xác định,

Tiện dùng, đễ bảo quản.

5. Thuốc y học dân tộc ghi trong Điều lệ này là dạng cao đơn hoàn tán, được sản xuất hàng loạt theo phương pháp y học cổ truyền dân tộc.

6. Biệt dược là những sản phẩm thuốc mang tên thương mại riêng của một cơ sở sản xuất đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

7. Thuốc mới là các sản phẩm:

Chưa được cấp sổ đăng ký của Bộ Y tế,

Đã được cấp sổ đăng ký nhưng có các thay đổi:

Công thức và thành phần cấu tạo

Chỉ định điều trị.

Cách dùng liều dùng.

Dạng bào chế.

8. Thuốc giả mạo là những sản phẩm có ý đồ lừa đảo:

Không có hoặc có ít dược chất.

Có chứa dược chất khác với tên dựoc chất ghi trên nhãn.

Nhãn, bao gói giống hay gần giống nhãn và bao gói của một thuốc khác.

9. Hành nghề dựoc bao gồm: thử nghiệm thuốc, sản xuất, phân phối, tồn trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, kê đơn thuốc.

Điều 2.

Thuốc phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Có hiệu lực, an toàn và chất lượng.

2. Có nhãn, bao gói tới người dùng.

3. Có số đăng ký và giấy phép sản xuất, lưu hành của Bộ Y tế hoặc cơ quan dược Bộ Y tế uỷ quyền.

Điều 3.

Trách nhiệm:

1. Bộ Y tế, các Bộ hữu quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

2. Tổ chức và cá nhân hành nghề dược phải chấp hành nghiêm túc các quy định về chuyên môn nghiệp vụ dược và chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc của mình.

3. Các tổ chức kiểm kê có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc và phải chịu trách nhiệm về những kết luận của mình.

4. Nhà nước bảo vệ quyền của người hành nghề dược và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

 

CHƯƠNG II

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ DƯỢC

Điều 4.

1. Người hành nghề dược phải có các tiêu chuẩn sau:

Có văn bằng hoặc chứng chỉ hợp pháp.

Có quốc tịch Việt Nam.

Có sức khỏe phù hợp.

Có giấy phép hành nghề của Bộ Y tế, hoặc sở Y tế.

2. Người nước ngoài muốn hành nghề dược tại Việt Nam phải được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy phép.

Điều 5.

1. Cơ sở hành nghề dược phải có các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, nhà cửa, kho tàng phù hợp theo quy định của Bộ Y tế.

2. Có tổ chức quản lý kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hành nghề dược.

 

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC

Điều 6.

Bộ trưởng Bộ Y tế được uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quản lý toàn diện chất lượng thuốc bao gồm:

1. Xét đăng ký sản phẩm thuốc, ban hành và quản lý tiêu chuẩn chất lượng thuốc.

2. Quản lý các phương tiện đo lường trong việc đánh giá chất lượng thuốc.

3. Tổ chức và quản lý hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc đảm bảo thuốc được kiểm tra chất lượng trước khi lưu hành.

 

CHƯƠNG IV

THỬ NGHIỆM THUỐC TRÊN NGƯỜI

Điều 7

Chỉ được thử nghiệm trên người các thuốc:

1. Đã qua giai đoạn tiền lâm sàng và được Hội đồng Khoa học có thẩm quyền xác nhận về mặt an toàn của thuốc.

2. Có tiêu chuẩn chất lượng và dạng bào chế ổn định.

Điều 8

Việc thử thuốc trên người phải theo đúng quy định của Bộ Y tế, được một số cơ sở chữa bệnh ở Trung ương hoặc thành, tỉnh có đủ điều kiện về trình độ chuyên môn và trang thiết bị nhận hợp đồng thử nghiệm.

Điều 9

Bộ Y tế quy định chế độ bảo hộ quyền lợi của người bệnh được thử thuốc.

 

CHƯƠNG V

ĐĂNG KÝ THUỐC

Điều 10.

Tất cả các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải đăng ký và được Bộ Y tế cấp sổ đăng ký.

Điều 11.

Tổ chức hoặc cá nhân xin đăng ký thuốc phải gửi đơn xin đăng ký và hồ sơ kỹ thuật đúng quy định đến Bộ Y tế.

Điều 12.

Thuốc xin đăng ký phải đủ các điều kiện sau:

1. Có kết quả thử nghiệm được xác nhận về hiệu lực và an toàn

2. Kết quả thử nghiệm hoàn chỉnh về dược lý, dược học và tiêu chuẩn kỹ thuật.

3. Phù hợp với phương hướng dùng thuốc của Việt Nam

 

CHƯƠNG VI

SẢN XUẤT THUỐC

Điều 13.

Tổ chức và cá nhân muốn mở cơ sở sản xuất thuốc phải theo đúng những quy định tại Chương II của Điều lệ này và chỉ được sản xuất các thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy phép.

Điều 14.

Thuốc sản xuất trong các cơ sở điều trị, điều dưỡng và hiệu thuốc pha theo đơn không lưu hành ở thị trường phải theo đúng công thức, tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam hoặc của Hội đồng khoa học kỹ thuật cơ sở duyệt hoặc theo đơn của thầy thuốc.

Điều 15.

Chỉ có các tổ chức có chức năng sản xuất, kinh doanh thuốc và được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp giấy phép mới được gia công hoặc nhận gia công thuốc.

Cả hai bên gia công và nhận gia công đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng của thuốc.

Điều 16.

Thuốc sản xuất dung cho súc vật phải có nhãn in: "Dùng cho súc vật" và hình thức khác với dùng cho người.

Nghiêm cấm việc sử dụng và bán thuốc dùng cho súc vật để dùng cho người hoặc dùng các nguyên liệu sản xuất thuốc cho súc vật để sản xuất thuốc dùng cho người.

 

CHƯƠNG VII

PHÂN PHỐI THUỐC

Điều 17.

Tổ chức và các nhân muốn mở cơ sở kinh doanh phân phối thuốc phải theo đúng những quy định tại chương II Điều lệ này.

Điều 18.

Bộ Y tế quy định danh mục thuốc cho các tuyến, các cơ sở kinh doanh phân phối, thuốc bán theo đơn và thuốc bán không cần có đơn.

Điều 19.

Các cơ sở kinh doanh phân phối có quyền từ chối phân phối các trường hợp:

1. Đơn kê không đúng quy chế

2. Có nhầm lẫn về thuốc hoặc chỉ định dùng thuốc.

3. Người mua thuốc không đủ khả năng tiếp thu sự hướng dẫn dùng thuốc của người phân phối thuốc.

4. Mua thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh.

Điều 20.

Nghiêm cấm việc phân phối thuốc chưa có số đăng ký, thuốc nghi ngờ chất lượng, thuốc giả mạo, thuốc quá hạn dùng.

 

CHƯƠNG VIII

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 21.

Các tổ chức và các nhân muốn mở cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải theo đúng những quy định tại Chương II của Điều lệ này và các quy chế về xuất nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế và Bộ Thương nghiệp. Các loại thuốc nhập khẩu phải theo đúng quy định tại chương V của Điều lệ này, thuốc xuất khẩu phải được Bộ Y tế cấp giấy phép.

Điều 22.

Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc:

1. Bộ Y tế cấm lưu hành.

2. Để rút khỏi thị trường theo công bố của nước sản xuất.

3. Có nghi ngờ về chất lượng

4. Không còn nguyên vẹn bao bì đóng gói.

Điều 23.

Tổ chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra, ngăn chặn, niêm phong các thuốc đã quy định tại điều 22 của Điều lệ này và thuốc chưa được Bộ Y tế cho phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 24.

Thuốc nhập khẩu theo đường phi mậu dịch, thuốc mang theo người để dùng, phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và Tổng cục hải quan.

 

CHƯƠNG IX

QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC, THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC GÂY ỨC CHẾ HOẶC HƯNG PHẤN TÂM THẦN; THUỐC PHÓNG XẠ

Điều 25.

1. Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc gây ức chế hoặc gây hưng phấn tâm thần, thuốc phóng xạ, kèm theo danh mục các loại thuốc này.

2. Các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc gây hưng phấn hoặc ức chế tâm thần, thuốc phóng xạ chỉ được dùng vào mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Điều 26.

Bộ Y tế, Bộ Thương nghiệp, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý các loại thuốc đã ghi tại điều 25 của Điều lệ này trong tất cả lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất lưu thông phân phối, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển các loại thuốc đó.

 

CHƯƠNG X

TỒN TRỮ - VẬN CHUYỂN THUỐC

Điều 27.

Tổ chức và các nhân tồn trữ thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có chức năng sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.

2. Có kho tàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tồn trữ, bảo quản, bảo đảm an toàn và chất lượng thuốc.

3. Có hồ sơ kỹ thuật và sổ sách ghi chép xuất, nhập dúng quy định.

Điều 28.

Việc vận chuyển thuốc phải có giấy phép vận chuyển hợp pháp và điều kiện bảo đảm các yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với từng loại thuốc.

