NGHỊ QUYẾT
Quy định một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động
của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
__________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Xét Tờ trình số 26/TTr-HĐND.TT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số chế độ chi tiêu tài chính đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là HĐND tỉnh), Hội đồng nhân dân huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là HĐND cấp huyện), Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là HĐND cấp xã) bao gồm:
a) Chi phục vụ kỳ họp HĐND;
b) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị;
c) Chi hoạt động giám sát, khảo sát;
d) Chi hoạt động tiếp xúc cử tri;
đ) Chi tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo;
e) Chi phụ cấp đại biểu HĐND kiêm nhiệm;
g) Chi hỗ trợ đối với đại biểu HĐND các cấp;
h) Chi công tác phí và xăng xe;
i) Một số chế độ chi khác phục vụ hoạt động của HĐND các cấp.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết này được áp dụng cho các đối tượng sau đây: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, Chủ toạ và Thư ký kỳ họp HĐND, Đại biểu HĐND các cấp và các đối tượng khác phục vụ cho hoạt động của HĐND.
Điều 2. Nguyên tắc chung
1. Việc chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND được bố trí trong dự toán thu - chi ngân sách nhà nước của địa phương hàng năm, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời, thống nhất về mức chi, mục chi, đối tượng chi trên cơ sở chế độ, định mức quy định tại Nghị quyết này và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp các khoản chi có tính chất đột xuất cần thiết nhưng chưa được bố trí trong dự toán thì Thường trực HĐND tỉnh chuyển UBND tỉnh xem xét cân đối nguồn xử lý theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Sử dụng có hiệu quả kinh phí hoạt động của HĐND, thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Việc chi phục vụ cho các đoàn công tác (giám sát, khảo sát, kiểm tra) của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và thành viên khác cùng tham gia đoàn công tác do HĐND cấp triệu tập đảm bảo.
5. Thường trực HĐND các cấp căn cứ dự toán được giao hàng năm và tình hình thực tế của từng địa phương để bố trí mức chi cho phù hợp, nhưng không được vượt quá mức chi tại Nghị quyết này.
Điều 3. Chế độ, định mức chi cụ thể
1. Chi phục vụ kỳ họp HĐND
a) Chi xây dựng báo cáo, văn bản:
- Báo cáo tổng hợp chung kết quả thảo luận tại các tổ:
+ Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp huyện: 1.000.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp xã: 300.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước, sau kỳ họp:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng /báo cáo;
+ Cấp huyện: 500.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp xã: 200.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng, năm, nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, các ban HĐND:
+ Cấp tỉnh: 700.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp huyện: 400.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp xã: 200.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo thẩm tra, tổng hợp thẩm tra các báo cáo trình kỳ họp của Thường trực HĐND, các Ban HĐND:
+ Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo;
+ Cấp xã: 100.000 đồng/báo cáo.
- Văn bản chính thức của Thường trực HĐND về chương trình kỳ họp; định hướng thảo luận; nội dung kết luận chất vấn cho kỳ họp; đề cương báo cáo kết quả kỳ họp:
+ Cấp tỉnh: 400.000 đồng/văn bản;
+ Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;
+ Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.
b) Chi bồi dưỡng Chủ tọa, Thư ký kỳ họp:
- Chủ tọa kỳ họp:
+ Cấp tỉnh: 300.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp huyện: 200.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp xã: 100.000 đồng/người/ngày.
- Thư ký kỳ họp:
+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp huyện: 100.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp xã: 70.000 đồng/người/ngày.
c) Chế độ ăn, nghỉ:
Đại biểu HĐND, khách mời dự kỳ họp của HĐND được bố trí ăn, nghỉ tại các địa điểm do Thường trực HĐND cấp triệu tập quyết định:
- Chế độ ăn đối với đại biểu HĐND các cấp, đại biểu dự kỳ họp theo giấy mời và các cán bộ, chuyên viên trực tiếp phục vụ:
+ Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp huyện: 150.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp xã: 100.000 đồng/người/ngày.
- Chế độ ăn của phóng viên, lái xe, công an bảo vệ và phục vụ gián tiếp:
+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp huyện: 80.000 đồng/người/ngày;
+ Cấp xã: 50.000 đồng/người/ngày.
