QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN
Về việc ban hành Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân tại thị xã Cửa lò và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994.
Căn cứ luật đất đai ngày 14/07/1993.
Căn cứ Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994, Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994/ Nghị định 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính phủ.
Căn cứ thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 06/03/1998 của Tổng Cục Địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo đề nghị của trưởng ban tổ chức thực hiện Nghị định 60/CP tại Tờ trình số 1448 -TT/B60 ngày 21/12/1998.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theop Quyết định này bản quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân tại thị xã Cửa lò và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Địa chính, tài chính- Vật giá, Xây dựng. Cục trưởng Cục thuế, Trưởng Ban tổ chức thực hiện NĐ 60/CP, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Cửa lò, Chủ tịch UBND các phường, xã thuộc thị xã Cữa lò, Chủ tịch UBND thị trấn các huyện, Thủ trưởng các ngành, các cấp có liên quan và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn thị xã Cửa lò, các thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UBND TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Hồ Xuân Hùng
|
QUY ĐỊNH
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị tại thị xã Cửa Lò và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /QĐ.UB nagỳ 18/01/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Bản quy định này quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân tại Thị xã Cửa lò và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2:
1 - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị tại thị xã Cửa lò và các thị trấn (gọi tắt là người sử dụng đất) phải kê khai đăng ký tại UBND phường, xã, thị trấn và được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản quy định này.
2 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở đô thị (gọi tắt là giấy chứng nhận) được cấp theo mẫu do Tổng cục Địa chính phát hành là chứng thư pháp lý thay thế các loại giáy tờ về quyền sử dụng đất được cấp trước ngày ban hành Quyết định này.
3 - Giấy chứng nhận được cấp đến từng thửa có đất ở, đất vườn cùng khuôn viên với đất ở.
4 - UBND tỉnh là cấp có thẩm quyền quyết định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên vườn đất ở đô thị cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Cửa lò và thị trấn của các huyện.
Điều 3: Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ 3 điều kiện sau:
1- Có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất.
2 - đất không có tranh chấp.
3 - Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước về sử dụng đất.
Điều 4:
1 - Diện tích đất ở được xét cấp giấy chứng nhận quy định như sau:
a . Đối với Thị xã Cửa lò và các thi trấn vùng đồng bằng: Không quá 200 m2/hộ.
b. Đối với các thị trấn vùng trung du, miền núi: Không quá 250 m2/hộ.
2 - Phần diện tích vượt quá mức quy định tại khoản 1 điều này được xác định là đất vườn của khuôn viên với đất ở.
Trường hợp có giấy tờ hợp lệ ghi rõ diện tích đất ở và vượt quá mức quy định tại Khoản 1 Điều này thì cấp theo giấy tờ hợp lệ nhưng tối đa không quá 350 m2/hộ.
Chương II
QUY ĐỊNH CÁC GIẤY TỜ HỢP LỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở, ĐẤT VƯỜN CÙNG KHUÔN VIÊN ĐẤT Ở ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC TRONG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN.
Điều 5: Các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở, đất vườn cùng khuôn viên:
1 - Các giấy tờ quy định tại Quyết định số 843 /QĐ.UB ngày 08/04/1996 của UBND tỉnh Nghệ An.
2 - Các loại giấy tờ khác:
a, Các giấy tờ mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất của người sử dụng đất trước ngày 15/04/1998 đã có xác nhận của chính quyền Sở tại hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm giao nhận nhà ở. Người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí trước bạ tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế sau ngày 15/04/1998 được thực hiện theo Quyết định 1068/1998 /QĐ.UB ngày 08/04/1998 của UBND tỉnh.
b, Quyết định giao đất tổng thể của UBND tỉnh kèm theo sơ đồ thiết kế phân lô, danh sách trích ngang và chứng từ đã nộp tiền đất các hộ được giao đất.
Điều 6: Các trường hợp không có hoặc không có đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:
1 - Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 15/04/1998 nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu đất ở phù hợp quy hoạch, không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận và người sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định.