Điều 29.

Ngành giao thông vận tải và bưu điện, ngành Nội vụ, và Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm vận chuyển kịp thời thuốc trong các trường hợp thiên tai, địch hoạ, chống dịch, tai nạn lớn theo yêu cầu của ngành y tế.

 

CHƯƠNG XI

KÊ ĐƠN - SỬ DỤNG THUỐC

Điều 30.

Người kê đơn thuốc phải theo đúng quy chế của Bộ Y tế và phải chịu trách nhiệm về những chỉ định của mình.

Điều 31.

Nghiêm cấm việc kê đơn và sử dụng các thuốc:

1. Không nắm vững tác dụng hoặc nguồn gốc.

2. Nghi ngờ về chất lượng

3. Bộ Y tế cấm lưu hành.

4. Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.

 

CHƯƠNG XII

THÔNG TIN THUỐC

Điều 32.

Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc thông tin về thuốc, bao gồm:

1. Thuốc được phép sản xuất, lưu hành.

2. Thuốc phải thu hồi

3. Thuốc cấm lưu hành.

4. Những thông tin khác có liên quan đến chất lượng và an toàn trong việc sử dụng thuốc.

Điều 33.

Tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh thuốc phải cung cấp các thông tin thuốc của mình cho thầy thuốc và người dùng thuốc với trách nhiệm khách quan, trung thực.

Thầy thuốc có trách nhiệm phản ảnh những phản ứng, tai biến trong quá trình sử dụng thuốc cho cơ quan Y tế biết.

Điều 34.

1. Tổ chức và cá nhân muốn quảng cáo, giới thiệu thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng phải:

Chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo, giới thiệu thuốc của mình.

Được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế xét duyệt về nội dung.

2. Ngành văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch chỉ quảng cáo, giới thiệu thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi đã được xét duyệt về nội dung của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.

3. Nghiêm cấm việc quảng cáo thuốc sai sự thật.

 

CHƯƠNG XIII

NHÃN THUỐC

Điều 35.

Tất cả các loại thuốc dùng cho người đều phải có nhãn đến đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

Điều 36.

Nhãn thuốc đưa ra lưu hành trên thị trường phải:

1. Có đủ nội dung cần thiết để người dùng nhận biết được thuốc, cách sử dụng, tránh được nhầm lẫn và khi cần có thể xác minh được nơi sản xuất.

2. Có số đăng ký của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.

Điều 37.

Nghiêm cấm việc mạo nhãn của một thứ thuốc khác đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký.

 

CHƯƠNG XIV

TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC

Điều 38.

1. Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc trong cả nước. Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực trên trong phạm vị địa phương của mình.

2. Tất cả các cơ sở hành nghề dược của y tế các ngành, của các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân phải chịu sự quản lý Nhà nước về lĩnh vực dược của Bộ y tế hoặc Sở Y tế.

Điều 39.

Viện kiểm nghiệm, phân viện kiểm nghiệm là tổ chức kiểm tra chất lượng có thẩm quyền cao nhất về kết luận chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc và là nơi cuối cùng xác định chất lượng thuốc trong trường hợp có tranh chấp về chất lượng thuốc, kể cả với nước ngoài.

Trạm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố, đặc khu là tổ chức kiển tra và giám sát chất lượng có thẩm quyền cao nhất về kết luận chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc của mỗi tỉnh, thành phố, đặc khu.

Riêng việc kiểm định vác xin do Trung tâm Quốc gia kiểm định vác xin đảm nhiệm.

Điều 40.

Bộ trưởpng Bộ Y tế theo chức năng, quyền hạn của mình được thành lập các Hội đồng xét duyệt thuốc và Hội đồng dược điển Việt Nam làm chức năng tư vấn cho Bộ trưởng trong quản lý công tác chuyên môn kỹ thuật dược.

 

CHƯƠNG XV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41.

Người nào vi phạm các quy định của Điều lệ này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 42.

Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Y tế ban hành các quy chế hoạt động của hành nghề dược

Điều 43.

Bộ Y tế và các Bộ liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết thi hành điều lệ này.

Điều 44.

Các quy định trước đây trái với điều lệ này đều bãi bỏ./.

 

ĐIỀU LỆ

VỆ SINH

(Ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng

số 23-HĐBT ngày 24-1-1991)

Để giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân;

Căn cứ vào Chương II Điều 55 của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

Điều lệ này qui định những nguyên tắc chủ yếu về vệ sinh môi trường sống, vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, phòng và chống dịch bệnh.

 

CHƯƠNG I

VỆ SINH LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM, CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG, RƯỢU VÀ THUỐC HÚT

Điều 1.

Các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu, và thuốc hút: khi đưa vào sử dụng và bán cho người tiêu dùng phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.

1. Nghiêm cấm các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân đưa vào sản xuất sử dụng và bán lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.

2. Bộ Y tế phối hợp với các Bộ có liên quan để qui định tiêu chuẩn vệ sinh cho các mặt hàng nói tại khoản 1 điều này.

Điều 2.

Vệ sinh trang bị, dụng cụ chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu

1. Các trang thiết bị dụng cụ chế biến và đựng thức ăn phải làm bằng các vật liệu bảo đảm không thối, không gây nhiễm độc ra thực phẩm, có thể tháo rửa và diệt khuẩn dễ dàng.

2. Các trang thiết bị, dụng cụ chế biến và đựng thức ăn phải luôn luôn bảo đảm sạch sẽ, khi dùng xong phải cọ rửa sạch ngay.

Điều 3.

Vệ sinh bao bì lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu.

Bao bì phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh không làm thối, nhiễm độc và gây mùi vị lạ cho lương thực, thực phẩm, nước uống và rượu.

Điều 4.

Vệ sinh trong chế biến lương thực, thực phẩm nước uống và rượu.

1. Nguyên liệu chế biến phải bảo đảm phẩm chất dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn qui định của từng loại, không thiu thối, hư hỏng, dập nát, không có ký sinh trùng, sâu bọ, không nhiễm hoá chất độc.

2. Nước dùng trong chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

3. Chỉ được dùng các loại phẩm mầu và chất phụ gia trong danh mục đã cho phép vào chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu.

4. Thành phần chế biến trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra theo lô, ca, kíp, nếu không đạt về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh thì phải xử lý kịp thời.

5. Đối với thành phẩm có bao gói thì phải có nhãn hiệu với đầy đủ nội dung: nơi, ngày sản xuất, thành phần dinh dưỡng chính, cách bảo quản, sử dụng và thời hạn sử dụng.

Điều 5.

Vệ sinh trong vận chuyển lương thực, thực phẩm.

1. Phương tiện vận chuyển lương thực, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm.

2. Thức ăn chín phải có phương tiện vận chuyển riêng.

3. Khi vận chuyển, bảo quản các thực phẩm dễ ôi thiu phải có thiết bị lạnh hoặc phương tiện, kỹ thuật riêng.

Điều 6.

Vệ sinh trong bảo quản lương thực, thực phẩm.

1. Kho chứa lương thực, thực phẩm phải bảo đảm thông thoáng, không để lương thực, thực phẩm bị giảm chất lượng, bị ô nhiễm.

Không được để lương thực, thực phẩm chung kho với các loại hàng hoá khác.

2. Thời gian bảo quản các loại lương thực, thực phẩm không vượt quá thời gian tối đa cho phép.

3. Việc sử dụng các hoá chất sát khuẩn, các hoá chất trong bảo quản lương thực, thực phẩm phải theo đúng qui định.

4. Với các loại thức ăn chín, các loại thực phẩm có thể ăn ngay phải được che đậy và bao gói khi đem hàng bán cho người tiêu dùng để tránh ô nhiễm.

Điều 7.

Quy định việc sử dụng hoá chất đối với các nông sản được dùng làm thực phẩm:

1. Chỉ được bón phân hoá học và sử dụng hoá chất trừ sâu cho cây trồng theo đúng danh mục, liều lượng và quy cách do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành.

2. Từ khi phun hoá chất trừ sâu lần cuối đến khi thu hoạch phải có một khoảng thời gian quy định với từng loại rau quả.

3. Nông sản đem bán ra thị trường và sử dụng vào chế biến lương thực, thực phẩm không được có dư lượng hoá chất trừ sâu, phân bón vượt quá giới hạn tối đa cho phép.

Điều 8.

Quy định việc báo cáo, điều tra ngộ độc thức ăn.

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có vụ ngộ độc thức ăn, mọi người đều phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc phải giữ lại để điều tra xác minh.

Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân có loại thức ăn gây ngộ độc sẽ phải trả toàn bộ mọi chi phí khám, chữa bệnh, bồi thường sức khoẻ cho bệnh nhân bị ngộ độc và chi phí cho việc điều tra tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

2. Các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, tập thể và tư nhân khi có bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn thì phải báo ngay cho cơ quan vệ sinh phòng dịch gần nhất.

