CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Về việc tổ chức phòng đọc sách, báo tại điểm Bưu điện Văn hóa xã
_________________
Điểm Bưu điện Văn hóa xã được Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam khởi xướng từ năm 1998. Ngoài chức năng cung cấp các dịch vụ phổ cập bưu chính, viễn thông, điểm Bưu điện Văn hóa xã còn giúp nhân dân lao động, nhất là bà con nông dân tiếp cận với các thông tín về văn hóa, giáo dục, y tế, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, nông lâm ngư nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, thương mại... Qua 5 năm triển khai thực hiện, điểm Bưu điện Văn hóa xã đã đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phần cung cấp thông tin, nâng cao dân trí, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng vào cộng cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình điểm Bưu điện Văn hóa xã, thực hiện tốt chủ trương của Bộ Văn hóa - Thông tin và Tổng
Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam về chương trình phối hợp liên ngành trong việc “Tổ chức phòng đọc sách báo tại điểm Bưu điện Văn hóa xã”; UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Giám đốc sở Văn hóa - Thông tin, Giám đốc Bưu điện tỉnh và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành hữu quan, phối hợp triển khai tốt các công việc sau đây:
1. UBND các huyện, thànhphốVinh, thị xã Cửa Lò chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp thực hiện tốt đề án thiết chế văn hóa - thông tin -thể thao đồng bộ ở cơ sở, trong đó có việc xây dựng và phát huy hiệu quả của mô hình điểm Bưu điện Văn hóa xã. Cụ thể là :
- Hoàn thành các thủ tục và cấp giấy quyền sử dụng đất cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã.
-Tạo mọi điều kiện cấp đủ diện tích đất 150m2 trở lên để xây dựng điểm Bưu điện Văn hóa xã cho những địa phương chưa có điểm Bưu điện Văn hóa xã.
- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn về người và tài sản cho điểm Bưu điện Văn hóa xã.
2. Sở Văn hóa - Thông tin:
-Phối hợp với Bưu điện tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình điểm Bưu điện Văn hóa xã trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hướng dẫn nội dung hoạt động văn hóa cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã. Chỉ đạo việc tổ chức và quản lý các phòng đọc sách báo miễn phí tại điểm Bưu điện Văn hóa xã,
- Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ văn hóa thông tin cơ sở cho nhân viên điểm Bưu điện Văn hóa xã (có cấp giấy chứng nhận).
- Định kỳ 3 tháng 1 lần tổ chức luân chuyển sách từ Thư viện huyện, từ tủ sách Pháp luật của xã sang điểm Bưu điện Văn hóa xã để nhân dân đọc miễn phí.
- Thường xuyên cấp cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã tạp chí Văn hóa Nghệ An, Bản tin văn hóa - Thông tin cơ sở và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ...
- Cùng với Bưu điện tỉnh mua cấp báo Văn hóa cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã (mỗi ngành chịu 1/2 số lượng).
3. Bưu điện tính Nghệ An:
- Chịu trách nhiệm cấp thường xuyên cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã: Báo Nhân dân, Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí Thông tin, Tạp chí Trẻ em, Tạp chí Tiếng nói nhà nông.
- Hằng năm bổ sung cho tủ sách, báo đọc miễn phí tại các điểm Bưu điện Văn hóa xã, với giá trị mỗi điểm không quá 500 ngàn đồng, bao gồm các loại sách phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng, như sách kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, pháp luật và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe .v.v...
- Đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm Bưu điện Văn hóa xã hội, trang bị đủ tủ đựng sách, báo, bàn ghế, quạt... cho phòng đọc sách, báo.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và chính quyền các địa phương xây dựng quy chế tổ chức, quản lý các điểm Bưu điện Văn hóa xã; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân được hưởng những dịch vụ của điểm Bưu điện Văn hóa xã với chất lượng tốt nhất.