• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/08/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2013
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 108/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2002

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt

Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010

_________________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 7 năm 1989;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại tờ trình số 3880/TTr-BYTngày 17 tháng 5 năm 2002,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010" vớinhững nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát:

Pháttriển ngành Dược thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi nhọn theo hướng côngnghiệp hoá- hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảmcung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lývà an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a)Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngànhcông nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Đến hết năm2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dượcphẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practice - GP).

b)Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản xuất các nguyênliệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu.

c)Cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, không để thiếu các thuốc thuộcdanh mục thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia(thuốc phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ v.v...). Chútrọng bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cung ứng thuốc cho nhân dân vùng khó khăn.

d)Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

đ)Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xãhội; mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12-15 USD/ người/năm; có 1,5 dược sĩ đạihọc/10.000 dân.

3. Các giải pháp và chính sách chủ yếu:

a) Giải pháp về quy hoạch, đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoahọc:

Quyhoạch công nghiệp Dược theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhậpquốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thuốc về quy mô và chất lượng, đầu tư cácdây chuyền công nghệ cao theo hướng đi tắt đón đầu. Qui hoạch và hiện đại hoáhệ thống phân phối thuốc bao gồm xuất nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ. Phát triểnmạng lưới bán lẻ, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Đầutư có trọng điểm các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiênđầu tư sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dượcliệu và thuốc mang tên gốc thay thế thuốc nhập khẩu; nghiên cứu sản xuất cácdạng thuốc bào chế cho trẻ em và người già. Chú trọng đầu tư phát triển dượcliệu.

Pháttriển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế và công nghệ sinh học,về dược liệu, phân tích kiểm nghiệm thuốc để phục vụ sản xuất các thuốc mới.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành sản xuất,cung ứng và sử dụng thuốc...

Kếthợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược với nguồnlực của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khácđể nghiên cứu về thuốc và nguyên liệu làm thuốc, gắn quá trình nghiên cứu vớithực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.

b) Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:

Củngcố và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dược: Kiện toàn Cục Quảnlý Dược Việt Nam; tổ chức lại và tăng cường năng lực Thanh tra chuyên ngành dược;hoàn thiện tổ chức các phòng Quản lý dược của các Sở Y tế; quy hoạch lại hệthống sản xuất thuốc.

Chútrọng đào tạo nguồn nhân lực dược: tăng cường đào tạo và đào tạo lại các loạihình cán bộ dược. Phát triển đào tạo sau đại học. Phát hiện và bồi dưỡng nhântài, đào tạo nguồn cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Thành lập mới một số khoadược ở các Trường Đại học Y để đào tạo dược sỹ đại học cho các khu vực khókhăn.

Đàotạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực Dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theođịa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệtchú ý bảo đảm đủ cán bộ dược cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, tuyến huyện vàtuyến xã.

c) Giải pháp về giám sát chất lượng thuốc:

Hiệnđại hoá hệ thống bảo đảm chất lượng thuốc.

Tổchức lại hệ thống kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc. Nâng cao năng lực cácphòng kiểm nghiệm thuốc để có thể kiểm nghiệm dược phẩm lưu thông trên thị trường.

Tạođiều kiện và khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ kiểm nghiệm hiện đạingoài hệ thống kiểm nghiệm nhà nước.

d) Các giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách:

Hoànthiện hệ thống luật pháp về quản lý dược. Xây dựng Luật Dược. Sửa đổi, bổ sungvà ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về dược, hệ thống quy chế, cácthường qui kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược. Chuẩn hoá các hoạt độngquản lý, sản xuất và cung ứng thuốc, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

Xâydựng chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triểnvà đổi mới công nghệ, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất sản phẩm dượcxuất khẩu.

Xâydựng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dược, trong đó ưu tiêncác dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc nhất là đối với các dự án sử dụng côngnghệ cao, công nghệ sinh học. Có chính sách thích hợp về đầu tư nước ngoàitrong lĩnh vực phân phối thuốc.

Đadạng hoá các loại hình kinh doanh dược, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Khuyếnkhích các doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới.

Tăngcường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, với Tổ chức Y tế thế giớivà các tổ chức quốc tế khác. Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phùhợp với những cam kết của nước ta trong quan hệ song phương và đa phương, từngbước hoà hợp qui chế về dược với khu vực và thế giới.

Chỉđạo và vận động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là công tác trọng tâmvà thường xuyên của ngành y tế. Hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng lạmdụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin, biệt dược...Khuyến khích sử dụng thuốc mang tên gốc (generic), thuốc sản xuất trong nước,thuốc y học cổ truyền.

d) Bảo đảm tài chính:

Huyđộng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cácnguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức phi chính phủ, vốnđầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và của cộng đồng.

Nguồnvốn ngân sách nhà nước tập trung cho nhu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ, chođào tạo nguồn nhân lực, phát triển tiềm năng dược liệu và công nghiệp nguyênliệu làm thuốc, đầu tư cho các doanh nghiệp công ích và nâng cao năng lực củacơ quan quản lý nhà nước và cơ quan kiểm nghiệm.

Nguồnvốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu vực sản xuất dược phẩm, khuyến khíchđầu tư những dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại, ưu tiên cho sản xuấtnguyên liệu làm thuốc.

Nhucầu về đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm của các doanh nghiệpđược huy động từ nguồn vốn vay, vốn tự có, cổ phần hoá...

Căncứ vào kế hoạch thực hiện Chiến lược, Bộ Y tế xây dựng dự toán gửi Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét, cân đối vào ngân sách hàng năm báo cáoChính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

e) Thời gian thực hiện Chiến lược:

Từnăm 2002 đến năm 2010, được chia làm 2 giai đoạn:

Giaiđoạn 1: từ năm 2002 đến năm 2005

Giaiđoạn 2: từ năm 2006 đến năm 2010

Căncứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể của từnggiai đoạn, phù hợp với nội dung Chiến lược này.

Điều 2.Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ,ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợptình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chứcsơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2005 và tổng kết thực hiện Chiến lược vàonăm 2010.

Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phạm Gia Khiêm

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.