3. Các cơ quan vệ sinh phòng dịch khi được báo có vụ ngộ độc phải cử người đi điều tra tìm nguyên nhân gây ngộ độc ngay, chậm nhất trong vòng hai giờ kể từ khi nhận được thông báo.

Điều 9.

Yêu cầu vệ sinh đối với người làm nghề chế biến lương thực, thực phẩm, ăn uống.

1. Người làm nghề chế biến lương thực, thực phẩm, ăn uống:

Phải học và nắm vững những điều cần thiết về vệ sinh lương thực, thực phẩm, ăn uống.

Phải thực hiện những yêu cầu vệ sinh trong bảo quản vận chuyển, chế biến lương thực, thực phẩm.

Phải thực hiện những qui định vệ sinh cá nhân và phải mặc quần áo trang phục dành riêng khi sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút.

2. Người đang mắc bệnh truyền nhiễm không được làm những công việc có liên quan đến thực phẩm, các loại nước uống và rượu. Danh mục các bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế quy định.

3. Tất cả các nhân viên làm việc trực tiếp với lương thực, thực phẩm ăn uống trước khi tuyển dụng đều phải kiểm tra sức khoẻ và sau khi tuyển dụng đều được định kỳ kiểm tra sức khoẻ và xét nghiệm phân một năm một lần.

4. Khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ nếu nhân viên nào mắc bệnh truyền nhiễm thì phải tạm thời nghỉ việc cho tới khi nào điều trị khỏi hoặc chuyển sang làm công việc khác.

 

CHƯƠNG II

VỆ SINH NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC DÙNG TRONG SINH HOẠT

CỦA NHÂN DÂN

Điều 10.

Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.

1. Nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân do các nhà máy, xí nghiệp cấp nước cung cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

2. Cơ quan y tế các cấp có trách nhiệm:

Kiểm tra thường xuyên các nhà máy, xí nghiệp cấp nước về tiêu chuẩn vệ sinh nước và các nguồn nước. Khi phát hiện nước bị ô nhiễm hoặc đe doạ sẽ bị ô nhiễm phải yêu cầu xí nghiệp cấp nước, các cơ quan liên quan và người tiêu dùng nước kịp thời xử lý để bảo đảm vệ sinh.

Nếu nơi nào chưa có nước máy phải hướng dẫn nhân dân sử dụng nước giếng, giếng hào lọc, bể lọc, bể chứa nước mưa hợp vệ sinh.

3. Uỷ ban Nhân dân các cấp, các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân có trách nhiêm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm các nguồn nước dùng trong sinh hoạt.

Điều 11.

Vệ sinh các công trình khai thác cung cấp nước.

1. Việc xây dựng các công trình cung cấp nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh.

2. Các nhà máy, xí nghiệp cấp nước phải thực hiện các qui định sau:

Bảo đảm vệ sinh các nguồn nước, đặc biệt là khu vực lấy nước hoặc khai thác nước.

Bảo đảm vệ sinh tại các cơ sở sản xuất nước, các khâu lắng, lọc, khử sắt, khử trùng nước.

Bảo đảm vệ sinh các đài, bể chứa nước, màng lưới đường ống phân phối nước.

Khi cần thiết, việc vận chuyển tiếp tế nước phải bảo đảm vệ sinh; thùng chứa nước phải sạch và chỉ được lấy nước ở các vòi nước đã được kiểm tra đủ tiêu chuẩn vệ sinh.

3. Cơ quan y tế phải khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân của các nhà máy, xí nghiệp cấp nước làm việc trực tiếp với nước.

Điều 12.

Vệ sinh các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.

1. Giếng nước phải được đào ở xa nghĩa địa, xa những nơi ô uế, bãi rác, hố xí, chuồng gia súc.

2. Những nơi không đào được giếng khơi có thể làm giếng hào lọc hoặc xây bể chứa nước mưa.

3. Những nơi không có điều kiện làm giếng khơi, giếng hào lọc bắt buộc phải dùng nước sông, suối, hồ, ao và các nguồn nước khác thì phải dùng các biện pháp xử lý sơ bộ như lắng, lọc, khử trùng nước trước khi sử dụng.

 

CHƯƠNG III

VỆ SINH TRONG SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, VÀ SỬ DỤNG

HOÁ CHẤT

Điều 13.

Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, và sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.

1. Việc sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, hoá chất kích thích sinh trưởng vật nuôi, cây trồng phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Nội vụ và Tổng cục hoá chất quy định cụ thể các tiêu chuẩn vệ sinh trên.

2. Các đội chuyên trách vận chuyển bảo quản và sử dụng hoá chất trong nông nghiệp phải có trang thiết bị riêng biệt, các dụng cụ bảo hộ cá nhân, phương tiện phòng độc và thực hiện các qui định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm về sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ nữ có thai và đang thời kỳ cho con bú, người lớn tuổi (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi) và trẻ em dưới 18 tuổi làm việc này.

Điều 14.

Một số quy định vệ sinh đối với hoá chất trong công nghiệp.

1. Việc đưa hoá chất mới vào sản xuất, sử dụng chỉ được phép sau khi đã bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Tổng cục hoá chất, Bộ Y tế, không gây tác hại đến sức khoẻ con người.

2. Tại những nơi sản xuất, sử dụng các hoá chất độc có thể gây cháy nổ, nhiễm độc hàng loạt phải có hệ thống thông gió khử độc, cứu hoả, cấp cứu.

 

CHƯƠNG IV

VỆ SINH CÁC CHẤT THẢI TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ TRONG SINH HOẠT

Điều 15.

Vệ sinh các chất thải trong công nghiệp.

1. Khi quy hoạch, cải tạo, tổng thể các thành phố, thị xã, thị trấn, Uỷ ban Nhân dân các cấp, Bộ Xây dựng và các ngành liên quan phải phối hợp kế hoạch tập trung dần nhà máy, xí nghiệp vào khu công nghiệp riêng; tổ chức cho nhân dân ở tập trung vào các khu dân cư để bảo đảm khoảng cách an toàn về sức khoẻ.

2. Các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất của Nhà nước, tập thể và tư nhân phải xử lý các chất thải: nguồn khói, bụi, hơi khí độc, váng dầu thô, cặn dầu, tiếng ồn để không làm ô nhiễm môi trường sinh hoạt.

3. Nước thải có nhiều chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp, nước thải có vi khuẩn gây bệnh của các bệnh viện phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống cống chung của thành phố, thị xã.

Nghiêm cấm việc để nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước và môi trường sinh hoạt của nhân dân.

4. Bộ Y tế quy định chế độ kiểm tra việc xử lý chất thải ở các cơ sở sản xuất của Nhà nước, tập thể và tư nhân.

Điều 16.

Vệ sinh các chất thải trong sinh hoạt.

1. Yêu cầu giải quyết vệ sinh đối với phân:

Tuỳ hoàn cảnh, điều kiện của từng nơi mà xây dựng các loại hố xí, nhưng bất kỳ loại hố xí nào cũng đều phải hợp vệ sinh.

Nghiêm cấm việc làm hố xí gần các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.

Mỗi hộ phải có hố xí riêng hoặc sử dụng hố xí công cộng.

Nghiêm cấm việc phóng uế bừa bãi (kể cả trẻ em).

Việc chuyên chở phân phải có phương tiện chuyên dùng riêng và kín, không được làm rơi vãi ra đường.

2. Yêu cầu giải quyết vệ sinh đối với rác.

Rác của các gia đình, cơ quan, trường học, đường phố và nơi công cộng phải được quét dọn, thu góp và chuyển đi hàng ngày;

Những nơi công cộng như bến tàu, xe, chợ... đều phải có thùng đựng rác làm bằng vật liệu không thấm nước, có nắp đậy kín.

Việc đổ rác và chất thải phải đúng nơi qui định. Nghiêm cấm việc vứt rác, đổ rác và chất thải bừa bãi ra đường phố và những nơi công cộng khác.

3. Yêu cầu giải quyết vệ sinh đối với nước thải.

Nước thải phải được xử lý bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định mới được thải ra sông, hồ hoặc các nơi khác.

Hệ thống cống nước thải phải thường xuyên được tu sửa, nạo vét để bảo đảm vệ sinh thông thoát.

Nghiêm cấm việc đổ đất, rác xuống cống hoặc xây dựng làm tắc cống.

 

CHƯƠNG V

VỆ SINH TRONG XÂY DỰNG

Điều 17.

Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh trong xây dựng

1. Khi quy hoạch xây dựng hoặc cải tạo các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng, viện nghiên cứu, khách sạn, sân vận động, nhà nghỉ mát, nhà hát, rạp chiếu bóng, cửa hàng bách hoá, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình công nghiệp và dân dụng khác phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh.

2. Khi quy hoạch xây dựng hoặc cải tạo các công trình trên phải đưa vào thiết kế các tiêu chuẩn vệ sinh sau:

Nhà phải thoáng khí, cao ráo, sáng sủa.