Những người không có nhu cầu bố trí ăn thì được thanh toán bằng tiền mặt theo ngày thực tế.
- Chế độ phòng nghỉ: Đại biểu HĐND tỉnh, khách mời, lái xe ở xa về dự các kỳ họp HĐND được bố trí phòng nghỉ theo định mức quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí.
d) Trường hợp kỳ họp HĐND tổ chức vào ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật, ngày lễ): đại biểu HĐND các cấp; cán bộ, công chức Văn phòng HĐND tỉnh; cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp phục vụ hoạt động của HĐND được hỗ trợ thêm tiền làm việc vào ngày nghỉ bằng định mức chế độ ăn nêu trên.
đ) Chi xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của HĐND: thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLB-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban, hội thảo của Thường trực, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND
Chế độ, định mức chi thực hiện như kỳ họp HĐND.
3. Chi hoạt động giám sát, khảo sát
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, mức chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND, các thành phần tham gia phục vụ đoàn giám sát, khảo sát được quy định như sau :
a) Chi cho thành viên đoàn giám sát, khảo sát của Thường trực, các Ban HĐND:
- Thành viên đoàn giám sát, khảo sát; thành phần mời tham gia đoàn, chuyên viên giúp việc của đoàn:
+ Cấp tỉnh: 80.000 đồng/người/buổi;
+ Cấp huyện: 60.000đồng/người/buổi;
+ Cấp xã: 40.000đồng/người/buổi.
- Phóng viên, lái xe, phục vụ (cấp tỉnh, cấp huyện): 30.000 đồng/người/buổi
b) Chi cho việc xây dựng các văn bản phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát:
- Chi xây dựng các văn bản thành lập Đoàn giám sát, khảo sát; Kế hoạch giám sát, khảo sát; Đề cương giám sát, khảo sát:
+ Cấp tỉnh: 500.000 đồng /cuộc;
+ Cấp huyện: 300.000 đồng/cuộc;
+ Cấp xã: 100.000 đồng/cuộc.
- Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát, khảo sát:
+ Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/cuộc;
+ Cấp huyện: 600.000 đồng/cuộc;
+ Cấp xã: 300.000 đồng/cuộc.
4. Chi hoạt động tiếp xúc cử tri
a) Chi hỗ trợ điểm tiếp xúc cử tri:
Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tiếp xúc cử tri để trang trải chi phí cần thiết như: trang trí, hội trường, nước uống, bảo vệ và các khoản chi khác.
- Điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND cấp huyện: 1.500.000 đồng/điểm/đợt tiếp xúc cử tri;
- Điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp xã: 300.000 đồng/điểm/đợt tiếp xúc cử tri.
Kinh phí hỗ trợ các điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp nào thì trích từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND cấp đó. Trường hợp có sự phối hợp tiếp xúc cử tri của nhiều cấp tại một điểm thì kinh phí hỗ trợ là của HĐND cấp cao nhất.
b) Chi bồi dưỡng đại biểu tiếp xúc cử tri:
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định, đại biểu HĐND được khoán tiếp xúc cử tri với mức như sau:
+ Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/đại biểu/năm;
+ Cấp huyện: 500.000 đồng/đại biểu/năm;
+ Cấp xã: 200.000 đồng/đại biểu/năm.
5. Chi tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo
Thực hiện theo Nghị quyết số 65/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh về mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, phản ánh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6. Chi phụ cấp đại biểu HĐND kiêm nhiệm
a) Người đang giữ các chức vụ đảng, đoàn thể nếu kiêm nhiệm chức danh: Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng (Thực hiện theo Thông tư số 78/2005/BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác).
b) Uỷ viên các Ban của HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng, cụ thể như sau:
- Uỷ viên các Ban của HĐND: 4% mức lương hiện hưởng;
- Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND: 3% mức lương hiện hưởng.
