Sign In

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về quy hoạch mạng lưới trường lớp, qui mô phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

___________________

 

HỘI ĐỐNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 4

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) năm 1994;

- Pháp lệnh về quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của HĐND - UBND; Quy chế hoạt động của HĐND các cấp;

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 1998;

Xét Tờ trình số 698/TT- UB ngày 20 tháng 3 năm 2001 và các Văn bản kèm theo của UBND tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh.

QUYẾT NGHỊ

I - Thông qua đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Tờ trình số: 698/TT-UB ngày 20/3/2001 và các văn bản kèm theo của UBND tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung chính sau:

1. Về các chỉ tiêu chủ ỵếu của giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2005.

- Phấn đấu 100% xã, phường đều có trường mầm non.

- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo tiểu học, xây dựng để có 30% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Huy động hầu hết học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS. Hàng năm, tuyển sinh vào lóp 10 THPT 60 - 65% học sinh tốt nghiệp THCS, với 50% công lập và 50% bán công, dân lập.

- Nỗ lực phấn đấu để Nghệ An đạt về cơ bản phổ cập THCS vào năm 2005.

- Thu hút 10 - 15% học sinh tốt nghiệp THCS, 20 - 30% học sinh tốt nghiệp THPT vào đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu đến năm 2005 không còn phòng học tranh tre nứa lá.

- Cấp đủ định mức Ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

2. Mạng lưới trường học và qui mô các cấp học:

a) Về ngành học mầm non:

Phấn đấu từ nay đến năm 2005, đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có trường mầm non với cơ cấu loại hình phù hợp. Ở các doanh nghiệp, vẫn duy trì các trường mầm non, chi phí do doanh nghiệp tự trang trải. Ở những xã đặc biệt khó khăn (vùng 3) và các xã (vùng 2) của các huyện vùng cao, mỗi xã có một trường mầm non công lập. Ở tỉnh để lại 2 trường mầm non Kim Liên và Hoa Sen là trường công lập. Ở mỗi huyện, thành phố, thị xã chọn một trường mầm non chỉ đạo để làm nòng cốt cho ngành học là trường công lập. Các trường mầm non còn lại là trường bán công.

b) Về tiểu học:

Phấn đấu hàng năm thu hút hết số trẻ 6 - 11 tuổi đi học tiểu học - phấn đấu đến năm 2005 có 30% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 100% số phường, xã miền xuôi phổ cập giáo dục tiểu học độ tuổi, số xã còn lại phổ cập giáo dục tiểu học ở độ tuổi 12 và 13.

c) Về trung học cơ sở:

Ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS, phấn đấu thu hút 80% học sinh trong độ tuổi đi học THCS, số lớn tuổi học bổ túc THCS để đạt mục tiêu cơ bản về phổ cập THCS vào năm 2005.

d) Về trung học phổ thông:

Từ nay đến 2005, hàng năm thu hút bình quân cả tỉnh 60 - 65% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, trong đó có một nửa vào học loại hình công lập. Ưu tiên chỉ tiêu tuyển sinh công lập cho học sinh dân tộc thiểu số, miền núi, học sinh giỏi, học sinh gia đình chính sách, học sinh nghèo. Áp dụng điểm chuẩn tuyển vào lớp 10 khác nhau cho mỗi vùng kinh tế đối với chỉ tiêu công lập. Tiếp tục mở thêm 5 trường THPT công lập ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn. Khuyến khích những nơi có điều kiện mở các trường THPT ngoài công lập.

- Đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh.

- Từ năm 2001 - 2002 chuyển trường THSP Kỳ Sơn thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên Kỳ Sơn; Sáp nhập Trường THSP Nghệ An với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

- Đầu tư cho các trường trung học chuyên nghiệp, nhất là các trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật, để thu hút từ 2 - 5% học sinh tốt nghiệp trưng học cơ sở và 5 -10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp - phát triển nông thôn.

3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân phục vụ:

Khư vực công lập, căn cứ vào định mức quy định phải sắp xếp bố trí cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở mức hợp lý từ tiểu học, THCS, THPT, đủ về số lượng đảm bảo về cơ cấu và chất lượng. Số giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ thì sắp xếp, bố trí cho phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu của tổ chức.

Thực hiện chế độ Hợp đồng theo quy định của Nhà nước đối với các trường lớp ngoài công lập. Số giáo viên THPT trong biên chế dạy ở các trường bán công vẫn được hưởng chế độ, quyền lợi như công lập, nhưng lấy nguồn chi trả từ học phí.

Thực hiện cơ chế đánh giá và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường một cách công khai, dân chủ và hiệu quả.

4. Về đầu tư nguồn lực:

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo để huy động các nguồn lực cho giáo dục. Thực hiện điều chỉnh mức thu học phí, mức đóng góp xây dựng trường và mức thu hỗ trợ trong các trường tiểu học. Ban hành một số chính sách hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý ngành học mầm non.

II - Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết này hoàn chỉnh đề án để chi đạo tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2001.

UBND tỉnh Nghệ An

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Như Vỹ