Có đủ các phương tiện vệ sinh, nhà tắm, hố xí, hố tiểu, hệ thống dẫn nước sinh hoạt và hệ thống dẫn nước bẩn vào cống ngầm của thành phố.

Có hệ thống ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.

Có diện tích trồng cây xanh hợp lý.

Điều 18.

Các thủ tục cần thiết khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo.

Tất cả các công trình của Nhà nước, tập thể, tư nhân khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo đều phải làm các thủ tục sau:

1. Phải làm đơn xin phép các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan y tế địa phương kèm theo bản thiết kế xây dựng trong đó có thiết kế các công trình vệ sinh.

2. Khi được phép xây dựng hoặc cải tạo, các đơn vị xin phép phải làm đúng các điều khoản đã qui định trong giấy cho phép và theo đúng thiết kế đã được xét duyệt.

3. Các công trình xây dựng hoặc cải tạo xong phải được Hội đồng thiết kế, cơ quan nghiệm thu công trình có đại diện của cơ quan y tế kiểm tra mới được đưa vào sử dụng.

 

CHƯƠNG VI

VỆ SINH TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ NHÀ TRẺ

Điều 19.

Vệ sinh đối với các cơ sở trường học và nhà trẻ.

Khi xây dựng trường học và nhà trẻ phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh:

1. Trường học và nhà trẻ phải ở nơi cao ráo, sạch sẽ, xa những nơi ô uế, nơi phát sinh tiếng ồn và xa các trục đường giao thông quan trọng.

2. Các nhà trẻ phải có buồng cách ly tạm thời cho trẻ em nghi mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Điều 20.

Vệ sinh đối với trang thiết bị học tập và đồ chơi trẻ em.

1. Bàn ghế của học sinh phải phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Mỗi lớp học ngoài ánh sáng tự nhiên, nơi nào có điện phải trang bị hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

2. Đồ chơi trẻ em cần bảo đảm trọng lượng, kích thước, hình dáng, mầu sắc và các chi tiết của đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, thể lực và kích thước tay trẻ.

Không sản xuất đồ chơi có thành góc cạnh sắc, nhọn, có chứa bất kỳ một loại chất độc nào, có dùng đến thấu kính làm căng thẳng thị giác.

Điều 21.

Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho học sinh và thực hiện chế độ vệ sinh trong nhà trường.

1. Bộ giáo dục và Bộ Y tế phối hợp xây dựng tổ chức y tế học đường hoàn chỉnh.

2. Bộ Giáo dục có trách nhiệm đưa chương trình giáo dục vệ sinh cho học sinh các cấp thành một bộ môn trong chương trình giáo dục chính khoá tạo cho học sinh thói quen giữ vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh cá nhân, vệ sinh nữ, vệ sinh môi trường, vệ sinh trong sinh hoạt và lao động.

3. Hiệu trưởng các trường và Chủ nhiệm các nhà trẻ có trách nhiệm thực hiện tốt chế độ vệ sinh trong nhà trường, nhà trẻ.

 

CHƯƠNG VII

VỆ SINH TRONG LAO ĐỘNG

Điều 22.

Vệ sinh chống bụi, hơi khí độc trong công nghiệp.

1. Các nhà máy, xí nghiệp có môi trường làm việc phát sinh nhiều bụi, hơi khí độc phải đảm bảo tiêu chuẩn nồng độ các chất này không được vượt quá giới hạn cho phép.

2. Để bảo đảm tiêu chuẩn trên, các nhà máy, xí nghiệp phải trang bị hệ thống hút bụi, hơi, khí độc, phải có hệ thống thông gió tự nhiên và hệ thông thông gió chủ động.

Điều 23.

Vệ sinh phòng, chống ảnh hưởng vì khí hậu xấu.

Các nhà máy, xí nghiệp phải bảo đảm nơi làm việc của công nhân thoáng, mát.

1. các xưởng nóng, nhiệt độ không được tới 40 độ C. Nhiệt độ bên trong buồng sản xuất không vượt quá nhiệt độ bên ngoài là 3 độ C - 5 độ C. Nếu nhiệt độ nơi làm việc cao quá qui định thì xí nghiệp phải có biện pháp chống nóng.

2. những nơi lạnh hoặc làm việc ngoài trời về mùa đông khi nhiệt độ dưới 15 độ C phải có các biện pháp chống rét thích hợp.

3. Ở các nhà máy, xí nghiệp có quá trình sản xuất sinh ra nhiều hơi nước phải có các thiết bị chống ẩm.

4. những nơi làm việc có áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường phải bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động, có đủ các trang bị, các dụng cụ phòng hộ cá nhân.

Điều 24.

Vệ sinh phòng, chống ảnh hưởng của các yếu tố vật lý.

1. Các nhà máy, xí nghiệp phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định của tiếng ồn và độ rung. Phải có biện pháp phòng, chống tiếng ồn và rung chuyển ngay từ khi xây dựng hay lắp đặt máy; phải bố trí máy hợp lý để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn.

Nếu các biện pháp chống tiếng ồn vẫn không bảo đảm tiêu chuẩn thì phải có các biện pháp bảo vệ cá nhân như che chụp tai, nút tai.

2. Các cơ sở có sử dụng các chất phóng xạ hay máy X quang phải bảo đảm cho nhân viên không tiếp xúc với tia bức xạ ion hoá quá giới hạn tối đa cho phép, các nguồn phóng xạ (hở, kín) phải có kho riêng; phải bố trí vào nơi riêng biệt. Các phòng X quang dùng trong y tế phải được xây dựng và trang bị bảo đảm an toàn về phóng xạ. Các bã phóng xạ phải chứa vào nơi riêng biệt một thời gian để giảm nồng độ phóng xạ trước khi thải ra ngoài hoặc phải chôn vào nơi an toàn.

3. Đối với các yếu tố vật lý khác tuỳ theo tính chất, đặc điểm tác hại, các nhà máy, xí nghiệp phải bảo đảm đầy đủ trang bị, dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân phù hợp với từng loại công việc (như kính, quần áo, mũ, giầy, dép, găng tay, khẩu trang, mặt nạ và các dụng cụ bảo hộ lao động khác). Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sẽ ban hành các quy định cụ thể về bảo hộ lao động.

Điều 25.

Vệ sinh trong chiếu sáng cho công nhân.

Để bảo vệ mắt cho công nhân và tránh tai nạn lao động, các nhà máy, xí nghiệp phải bảo đảm các tiêu chuẩn về chiếu sáng vị trí làm việc của công nhân theo tiêu chuẩn của Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp sau:

1. Phải sử dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên kết hợp với các phương tiện chiếu sáng chung.

2. ở những nơi công việc có yêu cầu chiếu sáng cao phải dùng hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại chỗ.

Điều 26.

Bảo vệ sức khoẻ cho công nhân.

1. Công nhân phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng: khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp. Công nhân bị mắc các bệnh nghề nghiệp phải được chăm sóc và điều trị chu đáo.

2. Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ kiểm tra ô nhiễm môi trường lao động và chế độ kiểm tra sức khoẻ của công nhân đối với từng ngành nghề có những yếu tố độc hại đến sức khoẻ con người.

 

CHƯƠNG VIII

VỆ SINH TRONG VIỆC QUÀN, ƯỚP, CHÔN, HOẢ TÁNG, DI CHUYỂN THI HÀI, HÀI CỐT

Điều 27.

Những quy định trong việc chôn hoặc hoả táng người chết:

1. Tất cả người chết do nguyên nhân thông thường không được để quá 48 giờ sau khi chết (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của cơ quan y tế, công an hoặc pháp y). Nếu chết do các bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt thán, hoăc chết vì chiến tranh vi khuẩn do địch gây ra thì tử thi khi khâm liệm phải sát khuẩn. Sau đó phải chôn ngay không được để quá 24 giờ.

2. Việc quàn, khâm liệm, chôn người chết do nguyên nhân thông thường và việc khâm liệm, chôn người chết do bệnh dịch đều phải theo đúng quy định của Bộ Y tế.

3. Những trường hợp hoả táng phải được phép của chính quyền và phải làm theo đúng những quy định của cơ quan y tế địa phương và tiến hành theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.

4. Khi chôn cất người chết hàng loạt do chiến tranh:

Trường hợp chết vì chiến tranh, số người chết đông phải chôn cất hàng loạt thì nơi chôn cất phải xa nguồn nước ăn, xa nhà ở ít nhất 100 m và không bị ngập nước.

Nếu chết do vũ khí vi sinh vật thì khi khâm liệm phải tẩm chất sát khuẩn hoặc phủ một lớp vôi bột lên trên, dưới và xung quanh xác chết. Việc chôn cất phải tiến hành ngay trong vòng 24 giờ.

5. Khi lập khu nghĩa địa phải có ý kiến của cơ quan y tế địa phương để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh. Khu nghĩa địa phải cách khu dân cư ít nhất 30 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước máy) và 100 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước giếng).