2 - Trường hợp người sử dụng đất được giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nếu đất ở phù hợp với quy hoạch thì người sử dụng đất được xét, cấp giấy chứng nhận.
Nếu người sử dụng đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp đủ tiền vào ngân sách theo quy định. Nếu đã nộp đủ tiền sử dụng đất theo quy định nhưng số tiền đó chưa được nộp và ngân sách thì vẫn xét cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Ban tổ chức - thực hiện nghị định 60/CP là thủ tục để truy thu đối với cơ quan, tổ chức đã thu tiền để nộp đủ vào ngân sách.
3 - Trường hợp người sử dụng đất hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất.
Nếu đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận thì người sử dụng đất được xét cấp giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định sau đây:
a. Sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
b. Sử dụng đất từ ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất.
c. Sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Điều 7: Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ hợp lệ nhưng diện tích thực tế qua đo đạc lớn hơn diện tích ghi trong hồ sơ gốc thì xử lý như sau:
1 - Nếu diện tích vượt nhỏ hơn hoặc bằng mức quy định sau đây so với diện tích ghi trong hồ sơ gốc thì coi là hợp lệ không phải nộp tiền sử dụng đất
a. Đất giáp các trục đường chính của Thị xã, thị trấn (đường có chiều rộng từ 10 m trở lên) 5%.
b. Các vị trí còn lại 10%.
2 - Nếu diện tích vượt lớn hơn mức quy định nói tại khoản 1 điều này so với diện tích ghi trong hồ sơ gốc và phù hợp quy hoạch thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích tăng thêm theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của bản quy định này.
Điều 8:
1 - Giá đất để thu các khoản phải nộp trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận thực hiện theo bảng giá quy định của UBND tỉnh. Đối với những nơi chưa có bảng giá đất thì tạm thời giao cho UBND huyện cùng với Sở tài chính - Vật giá và Sở địa chính xác định giá đất từng trường hợp cụ thể trình UBND tỉnh Quyết định.
2 - Các trường hợp sử dụng đất sau đây không phải nộp lệ phí trước bạ về đất:
a. Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
b. Đã nộp tiền sử dụng đất hoặc lệ phí trước bạ tại thời điểm theo quy định của pháp luật.
c. Người sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ về sử dụng đất nhưng sử dụng ổn định, liên tục từ trước ngày 18/12/1980.
Chương III
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÊ KHAI, XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH .
Điều 9: Hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận của người sử dụng đất bao gồm:
1 - Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
2 - Các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất (nếu có).
3 - Giấy xác nhận nguồn gốc và thời gian sử dụng đất (do UBND, uỷ ban MTTQ phường, xã, thị trấn xác nhận - áp dụng cho trường hợp người sử dụng đất hoàn toàn không có giấy tờ liên quan đến đất đang sử dụng).
4 - Biên bản xác định ranh giới, mốc giới, sơ đồ, diện tích thửa đất (nếu có);
5 - Các chứng từ nộp tiền kèm theo tờ khai nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có).
Điều 10: Trình tự, thủ tục kê khai, xét duyệt cấp giấy chứng nhận ở phường (xã, thị trấn).
1 - Kê khai và tiếp nhận hồ sơ:
a, Người sử dụng đất làm hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận (bao gồm: các loại giấy tờ quy định tại Điều 9 của bản quy định này) theo hướng dẫn của Hội đồng đăng ký đất phường, xã, thị trấn. Sau đó nộp hồ sơ và chi phí cấp giấy chứng nhận theo Quyết định của UBND tỉnh cho UBND phường,xã, thị trấn.
b. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Hội đồng đăng ký đất phường, xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ để phát hiện kịp thời những thiếu sót, hướng dẫn để người sử dụng đất hoàn thiện hồ sơ và đăng ký vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
2 - Kiểm tra, phân loai, xét duyệt hồ sơ:
Hội đồng đăng ký đất của phường, xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, phân loại và xét duyệt từng hồ sơ. Kết quả xét duyệt được phân thành các loại như sau:
a. Loại đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
b. Loại được cấp giấy chứng nhận nhưng phải xử lý theo điều 6 của bản quy định này.
c. Loại chưa được xét cấp giấy chứng nhận do không đúng quy hoạch hoặc đang có tranh chấp.
