• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/08/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2014
CHÍNH PHỦ
Số: 62/2010/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

_____________________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2007/NĐ-CP):

1. Điểm b khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Lập dự toán chi phí lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không đúng quy định”.

2. Khoản 5, 6 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung điểm đ và e vào khoản 5:

“đ) Không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu;

e) Không phát hành hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế việc phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng”.

b) Khoản 6 được sửa đổi, bổ sung:

“6. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng quyền, ảnh hưởng của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu trúng thầu không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

b) Chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc mà chưa được người quyết định đầu tư cho phép, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

c) Không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm nhà thầu sử dụng người nước ngoài khi người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Không quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng về việc cấm sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu hoặc cố tình quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu hoặc các tiêu chuẩn đánh giá khác cao hơn so với nhu cầu thực tế của gói thầu để nhà thầu trong nước không đáp ứng được.

đ) Nhà thầu trúng thầu, tổ chức, cá nhân thuộc chủ đầu tư sử dụng người nước ngoài để thực hiện hợp đồng khi người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

3. Khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được duyệt nhưng không làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu”.

b) Điểm a khoản 3 được sửa đổi:

“a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được duyệt làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc dẫn đến phải huỷ đấu thầu;”.

4. Điểm đ khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“đ) Chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký”.

5. Điều 48 được sửa đổi như sau:

a) Điểm b khoản 1 Điều 48 được sửa đổi:

“b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;”.

b) Điểm b khoản 2 Điều 48 được sửa đổi:

“b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;”.

6. Điều 49 được sửa đổi như sau:

a) Điểm b khoản 1 Điều 49 được sửa đổi:

“b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;”.

b) Điểm b khoản 2 Điều 49 được sửa đổi:

“b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;”.

7. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 52. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các          Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung và thời hạn uỷ quyền”.

8. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 55. Xử phạt theo thủ tục đơn giản

Xử phạt theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà mức xử phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức xử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chỗ”.

9. Điều 57 được sửa đổi như sau:

"Điều 57. Lập biên bản về vi phạm hành chính 

Việc lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của            Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 22 Nghị định                              số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008”.

10. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 58. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

Việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 66a Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”.

11. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 62. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư gửi báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

2. Các cơ quan, đơn vị sử dụng các mẫu biểu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.

Điều 2. Bãi bỏ các điểm, điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP như sau:

1. Điều 19.

2. Điều 20.

3. Điều 21.

4. Điểm n và điểm o khoản 1 Điều 38.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2010.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.