Nghĩa trang hoặc địa điểm hoả táng cũng phải theo đúng các quy định vệ sinh như nghĩa trang mai táng. Điều cần lưu ý là mạch nước ngầm phải sâu 3 - 4 m để nhà hoả táng có thể thiết kế 2 tầng, tầng dưới đặt ngầm dưới đất.

Điều 28.

Những quy định trong việc bốc mộ; di chuyển xác người chết, hài cốt và việc sử dụng đất nơi đã bốc mộ.

1. Việc di chuyển người chết từ nhà đến nghĩa địa phải chở bằng phương tiện riêng. Nếu quãng đường chuyên chở dài trên 50 km thì bất cứ chết vì nguyên nhân gì và chuyên chở bằng phương tiện gì, người chết cũng phải để trong quan tài, dưới đáy quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát khuẩn. Nếu có điều kiện thì dùng quan tài bọc kẽm. Trường hợp chuyên chở trong đoạn đường dài phải dùng phương tiện vận chuyển nhanh, không được đi quá 24 giờ. Nếu chuyên chở quá thời gian đó thì không được chuyên chở tiếp mà phải chôn tại chỗ.

2. Khi chuyên chở trên quãng đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Uỷ ban Nhân dân và cơ quan y tế địa phương. Nếu không có đủ những giấy tờ trên, chính quyền địa phương trên đường vận chuyển theo yêu cầu của y tế có quyền giữ lại và cho chôn tại nghĩa địa gần nhất.

3. Trường hợp chết do các bệnh dịch tối nguy hiểm hoặc chết do chiến tranh vi sinh vật thì không được di chuyển người chết mà phải chôn tại chỗ.

4. Nếu chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được bốc mộ.

Trường hợp đặc biệt nhưng không phải chết do bệnh truyền nhiễm, việc bốc mộ trong thời gian quá 1 năm và dưới 3 năm phải có giấy phép của Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cơ quan y tế.

Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng những quy định của cơ quan y tế. Khi tiến hành khai quật phải có đầy đủ các phương tiện phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai quật và chôn cất lại.

5. Nếu chết do các bệnh truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được bốc mộ.

Điều 29.

Những quy định trong việc di chuyển người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc di chuyển người chết qua biên giới phải theo đúng điều lệ kiểm dịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và những điểm chi tiết sau đây:

1. Người chết di chuyển qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ những quy định như đối với trong nước, nhưng quan tài bắt buộc phải làm bằng kẽm và phải hàn kín.

2. Không được di chuyển người chết do bệnh dịch qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm cũng phải khâm liệm, chôn cất theo đúng những quy định ở trên.

3. Việc chuyên chở người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các phương tiện ô tô, tầu hoả, máy bay, tầu thuỷ...phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau đây:

Tàu hoả: Quan tài phải bọc kẽm trong có lót ni-lông và chất hút nước, phía ngoài bằng gỗ, phải có đóng xi của công an và y tế, và phải đặt ở toa riêng, kín.

Máy bay: Khâm liệm như đối với tầu hoả, trên máy bay có ngăn buồng riêng và kín (nếu là máy bay thường)

Xe ôtô: Khâm liệm như trên nhưng nhất thiết phải dùng ôtô riêng.

Tầu biển: Khâm liệm như trên, phải để ở buồng riêng và kín.

Trong toa tầu, máy bay, tầu biển, ôtô và buồng dùng để xác người chết không được để bất cứ một vật gì khác ngoài quan tài, ảnh và hoa.

Khi các phương tiện vận chuyển nói trên đưa người chết vào nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới địa điểm đã qui định nếu quá 48 giờ mà chưa có thân nhân thì chính quyền địa phương phải cho chôn ngay tại nghĩa địa gần nhất. Trường hợp đặc biệt có liên quan đến vấn đề ngoại giao thì chính quyền và cơ quan y tế địa phương phải báo cáo ngay cho Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để giải quyết.

 

CHƯƠNG IX

PHÒNG VÀ CHỐNG CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN, BỆNH DỊCH

Điều 30.

Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch.

Để phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch:

1. Mọi công dân phải có trách nhiệm:

Tiêm chủng vắc-xin, phòng bệnh theo quy định của cơ quan y tế.

Phụ nữ có thai phải tiêm vắc-xin phòng chống bệnh uốn ván sơ sinh.

Thực hiện các qui định về vệ sinh phòng chống dịch, bệnh và bảo vệ môi trường.

Cấm thả rông chó, các gia đình nuôi chó phải tiêm phòng cho chó theo quy định chung của thú y.

2. Uỷ ban Nhân dân các cấp, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các đơn vị vũ trang nhân dân phải thường xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch trong phạm vi địa phương, đơn vị mình quản lý.

Điều 31.

Chế độ khai báo khi nghi ngờ hoặc phát hiện có các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch.

1. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện có các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch nguy hiểm, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

2. Khi phát hiện có bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch nguy hiểm các cơ quan y tế phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế cấp trên, còn phải thông báo cho Uỷ ban Nhân dân cùng cấp. Đối với các đơn vị vũ trang nhân dân ngoài việc báo cáo cho cơ quan y tế cấp trên, còn phải thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân và cơ quan y tế địa phương nơi đơn vị đóng quân.

3. Khi phát hiện có bệnh truyền nhiễm kiểm dịch: tả, dịch hạch, sốt vàng; cơ quan y tế phải báo cáo ngay bằng điện thoại, điện tín và bằng mọi cách trong 24 giờ cho các cơ quan quy định tại khoản 2 điều này và báo cáo vượt cấp cho Bộ Y tế về số trường hợp mắc, địa điểm và thời giam mắc, các biện pháp đã xử lý, sau đó cứ 24 giờ báo cáo một lần về tiến triển của dịch cho đến khi hết dịch.

4. Khi phát hiện có những bệnh nhiễm khuẩn gồm: sốt xuất huyết, sốt rét, cúm, viêm màng não, viêm não, bại liệt, nhiệt thán, nhiễm độc, nhiễm trùng thức ăn, ỉa chảy, lỵ, thương hàn, sởi, sốt mò và các bệnh nhiễm khuẩn khác, các cơ quan y tế phải thực hiện chế độ báo cáo như quy định tại khoản 3 điều này nhưng không báo cáo vượt cấp. Nếu dịch tiến triển nhanh, nhiều người mắc, tỷ lệ chết cao thì phải báo cáo vượt cấp cho Bộ Y tế liên tục từ 24 giờ đến 48 giờ/lần cho đến khi hết dịch.

5. Những người từ vùng sốt rét đến đều phải khai báo với cơ quan y tế địa phương. Cơ quan y tế địa phương phải có biện pháp quản lý, ngăn chặn không cho bệnh lây lan.

Điều 32.

Các biện pháp bao vây dập tắt dịch.

Khi có bệnh dịch để bao vây, dập tắt dịch cơ quan y tế các cấp có quyền thi hành các biện pháp sau:

1. Công bố khu vực có dịch và khu vực hết dịch, đồng thời báo cáo ngay Uỷ ban Nhân dân cùng cấp và cơ quan y tế cấp trên.

Đối với các bệnh truyền nhiễm kiểm dịch, cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên có quyền quy định vành đai cách ly để kiểm dịch mọi người, phương tiện giao thông vận tải, bưu phẩm hàng hoá, theo điều lệ kiểm dịch nội địa. Các tổ chức kiểm dịch quốc tế thực hiện theo điều lệ kiểm dịch biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tổ chức việc cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh và người tiếp xúc với bệnh.

3. Tổ chức việc uống thuốc, điều trị dự phòng, tiêm chủng vắc-xin cho những người tiếp xúc với bệnh, những người ở xung quanh khu vực đang có dịch.

4. Chỉ đạo và kiểm tra việc tổng vệ sinh các nhà ở, nơi làm việc, nơi công cộng và các khu vực xung quanh nơi ở của người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh và người tiếp xúc với bệnh, tổ chức diệt khuẩn các chất thải, thực phẩm, nguồn thức ăn, nước sinh hoạt và đồ dùng sinh hoạt của người bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh.

5. Nếu phát hiện có các vật trung gian truyền bệnh liên quan đến vụ dịch thì phải tổ chức diệt chúng.

Nếu vật trung gian truyền bệnh là động vật nuôi thì cơ quan y tế kết hợp với cơ quan thú y tổ chức theo dõi, cách ly, điều trị và xử lý.

6. Hướng dẫn và kiểm tra việc xử lý xác người, xác súc vật chết do bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch gây ra.

Điều 33.

Trách nhiệm, thực hiện việc chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch.

1. Khi nghi có bệnh dịch nguy hiểm, bệnh dịch lạ xảy ra, có nguy cơ phát triển nhanh, lan rộng, bệnh nặng, có người chết, Uỷ ban Nhân dân các cấp, các cơ quan xí nghiệp, trường học, các đơn vị vũ trang nhân dân phải khẩn trương thành lập ban chống dịch để điều hành mọi hoạt động chống dịch trong phạm vi địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý.