3 - Công bố công khai hồ sơ xét duyệt:
Sau khi Hội đồng đăng ký đất đai có kết luận, UBND phường, xã, thị trấn tổ chức công bố công khai kết quả đã xét trong thời gian 15 ngày . Hết thời hạn công khai phải lập biên bản kết thúc. Đối với những trường hợp có khiếu nại hoặc có những vấn đề mới được dân phát hiện, UBND phường, xã, thị trấn phải tổ chức thẩm tra xác minh để Hội đồng xét duyệt, bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.
4 - Lập hồ sơ trình duyệt:
Trên cơ sở xét duyệt của Hội đồng. UBND phường, xã, thị trấn lập hồ sơ trình duyệt cấp giấy chứng nhận bao gồm các loại sau:
a. Hồ sơ kê khai, xin cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình và cá nhân.
b. Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng.
c. Bản thông báo công khai hồ sơ xét duyệt của Hội đồng.
d. Biên bản kết thúc công việc công khai hồ sơ.
đ. Biên bản giải quyết các trường hợp khiếu nại hoặc những vấn đề phát sinh khi công khai hồ sơ (nếu có).
e. Tờ trình của UBND phường, xã, thị trấn đề nghị cấp giấy chứng nhận và xử lý vi phạm (kèm theo danh sách cụ thể).
g. Bản đồ và các loại tài liệu có liên quan.
Điều 11: Trình tự, kiểm tra, xét duyệt ở huyện (thị xã):
1 - Căn cứ hồ sơ của UBND phường, xã, thị trấn trình UBND huyện, thị xã, phòng địa chính, phòng quy hoạch đô thị, phải tiến hành kiểm tra hồ sơ ghi ý kiến kết luận vào phiếu thẩm định hồ sơ.
2 - Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện, thị xã tiến hành họp thông qua hồ sơ trên cơ sở xét duyệt của cấp phường, xã, thị trấn và ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn.
3 - Lập hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt (thông qua ban tổ chức, thực hiện Nghị định 60/CP) bao gồm:
a. Hồ sơ của cấp phường, xã, thị trấn quy định tại Khoản 4 Điều 10 của quy định này.
b. Phiếu kiểm tra thẩm định hồ sơ của phòng Địa chính, quy hoạch đô thị.
c. Biên bản của Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện, thị xã.
d. Tờ trình của UBND huyện, thị xã đề nghị cấp giấy cứng nhận và xử lý vi phạm (kèm theo danh sách cụ thể).
Điều 12: Trình tự phê duỵệt cấp giấy chứng nhận.
1 - Ban tổ chức - Thực hiện Nghị định 60/CP của tỉnh.
a. Tiếp nhận hồ sơ do UBND huyện, thị xã trình và kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
b. Thông qua danh sách người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền vào Ngân sách như: Tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có) cho Chi cục thuế huyện, thị xã và UBND phường, xã, thị trấn, Sở tại để thu nộp vào Ngân sách.
c. Tiếp nhận danh sách và các hoá đơn chứng từ (bản sao) đã nộp đủ tiền của người sử dụng đất cho Chi cục thuế huyện, thị xã gửi.
d. Lập hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định cấp giấy chứng nhận.
2 - UBND tỉnh xét tờ trình của ban tổ chức - Thực hiện Nghị định 60/CP quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp có đủ điều kiện theo quy định.
3 - Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Ban Tổ chức- Thực hiện nghị định 60/CP tiến hành vào sổ cấp giấy chứng nhận, ra thông báo và cấp giấy chứng nhận của UBND phường, xã, thị trấn để cấp cho người sử dụng đất.