Đối với đại biểu HĐND ngoài biên chế nếu kiêm nhiệm chức danh Uỷ viên các Ban của HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND cấp huyện thì được hưởng phụ cấp hàng tháng như sau:
- Uỷ viên các Ban của HĐND: 20% mức lương cơ sở;
- Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND: 15% mức lương cơ sở.
c) Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Uỷ viên các Ban của HĐND cấp xã thì phụ cấp kiêm nhiệm thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
d) Người nào kiêm nhiệm một lúc nhiều chức danh thì chỉ được hưởng chức danh có mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất.
7. Chi hỗ trợ đối với đại biểu HĐND các cấp
a) Chế độ báo chí:
Báo Đại biểu Nhân dân được cấp cho:
- Đại biểu HĐND tỉnh: 01 số/ngày;
- Thường trực HĐND cấp huyện: 03 số/ngày;
- Thường trực HĐND cấp xã: 01 số/ngày.
b) Hoạt động phí đối với đại biểu HĐND (Thực hiện theo Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13):
Đại biểu HĐND (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:
- Đại biểu HĐND cấp tỉnh: hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
- Đại biểu HĐND cấp huyện: hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
- Đại biểu HĐND cấp xã: hệ số 0,3 mức lương cơ sở.
c) Đại biểu HĐND không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND như sau (Thực hiện theo Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13):
- Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
- Đại biểu HĐND cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
- Đại biểu HĐND cấp xã: 0,10 mức lương cở sở/ngày.
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND là ngày tham gia các hoạt động của HĐND theo kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐND.
d) Chi hỗ trợ phương tiện đi lại:
Đại biểu HĐND ngoài biên chế được hỗ trợ tiền phương tiện đi lại tham dự các kỳ họp với mức chi cụ thể như sau (Đơn vị tính: đồng/đại biểu/kỳ họp):
Đối tượng:
|
Cấp tỉnh:
|
Cấp huyện:
|
Cấp xã:
|
- Vùng núi cao:
- Vùng núi thấp:
- Vùng đồng bằng:
|
400.000
300.000
200.000
|
150.000
100.000
80.000
|
100.000
80.000
60.000
|
đ) Chi tiền trang phục (lễ phục):
Một nhiệm kỳ HĐND, đại biểu HĐND được cấp tiền may 01 bộ lễ phục với mức chi:
+ Cấp tỉnh: 2.500.000 đồng/bộ/đại biểu;
+ Cấp huyện: 1.500.000 đồng/bộ/đại biểu;
+ Cấp xã: 1.000.000 đồng/bộ/đại biểu.
e) Chi hỗ trợ khám, chăm sóc sức khoẻ:
Đại biểu HĐND được hỗ trợ khám, chăm sóc sức khoẻ định kỳ với định mức như sau:
- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/năm;
- Cấp huyện: 700.000 đồng/người/năm;
- Cấp xã: 300.000 đồng/người/năm.
Đối với năm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu HĐND (không bao gồm đại biểu tái cử) được hỗ trợ bằng 50% mức trên.
g) Chi trang cấp thiết bị:
Một nhiệm kỳ HĐND, đại biểu HĐND tỉnh được trang cấp 01 máy vi tính xách tay kèm theo 01 thiết bị kết nối internet.
Đối với HĐND cấp huyện thì tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương, Thường trực HĐND cùng cấp quyết định việc trang cấp thiết bị cho đại biểu hoạt động chuyên trách nhưng mức chi tối đa không vượt quá quy định của Nhà nước.
h) Chi khoán cấp tài liệu:
Đại biểu HĐND tỉnh được khoán cấp tài liệu (phí khai thác internet, các loại báo chí khác) với mức: 200.000 đồng/người/tháng.
8. Chi công tác phí và xăng xe
a) Chế độ công tác phí: thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. HĐND chỉ thanh toán công tác phí và các chi phí khác cho Đại biểu đi giám sát, khảo sát hoặc thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND.
Chế độ công tác phí của đại biểu HĐND đi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và thực hiện nhiệm vụ đại biểu do cơ quan nơi đại biểu HĐND công tác đưa vào dự toán kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để chi trả.
b) Chế độ xăng xe: Đối với đại biểu HĐND kiêm nhiệm có sử dụng xe của cơ quan nơi đại biểu HĐND công tác để thực hiện nhiệm vụ của HĐND thì cơ quan đó đưa vào dự toán kinh phí hàng năm phục vụ hoạt động của đại biểu HĐND trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để chi trả.