2. Uỷ ban Nhân dân các cấp, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi gia đình có trách nhiệm thực hiên các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại điều 31 và điều 32 của Điều lệ này.

 

CHƯƠNG X

VỆ SINH CÔNG CỘNG

Điều 34.

Quy định vệ sinh trên đường phố.

1. Không được đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi trên đường phố, hè phố, bãi cỏ, gốc cây, hồ ao và những nơi công cộng khác.

2. Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát, gạch và các chất thải khác, không được làm rơi vãi trên đường đi.

3. Không được tự tiện đào đường, hè phố. Nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như cũ, không được để đất và vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh.

4. Hệ thống công rãnh phải kín và thường xuyên được khai thông.

5. Không được quyét đường phố vào những giờ có đông người đi lại.

Điều 35.

Quy định vệ sinh ở nơi công cộng

1. Những nơi công cộng như bến xe, bến tầu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thể phải có đủ nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín.

2. Những khu vực đông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ.

3. Không được tắm, giặt ở các vòi nước công cộng.

4. Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện, phòng học, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ôtô, máy bay và những nơi tập trung đông ngưòi trong không gian hạn chế. Tại những cơ sở này phải qui định những nơi hút thuốc riêng.

Điều 36.

Quy định vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

1. Việc nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.

2. Không được thả rông gia súc trên đường phố, khi lùa đàn gia súc qua thành phố, thị xã phải đi vào ban đêm và đi theo đường quy định riêng; nếu có phân gia súc rơi vãi trên đường phố phải dọn ngay.

Không được cho trâu bò tắm ở các sông ngòi, hồ ao, nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống.

Điều 37.

Quy định việc sử dụng phân bắc.

1. Phân bắc phải được ủ kỹ trước khi sử dụng.

2. Không được lấy và vận chuyển phân vào những giờ nhiều người qua lại trên đường phố.

3. Khi vận chuyển phân phải được để vào trong thùng đậy kín không được để phân rơi vãi trên đường đi.

 

CHƯƠNG XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38.

Trách nhiệm thực hiện các quy định của Điều lệ.

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp, Thủ trưởng các Bộ, ngành, cơ quan xí nghiệp, trường học, hợp tác xã, các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức xã hội, các nhà máy, xí nghiệp, tư nhân và mọi công dân, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những qui định của Điều lệ này.

Điều 39.

Xử lý các vi phạm

Người nào vi phạm những qui định của Điều lệ vệ sinh, tuỳ theo mức độ sẽ phải chịu kỷ kuật, hoặc chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.

Người nào vi phạm những quy định của Điều lệ vệ sinh gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của người khác thì ngoài các hình thức xử lý nêu ở khoản 1 điều này còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 40.

Điều lệ này thay thế điều lệ giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khoẻ ban hành theo Nghị định số 194-CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ.

Những quy định trước đây trái với điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 41.

Bộ Y tế và các Bộ liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Điều lệ này.

 

ĐIỀU LỆ

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

(Ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng

số 23-HĐBT ngày 24 tháng 1 năm 1991)

Căn cứ vào chương III (điều 21, điều 22), Chương IV, Chương VII, Chương VIII (điều 44, điều 46, điều 47) và điều 55 của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Điều lệ này điều chỉnh các mối quan hệ trong khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi thương binh, bệnh binh, người tàn tật và đồng bào các dân tộc thiểu số.

 

CHƯƠNG I

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 1.

1. Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn đều có quyền khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nơi cư trú, lao động và học tập.

2. Người bệnh được lựa chọn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các thầy thuốc họăc lương y tuỳ theo khả năng kinh tế mà họ thoả thuận và tự nguyện đóng góp.

Điều 2.

Người bệnh đựoc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các điều kiện sau:

Theo hiệp định được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác,

Theo sự bảo trợ của thân nhân hoặc các tổ chức nước ngoài,

Tự bảo đảm mọi chi phí.

Các thủ tục ra nước ngoài phải theo những quy định chung của Nhà nứơc.

Điều 3

1. Trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:

Nhanh chóng tiếp nhận người bệnh, người bị nạn

Huy động tối đa nhân lực, thuốc men, trang bị kỹ thuật để cấp cứu. Nếu vượt khả năng, sau khi đã sơ cứu người bệnh, người bị nạn tương đối ổn định phải đưa người bệnh, người bị nạn lên tuyên trên.

Trường hợp thiên tai, địch hoạ hoặc nghi ngờ bệnh dịch, bị đầu độc... dẫn đến cấp cứu hàng loạt phải tìm mọi cách báo cáo khẩn cấp lên cấp trên để chỉ đạo kịp thời.

Điều 4.

Người bệnh và thân nhân người bệnh có trách nhiệm:

Tôn trọng và thực hiện đầy đủ các qui định về khám bệnh, chữa bệnh và nội quy bệnh viện.

Phản ánh những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Đóng góp một phần viện phí y tế theo qui định của Bộ Y tế.

 

CHƯƠNG II

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẦY THUỐC

Điều 5.

Điều kiện hành nghề của thầy thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tập thể và tư nhân:

Có bằng tốt nghiệp y khoa ở các trường đại học hoặc trung học chuyên nghiệp.

Có giấy phép hành nghề.

Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề cho thầy thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở trung ương trực thuộc Bộ Y tế và y tế ngành. Sở y tế cấp giấy phép hành nghề cho thầy thuốc tại các cở sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tập thể và tư nhân ở địa phương.

Điều 6.

Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm:

Hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cách phòng bệnh, tự chữa bệnh, luyện tập dưỡng sinh và phục hồi chức năng.

Giữ gìn bí mật về những điều liên quan đến bênh tật có ảnh hưởng đến hạnh phúc, uy tín, tình cảm của người bệnh. Nghiêm cấm việc xuyên tạc tình hình bệnh của người bệnh.

Tận tình cứu chữa người bệnh để không làm tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm người bệnh.

Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ công tác bệnh viện, điều lệ kỹ thuật, chuyên môn y tế.

Chỉ sử dụng những phương pháp, phương tiện dược phẩm Bộ Y tế cho phép.

Điều 7.

1. Khi có cấp cứu, thầy thuốc và nhân viên y tế được quyền sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc tại chỗ để kịp thời cứu chữa người bệnh.

Người điều khiển hoặc chủ các phương tiện trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu từ chối yêu cầu của thầy thuốc và nhân viên y tế và gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

2. Mọi hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ đều bị xử lý theo pháp luật.

3. Khuyến khích việc tổ chức các quỹ bảo trợ y tế trong và ngoài nước.

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUYÊN MÔN TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 8.

Quy định về phẫu thuật, thủ thuật

1. Mọi trường hợp phẫu thuật và thủ thuật đều phải được sự đồng ý của người bệnh.

2. Đối với người bệnh chưa đến tuổi thành niên, bị hôn mê hoặc rối loạn tâm thần thì:

Phải được thân nhân, người giám hộ đồng ý cho phẫu thuật và ký vào giấy xin mổ.

Trường hợp người giám hộ hoặc thân nhân không đồng ý, không ký vào giấy xin mổ, nếu không phẫu thuật sẽ đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh thì phẫu thuật viên chính có quyền quyết dịnh sau khi được Giám đốc bệnh viện hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt. Nếu Giám đốc bệnh viện hoặc người được Giám đốc uỷ quyền vắng mặt, phẫu thuật viên chính sau khi cân nhắc lại điều kiện có quyền tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật xong phải lập báo cáo đầy đủ và chi tiết diễn biến sự việc trình Giám đốc bệnh viện để nắm tình hình.

3. Danh mục các loại phẫu thuật và thủ thuật cho các tuyến y tế trên phạm vi cả nước do Bộ Y tế quy định.

4. Các bệnh viện tư, phòng khám bệnh tư, nhà hộ sinh tư chỉ được làm phẫu thuật hoăc thủ thuật theo giấy phép của Sở Y tế.

Điều 9.

Quy định về bắt buộc chữa bệnh.

1. Việc bắt buộc chữa bệnh theo Điều 35 của Bộ Luật hình sự phải tuân theo các trình tự thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự quy định.

2. Bắt buộc chữa bệnh đối với các loại bệnh sau:

Bệnh Sida, bệnh hoa liễu như giang mai, lậu và các bệnh khác lây qua đường sinh dục đang có nguy cơ cấp diễn dễ lây lan cho người khác.

Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.

3. Các cơ sở y tế chuyên khoa có trách nhiệm tổ chức việc giám định bệnh để xác định việc bắt buộc chữa bệnh. Việc giám định bệnh phải được tiến hành khẩm trương, thận trọng, khoa học và người giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận mình.

4. Chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở y tế để đưa người bệnh vào chữa bệnh bắt buộc.

5. Nghiêm cấm hành vi ngăn cản người bệnh vào chữa bệnh bắt buộc và hành vi cố ý đưa người bệnh vào chữa bệnh không đúng loại bệnh bắt buộc.

6. Khi kết thúc việc bắt buộc chữa bệnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức xã hội phải tiếp nhận và thu xếp công việc để người bệnh sớm ổn định cuộc sống.

