• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 08/03/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 15/09/2014
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 05/2013/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2013

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế phân loại, kiểm định, đóng gói,

giao nhận kim khí quý, đá quý trong ngành ngân hàng ban hành theo Quyết định số

78/2000/QĐ-NHNN6 ngày 06 tháng 3 năm 2000

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

_________________

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam s 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Căn cứ Nghị định s 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thng Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một s điu của Quy chế phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý trong ngành Ngân hàng theo Quyết định s 78/2000/QĐ-NHNN6 ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý trong ngành Ngân hàng theo Quyết định số 78/2000/QĐ-NHNN6 ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Quy chế này quy định việc phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý tại Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là ngân hàng), đơn vị gia công vàng miếng.”

2. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Phân loại:

a. Vàng được phân loại như sau:

- Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

- Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.

b. Các loại kim khí quý khác được phân loại như sau:

- Kim khí quý trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm kim khí quý có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

- Kim khí quý nguyên liệu là kim khí quý dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại kim khí quý khác.”

3. Bổ sung Khoản 4 vào Điều 6 như sau:

“4. Đối với việc đóng gói, niêm phong sản phẩm vàng miếng gia công từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước, vàng miếng Ngân hàng Nhà nước mua của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp:

Vàng miếng sau khi kiểm nhận phải được đóng gói vào hộp theo lô, mỗi lô gồm 100 hoặc bội số của 100, tối đa là 500 lượng vàng miếng.

Hộp đựng vàng miếng là loại hộp bằng kim loại không gỉ, kích thước phù hợp với số lượng vàng theo lô, trong lót vải nhung, cạnh mặt trên của hộp có 02 khuy để thuận tiện cho việc khóa, niêm phong, kẹp chì.

Trong mỗi hộp phải có bảng kê số hiệu, ký hiệu của các miếng vàng trong hộp. Ngoài hộp được niêm phong, trên niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định.”

4. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung Bước 1 như sau:

“Bước 1: Tổ trưởng kiểm soát đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hợp pháp đối với tài sản:

- Nhận kim khí quý, đá quý của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế gửi vào kho Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ liên quan tới tài sản.

- Nhận kim khí quý, đá quý của đơn vị trong cùng hệ thống ngân hàng phải có Lệnh xuất kho của Thủ trưởng đơn vị giao.

- Nhận kim khí quý, đá quý của cá nhân, đơn vị dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay phải có các giấy tờ theo chế độ tín dụng hiện hành.

- Nhận vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước mua của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo văn bản xác nhận giao dịch mua, bán vàng miếng; nhận vàng nguyên liệu theo hợp đồng nhập khẩu (hoặc ủy thác nhập khẩu); nhận vàng miếng gia công theo hợp đồng gia công vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với đơn vị gia công vàng miếng phải có đầy đủ giấy tờ giao nhận theo quy định.

Phải có bảng kê hiện vật kèm theo.”

5. Bổ sung vào cuối Điều 14 như sau:

“Đối với việc nhận vàng miếng Ngân hàng Nhà nước mua của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện hoặc thuê tổ chức khác kiểm nhận vàng theo miếng nguyên niêm phong của Công ty SJC. Trường hợp cần thiết phải tổ chức kiểm định lại chất lượng vàng phải có sự chứng kiến của người đại diện tổ chức tín dụng, doanh nghiệp giao vàng.

Đối với việc nhận sản phẩm vàng miếng gia công từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm đếm và nhận theo miếng nguyên niêm phong của Công ty SJC.

Đối với việc nhận vàng nguyên liệu theo hợp đồng nhập khẩu (hoặc ủy thác nhập khẩu), Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhận theo gói, kiện nguyên niêm phong của nhà sản xuất.”

6. Bổ sung vào cuối Điều 18 như sau:

“Đối với việc giao vàng miếng theo văn bản xác nhận giao dịch mua, bán vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao theo miếng nguyên niêm phong của Công ty SJC. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tổ chức kiểm đếm và nhận vàng theo miếng nguyên niêm phong của Công ty SJC.

Đối với việc giao vàng nguyên liệu giữa Ngân hàng Nhà nước với đơn vị gia công để gia công thành vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao theo gói, kiện nguyên niêm phong của nhà sản xuất.

Đối với việc giao vàng nguyên liệu theo hợp đồng xuất khẩu (hoặc ủy thác xuất khẩu), Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao theo quy định của hợp đồng.”

7. Điều 20 được sửa dổi, bổ sung như sau:

“Việc bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, kiểm kê, bàn giao, xử lý thừa thiếu kim khí quý, đá quý; dịch vụ nhận bảo quản tài sản quý được thực hiện theo quy định tại Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ban hành theo Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN ngày 27/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2013.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Lê Minh Hưng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.