Đối với đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách có chế độ bố trí xe đi công tác thì được bố trí phương tiện theo quy định hoặc thực hiện theo hình thức khoán. Hình thức và định mức khoán do Thường trực HĐND cùng cấp quyết định.
9. Một số chế độ chi khác phục vụ hoạt động của HĐND các cấp
a) Chế độ chi đối với việc thuê chuyên gia để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Thường trực HĐND, các Ban HĐND: Tuỳ theo nội dung và tính chất của chuyên đề, Thường trực HĐND ký hợp đồng với chuyên gia, mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/chuyên đề.
b) Chi công tác thông tin, tuyền truyền các hoạt động của HĐND các cấp; chi cho đại biểu HĐND nghiên cứu tài liệu, đi học tập kinh nghiệm, trao đổi kỹ năng hoạt động và chi các điều kiện khác đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND chuyên trách do Thường trực HĐND cùng cấp quyết định.
c) Xây dựng các báo cáo (phục vụ họp, hội nghị, giao ban, hội thảo của Thường trực HĐND, các Ban HĐND); văn bản thẩm tra và cho ý kiến của Thường trực HĐND; văn bản thẩm tra, góp ý của các Ban HĐND đối với những vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.
d) Chế độ thăm hỏi, trợ cấp:
- Đại biểu HĐND đương nhiệm khi ốm đau được thăm hỏi với mức chi:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/lần;
+ Cấp huyện: 500.000 đồng/người/lần;
+ Cấp xã: 300.000 đồng/người/lần.
-Trường hợp đại biểu HĐND đương nhiệm bị bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khó khăn đột xuất thì được trợ cấp với mức:
+ Cấp tỉnh: 3.000.000 đồng/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm;
+ Cấp huyện: 1.500.000 đồng/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm;
+ Cấp xã: 1.000.000 đồng/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm.
- Khi đại biểu HĐND đương nhiệm từ trần thì thăm viếng với mức:
+ Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/người;
+ Cấp huyện: 700.000 đồng/người;
+ Cấp xã: 500.000 đồng/người.
- Đại biểu HĐND đương nhiệm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng); vợ (chồng); con từ trần thì thăm viếng với mức:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người;
+ Cấp huyện: 500.000 đồng/người;
+ Cấp xã: 300.000 đồng/người.
- Chi thăm hỏi ốm đau, thăm viếng các vị nguyên là Thường trực, lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND với mức:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/lần;
+ Cấp huyện: 500.000 đồng/người/lần;
+ Cấp xã: 300.000 đồng/người/lần.
Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng HĐND tỉnh; cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp phục vụ hoạt động của HĐND: được áp dụng như đối với đại biểu HĐND cùng cấp.
đ) Chi các khoản đột xuất khác (thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, các đơn vị thuộc diện chính sách xã hội, như: Trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật, trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an, các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc, các trường hợp gặp rủi ro, thiên tai và các trường hợp đối ngoại khác): Thường trực HĐND các cấp vận dụng Nghị quyết số 524/2012/NQ.UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội, các văn bản quy định của Nhà nước cấp trên, quy định của Tỉnh uỷ Nghệ An để quyết định mức chi phù hợp với thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh cấp cho hoạt động của HĐND các cấp.
e) Đại biểu HĐND các cấp được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ, khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi địa phương mà mình là đại biểu. Chế độ quà tặng cụ thể do Thường trực HĐND cùng cấp quyết định tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
g) Một nhiệm kỳ HĐND, cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng HĐND tỉnh được cấp tiền may 01 bộ trang phục với mức chi 2.000.000đồng/người/bộ.
Đối với cán bộ, công chức thuộc Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp phục vụ hoạt động của HĐND thì tuỳ vào điều kiện ngân sách địa phương để bố trí nhưng mức chi tối đa không vượt quá 1.000.000đồng/người.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính được quy định tại Nghị quyết này.
2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, đảm bảo nguồn kinh phí để bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định tại Nghị quyết này.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2016; bãi bỏ Nghị quyết số 135/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI quy định về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Sơn