7. Trường hợp bắt buộc chữa các loại bệnh lây nhiễm, các cơ sở y tế chuyên khoa phải theo dõi chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên và báo cáo với y tế cấp trên để chỉ đạo kịp thời.

Điều 10.

Quy định về lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người.

1. Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người sống phải được người đó tự nguyện và viết thành văn bản.

2. Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người chết được tiến hành trong các trường hợp:

Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc một bộ phận cơ thể của họ.

Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết đồng ý cho bằng văn bản.

Người chết vô thừa nhận.

3. Cơ quan y tế được quyền tiếp nhận, bảo quản và sử dụng mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người.

4. Các thủ tục, tiến hành ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể con người được tiến hành như các trường hợp phẫu thuật ghi trong điều 8 của Điều lệ này.

5. Cơ sở y tế tiến hành lấy mô hoặc một bộ phận cơ thể của người cho có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho họ trước, trong và sau khi lấy.

Điều 11

Quy định về giải phẫu tử thi.

1. Việc giải phẫu tử thi theo trưng cầu của các cơ quan pháp luật có thẩm quyền được tiến hành theo trình tự thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Các bênh viện được quyền giải phẫu thi thể người chết trong các trường hợp chết do tai nạn, đột tử, ngộ độc hoặc chưa rõ nguyên nhân và các trường hợp cần thiết khác để nâng cao chất lượng chuẩn đoán và chữa bệnh.

3. Các trường Đại học Y có đủ các điều kiện bảo quản tử thi được phép giữ tử thi vô thừa nhận hoặc tử thi của người có di chúc để nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

 

CHƯƠNG IV

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HÀNH NGHỀ Y TẾ TẠI VIỆT NAM.

Điều 12.

Người nước ngoài đang ở Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh khi họ có nhu cầu hoặc phía Việt Nam xét thấy cần phải bảo vệ sức khoẻ cho họ và người xung quanh.

Điều 13.

Người nước ngoài muốn vào chưa bệnh tại Việt Nam đều phải gửi trước cho Bộ Y tế Việt Nam hồ sơ bệnh án để xem xét và tiếp nhận.

Điều 14.

Người nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân và chấp hành nội quy bệnh viện.

Điều 15.

Việc thanh toán viện phí đối với người nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam sẽ căn cứ vào các điều khoản trong các Hiệp định đã ký kết hoặc sự thoả thuận khác giữa Việt Nam với các nước mà họ mang quốc tịch.

Điều 16.

Thầy thuốc không mang quốc tịch Việt Nam muốn hành nghề y tế tại Việt Nam phải đựoc Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp giấy phép và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.

 Điều 17.

1. Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ giám định tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động của người được giám định.

Xác định mức độ mất khả năng lao động tạm thời hay lâu dài và nguyên nhân gây mất khả năng lao động của người được giám định.

Quy định điều kiện và loại hình lao động, công việc và nghề nghiệp phù hợp với sức khoẻ của người được giám định.

Điều 18.

Các tổ chức sử dụng lao động căn cứ vào kết luận của Hội dồng giám định y khoa thực hiện các quyền của người lao động được nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng, hưởng chế độ lao động thích hợp.

Các cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa thực hiện chính sách đối với người lao động được nghỉ mất sức, hưởng chế dộ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội theo tỷ lệ mất sức lao động của họ.

Điều 19.

Các tổ chức sử dụng lao động, các cơ quan bảo hiểm xã hội và người lao động nếu không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa có quyền đề nghị lên Hội đồng giám định y khoa trên một cấp giám định lại.

Điều 20.

Hội đồng giám định y khoa sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý giám định sai sự thật.

 

CHƯƠNG VI

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Điều 21.

1. Bộ Y tế có nhiệm vụ:

Xây dựng và phát triển ngành phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương.

Đề xuất các chính sách, chế độ đối với người tàn tật, người làm công tác phục hồi chức năng.

2. Các bệnh viện trung ương, Viện chuyên khoa, bệnh viện tỉnh, huyện, Bệnh viện ngành, Viện điều dưỡng phải có Khoa y học phục hồi chức năng làm nhiệm vụ:

Phục hồi chức năng cho người bệnh,

Tập huấn kỹ thuật cho tuyến dưới,

Bảo đảm các dụng cụ phục hồi chức năng, chủ yếu là dụng cụ tự tạo trong nước do Bộ Y tế quy định.

Điều 22.

Bộ Y tế phải đưa chương trình giáo dục về phục hồi chức năng vào giảng dạy trong các trường Đại học Y, Trung học Y và các trường đào tạo cán bộ y tế khác.

Điều 23.

Hệ thống y tế huyện là đơn vị trực tiếp tổ chức chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Phục hồi chức năng đối với cộng đồng là một biện pháp đưa người tàn tật được phục hồi ngay tại gia đình. Người tàn tật được sử dụng các dụng cụ trợ giúp ngay tại địa phương. Cán bộ y tế cơ sử kết hợp với người thân trong gia đình huấn luyện người tàn tật. Bộ y tế có trách nhiệm xây dựng và phát triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí; đôn đốc và kiểm tra các ngành y tế, thương binh xã hội, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao và các ngành liên quan thực hiện tốt chương trình phục hồi chức năng dựa vào công đồng và tạo mọi điều kiện để đưa người tàn tật có khả năng trở lại cuộc sống bình thường: trẻ em được đi học, người lớn có việc làm.

Điều 24.

Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng, các xưởng sản xuất dụng cụ phục hồi chức năng theo từng khu vực.

CHƯƠNG VII

PHỤC HỒI SỨC KHOẺ BẰNG YẾU TỐ THIÊN NHIÊN

Điều 25.

Các yếu tố thiên nhiên là những nguồn gốc nước khoáng, mỏ bùn thuốc, khu vực bãi biển, vùng khí hậu và các yếu tố thiên nhiên có tác dụng dược lý đặc biệt trong phòng bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng.

Điều 26.

1. Bộ Y tế có trách nhiệm xác định và xếp hạng các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh; đề ra hướng khai thác và nội dung sử dụng.

2. Tổng cục Mỏ - Địa chất, Tổng cục dầu khí, Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Năng lượng, Bộ Xây dựng, Bộ Thuỷ lợi và Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm phát hiện và cùng với chính quyền địa phương bảo vệ các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh trên địa bàn hoạt động của ngành mình.

3. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đăc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý việc khai thác và bảo vệ các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh đã xếp hạng.

Điều 27.

1. Việc khai thác và sử dụng các khu vực có yếu tố thiên nhiên vào mục đích phục vụ sức khoẻ nhân dân phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đã xếp hạng,

Đã thực hiện các công trình khai dẫn, bảo đảm vệ sinh.

Đã được cấp giấy phép của Bộ Y tế.

2. Nghiêm cấm việc khai thác và sử dụng các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh ngoài mục đích phục vụ sức khoẻ nhân dân.

Điều 28.

1. Bảo vệ môi trường các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh đã xếp hạng và khai thác.

Các khu vực khai thác yếu tố thiên nhiên chữa bệnh phải có các tổ chức bảo vệ vệ sinh. Môi trường cần được bảo vệ chặt chẽ chống mọi sự ô nhiễm sinh học, hoá học, tiếng ồn, các rung động. Bộ Y tế quy định các tổ chức bảo vệ vệ sinh.

2. Bảo vệ môi trường các khu vực có yếu tố thiên nhiên chữa bệnh đã xếp hạng nhưng chưa khai thác.

Các địa phương phải khoanh vùng bảo vệ và khu vực dự kiến khai thác.

Nghiêm cấm việc xây dựng, canh tác lâu dài làm cản trở việc khai thác các yếu tố thiên nhiên chữa bệnh.

 

CHƯƠNG VIII

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI CAO TUỔI, THƯƠNG BỆNH BINH,

NGƯỜI TÀN TẬT, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ.

Điều 29.

Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật.

1. Các phòng khám bệnh phải thực hịên chế độ ưu tiên khám trước cho những người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật.

2. Tuyến y tế cơ sở có trách nhiệm quản lý sức khoẻ cho người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật; có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với những bệnh dễ xảy ra tai biến đột xuất.

3. Ngành y tế, thể dục thể thao phối hợp với các ngành liên quan, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục những kiến thức phổ thông để các đối tượng trên có thể tự giữ gìn sức khoẻ đặc biệt là các phương pháp dưỡng sinh, luyện tập phục hồi chức năng; thành lập các tổ chức, các hội nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật.

4. Các trường y tế phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Điều 30.

Bảo vệ sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số.

1. Đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao biên giới theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng được cấp thuốc sốt rét và thuốc bướu cổ; khi ốm đau, bệnh tật phải điều trị tại bệnh viện sẽ được miễn viện phí.