Điều 13: Lập hồ sơ địa chính.
1 - UBND phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm lập các loại hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục Địa chính.
2 - Sở địa chính chịu trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu, ký duyệt hồ sơ địa chính để phân cấp quản lý và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14:
1 - Sở tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Địa chính, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã xây dựng bảng gia đất trình UBND tỉnh Quyết định.
2 - Sở Địa chính chịu trách nhiệm cung cấp bản đồ có liên quan đến việc quản lý , sử dụng đất cho UBND phường, xã, thị trấn để tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận.
3 - Sở xây dựng chịu trách nhiệm cung cấp các tài liệu quy hoạch thiết kế liên quan đến đất đai cho UBND các phường, xã, thị trấn để tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận.
4 - Cục thuế tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo cho Chi cục thuế huyện, thị xã lập thủ tục thu nộp các khoản tiền vào ngân sách theo thông báo của Ban tổ chức - Thực hiẹen nghị định 60/CP của tỉnh và lập danh sách người sử dụng đất đã nộp tiền, các hoá đơn chứng từ (bản sao) gửi cho Ban tổ chức - Thực hiện Nghị định 60/CP của Chính phủ.
5 - Ban tổ chức- Thực hiện nghị định 60/CP của tỉnh chủ trì phối hợp với Sở tài chính - Vật giá tính toán chế độ thu các khoản tiền phục vụ việc cấp giấy chứng nhận trình UBND tỉnh Quyết định và hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
Điều 15: UBND huyện, thị xã có trách nhiệm:
1 - Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn thực hiện đúng quy định này, cử cán bộ cùng tham gia xét duyệt tại UBND phường, xã, thị trấn.
2 - Lập Hội đồng xét duyệt của huyện, thị xã để xem xét thẩm định hồ sơ của các phường, xã, thị trấn, lập tờ trình UBND tỉnh Quyết định (thông qua Ban tổ chức - Thực hiện nghị định 60/CP).
Điều 16: UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
1 - Lập tờ trình UBND huyện, thị xã thành lập Hội đồng đăng ký đất của phường, xã, thị trấn để tư vấn cho UBND trong việc xét duyệt. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn làm Chủ tịch Hội đồng , cán bộ địa chính, Tư Pháp, Chủ tịch HĐND, khối trưởng (xóm trưởng) làm thành viên.
2 - Lập phương án triển khai bao gồm: Thời gian, nhân lực, dự toán kinh phí thu, chi trên cơ sở hướng dẫn của Ban tổ chức - Thực hiện nghị định 60/CP và Sở tài chính vật giá để trình UBND huyện, thị xã duyệt.
3 - Phổ biến chủ trương của Nhà nước và những nội dung và quy định này đến tận nhân dân. Bố trí địa điểm, lịch kê khai đăng ký và thu tiền phục vụ việc cấp giấy chứng nhận theo phương án đã được duyệt.
4 - Xác nhận vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của người sử dụng đất trong phạm vi địa phương mình quản lý đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến xác nhận đó; Lập hồ sơ xét duyệt và trình duyệt theo quy định.
5- Thông báo các khoản thu nộp của người sử dụng đất vào ngân sách và trực tiếp giao giấy cho ngươì sử dụng đất sau khi có thông báo của Ban tổ chức - thực hiện nghị định 60/CPvà quyết định của UBND tỉnh.
Điều 17:
1- Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đồng thời vơí việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giao cho UBND huyện thị xã thụ lý hồ sơ trước khi trình UBND tỉnh (qua ban tổ chức - thực hiện nghị định 60/CP).
2- Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao gây khó khăn hoặc xác nhận không đúng sự thật, giã mạo giấy tờ để làm thủ tục xét cấp giấy chứng nhận. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3- Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, các ngành, các cấp các hộ gia đình, cá nhân kịp thời phản ánh về ban tổ chức - thực hiện Nghị định 60/CP để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.