• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/11/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 06/08/2008
THANH TRA CHÍNH PHỦ
Số: 2222/2006/QĐ-TTCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 23 tháng 11 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục chống tham nhũng

________________________

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 25 tháng 11 năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

Cục Chống tham nhũng là đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ có chức năng giúp Tổng thanh tra quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chống tham nhũng theo thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ.

Cục Chống tham nhũng có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Cục Chống tham nhũng có nhiệm vụ:

 a. Xây dựng, trình Tổng thanh tra chiến lược, chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng;

 b. Giúp Tổng thanh tra tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo chức năng của Thanh tra Chính phủ;

 c. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnhm thành phố trực thuộc TW thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

 d. Thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền Thanh tra Chính phủ;

 đ. Tiếp nhận và thu thập thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; xây dựng CSDL thông tin về phòng chống tham nhũng;

 e. Tổng hợp, báo cáo kết quả về phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng;

 f. Quản lý tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức theo phân cấp của Tổng thanh tra; quản lý tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật;

 g. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng thanh tra giao.

Điều 3. Tổ chức và biên chế

1. Cục Chống tham nhũng có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng và các thanh tra viên.

2. Tổ chức bộ máy của Cục Chống tham nhũng gồm:

 a. Văn phòng tổng hợp;

 b. Phòng theo dõi chống tham nhũng khối các bộ, ngành (gọi tắt là Phòng I);

 c. Phòng theo dõi chống tham nhũng khối địa phương khu vực phía Bắc (gọi tắt là Phòng II);

 d. Phòng theo dõi chống tham nhũng khối các địa phương khu vực Miền Trung (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ III);

 e. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh(có con dấu riêng) theo dõi chống tham nhũng khu vực các tỉnh phía Nam

3. Biên chế của Cục Chống tham nhũng do Tổng thanh tra quyết định trong tổng số biên chế cán bộ của Thanh tra Chính phủ.

4. Cục trưởng Cục Chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động của Cục trình Tổng Thanh tra duyệt.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng và Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

Tổng Thanh tra

(Đã ký)

 

Trần Văn Truyền

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.