2. Uỷ ban Nhân dân các cấp phải bảo đảm kinh phí hoạt động hàng tháng cho các trạm y tế xã vùng cao, biên giới.

3. Bộ Nội thương có trách nhiệm cung ứng muối trộn iôt cho các tỉnh miền núi.

4. Ngành y tế phải cấp cho mỗi trạm y tế xã vùng cao, biên giới đủ trang bị dụng cụ y tế, thuốc men theo danh mục số lượng do Bộ Y tế quy định.

5. Cán bộ y tế công tác ở vùng cao, biên giới, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng Tây nguyên được hưởng phụ cấp khu vực và phụ cấp khuyến khích theo quy định của Nhà nước.

Cán bộ y tế thôn, bản hoặc cụm dân cư, ở các xã trong khu vực trên được hưởng sinh hoạt phí tương đương với mức lương của cán bộ y tế cùng cấp bậc trong biên chế Nhà nước.

6. Ngành y tế phối hợp với các ngành văn hoá, giáo dục, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội phải thường xuyên tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, giáo dục vệ sinh, nếp sống văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số bằng mọi hình thức phong phú dễ hiểu, đặc biệt là các hình thức nói chuyện, phim, ảnh, sách báo.

 

CHƯƠNG IX

BẢO VỆ SỨC KHOẺ PHỤ NỮ, TRẺ EM

Điều 31.

Phụ nữ có quyền được các cơ sở y tế quản lý và theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được chăm sóc sức khoẻ khi sinh con, được lựa chọn các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch, được đến các cơ sở y tế để chữa vô sinh theo yêu cầu của mình.

Điều 32.

Yêu cầu về nạo thai, phá thai:

Các cơ sở y tế chuyên khoa phải thực hiện các yêu cầu của phụ nữ về đặt và tháo dụng cụ tử cung, hút điều hoà kinh nguyệt, nạo phá thai theo nguyện vọng từng người.

Các bệnh viện chuyên khoa phụ sản, bệnh viên đa khoa tỉnh, thành phố mới được quyền phá thai bệnh lý, phá thai to.

Nghiêm cấm các cơ sở y tế, và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc Sở y tế cấp.

Điều 33.

Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển màng lưới chuyên khoa phụ sản, sơ sinh và sinh đẻ kế hoạch đến tận cơ sở đào tạo, bổ túc cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm các cơ sở vật chất như phòng đẻ, phòng khám phụ khoa, phòng làm thủ thuật điều trị và các nhu cầu cần thiết khác.

Điều 34.

Bảo vệ sức khoẻ trẻ em.

1. Trẻ em dưới 5 tuổi khi ốm đau được chăm sóc y tế, được khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên, được xét miễm viện phí theo quy định của Bộ Y tế.

Trẻ em dưới 5 tuổi được khám sức khoẻ định kỳ.

2. Các trạm y tế cơ sở, các phòng khám bệnh có trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khoẻ cho trẻ em, tiêm chủng, hướng dẫn cho cha mẹ các em phương pháp nuôi dưỡng và phòng bệnh.

3. Cha mẹ và người thân của trẻ em có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khoẻ, tiêm chủng theo kế hoạch của y tế cơ sở; thực hiện các quyết định của thầy thuốc về khám bệnh, chữa bệnh đối với các em.

Điều 35.

Nghiêm cấm các hành vi đánh đập, hành hại, bóc lột sức lao động để ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.

Điều 36.

Chăm sóc trẻ em có khuyết tật.

1. Ngành y tế, ngành lao động thương binh và xã hội, ngành giáo dục cùng Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em bị tàn tật được tham gia tích cực vào hoạt động của gia đình, nhà trường, xã hội.

2. Trẻ em có khuyết tật khi đến các cơ sở phục hồi chức năng không phải trả tiền.

 

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37.

Xử lý các vi phạm:

Người nào vi phạm những quy định của Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, tuỳ theo mức độ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.

Người nào vi phạm những quy định của Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng nếu gây thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ và tài sản của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 38.

Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 39.

Bộ Y tế và các Bộ liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Điều lệ này.

 

ĐIỀU LỆ

THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ

(Ban hành theo Nghị định số 23-HĐBT ngày 24 tháng 1 năm 1991)

của Hội đồng Bộ trưởng

Để tăng cường hiệu lực thi hành của Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân;

Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh thanh tra, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính;

Điều lệ này quy định tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Thanh tra Nhà nước về y tế.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Thanh tra Nhà nước về y tế có chức năng thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về y tế trên phạm vi cả nước, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược của các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức xã hội và công dân; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế; xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

Điều 2.

Thanh tra Nhà nước về y tế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, công tác và nghiệp vụ thanh tra của thanh tra Nhà nước.

Điều 3.

Hoạt động thanh tra Nhà nước về y tế phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; thanh tra viên y tế được sử dụng các quyền của thanh tra viên quy định tại pháp lệnh thanh tra; được quyết định hình thức xử phạt hành chính khi tiến hành thanh tra vệ sinh, thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, thanh tra dược và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 4.

Các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức xã hội và công dân nơi tiến hành thanh tra phải cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản những sự việc có liên quan đến nội dung thanh tra; phải chấp hành yêu cầu, quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên y tế.

Điều 5.

Thanh tra viên y tế khi làm nhiệm vụ phải mang theo thẻ thanh tra, có sắc phục riêng.

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ

Điều 6.

Thanh tra Nhà nước về y tế được tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm: thanh tra vệ sinh, thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, thanh tra dược, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 7.

Tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế ở trung ương được tổ chức theo pháp lệnh thanh tra:

1. Chánh thanh tra y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Tổng thanh tra Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

2. Các Phó Chánh thanh tra y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra y tế. Các Phó Chánh thanh tra y tế được phân công phụ trách từng lĩnh vực: thanh tra vệ sinh, thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, thanh tra dược, thanh tra chính sách, Pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Các thanh tra viên về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh, dược về chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 8.

Tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế ở địa phương được tổ chức theo pháp lệnh thanh tra:

1. Chánh thanh tra Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế đề nghị Chánh thanh tra tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Phó Chánh thanh tra Sở Y tế do Chánh thanh tra Sở Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế quyết định.

3. Các thanh tra viên về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh, dược, về chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ,

TIÊU CHUẨN CỦA THANH TRA VIÊN Y TẾ.

Điều 9.

1. Tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế cấp trung ương có trách nhiệm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược của các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức xã hội và công dân trong cả nước; thanh tra việc thhực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

b) Hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật cho tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế ở địa phương.

2. Tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế ở địa phương có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, khám chữa bệnh và dược của các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân, các tổ chức xã hội và công dân trong địa phương; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Điều 10.

Thanh tra viên y tế có quyền:

1. Yêu cầu các tổ chức và cá nhân nơi đang thanh tra cung cấp tài liệu cần thiết và báo cáo bằng văn bản những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra theo đúng yêu cầu và thời gian qui định. Trường hợp cần thiết được niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giám định, kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ cho việc thanh tra.

2. Đình chỉ có thời hạn những việc làm vi phạm các quy định về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh, dược gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân và những việc làm khác đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

3. Quyết định cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi tang vật, giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh, sản xuất của các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và công dân nếu vi phạm các quy định về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược.

4. Quyết định khiển trách, cảnh cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác thanh tra y tế, báo cáo sai sự thật, không chấp hành đúng yêu cầu, quyết định của thanh tra.

Trường hợp phải xử lý hình thức cao hơn thì kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định.

5. Chuyển hồ sơ, tài liệu sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp có dấu hiệu tội phạm.

Điều 11.

Tiêu chuẩn chung của thanh tra viên y tế:

Đạo đức phẩm chất tốt, trung thực.

Có kiến thức chuyên ngành, kiến thức pháp lý cần thiết.

Có nghiệp vụ về thanh tra.

 

CHƯƠNG IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI,

TẬP THỂ, TƯ NHÂN, VÀ CÔNG DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA

NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ.

Điều 12.

1. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân, và công dân có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để các tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế hoàn thành nhiệm vụ.

2. Các đối tượng thanh tra phải báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác theo yêu cầu và nội dung của thanh tra y tế.

3. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các kiến nghị, quyết định của thanh tra y tế, báo cáo kết quả, biện pháp thực hiện quyết định, kiến nghị của thanh tra trong thời hạn quy định.

Điều 13.

Trường hợp không nhất trí với kiến nghị, quyết định của thanh tra y tế thì đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại trong 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, quyết định của thanh tra.

Điều 14.

1. Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh, dược, về chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

2. Nếu trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược mà gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của nhân dân thì trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, đối tượng thanh tra vẫn phải thi hành ngay các kiến nghị, quyết định của thanh tra y tế.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 15.

1. Người nào có thành tích trong hoạt động thanh tra Nhà nước về y tế hoặc giúp đỡ các tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế hoạt động thì sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra Nhà nước về y tế vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân; người nào cản trở, mua chuộc, trả thù thanh tra viên y tế và người cộng tác với tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế hoặc vi phạm các quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 16.

Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Điều lệ này./.

 

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Nguyễn Khánh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.