• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 23/01/2001
UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 99/2000/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 8 tháng 12 năm 2000
Quyết định của UBND tỉnh Nghệ an số <a target="_blank" class='toanvan' href='/nghean/pages/vbpq-timkiem.aspx?type=0&s=1&Keyword=99/2000/QĐ-UB&SearchIn=Title,Title1&IsRec=1&pv=0'>99/2000/QĐ-UB</a> ngày 08/12/2000 về việc ban hành Quy chế hoạt dộng của Ban chỉ đạo thi hành

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành Quy chế hoạt dộng của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh.

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND vàUBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Xét đề nghị của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh và Trưởng ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế hoạt dộng của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các thành viên Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy chế của UBND tỉnh Nghệ An về hoạt

động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ.UB ngày 08/12/2000 của UBND tỉnh)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy chế này quy định nhiệm vụ quyền hạn và những điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh (sau đây gọi tắt Ban chỉ đạo) được thành lập theo Quyết định số 2371/QĐ-UB ngày 22/8/2000 của UBND tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo.

1. Ban chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Gắn chức năng nhiệm vụ phạm vi trách nhiệm của ngành, cửa đơn vị trong việc thi hành pháp luật và phối hợp tổ chức lực lượng để thực hiện chỉ đạo thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 3: Phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo

1. Ban chỉ đạo thi hành án dân sự hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.Các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo phương thức vừa phát huy tính chủ động sáng tạo vùa đảm bảo sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ.

2. Ban chỉ đạo thành lập tổ thư ký gồm một số tổ trưởng và một số chuyên viên. Văn phòng của Ban chỉ đạo đặt tại cơ quan Sở Tư pháp. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo được UBND tỉnh cân đối trong ngân sách hàng năm.

 

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 4: Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh có nhiệm vụ:

1. Thưỡnguyên phối hợp với các ngành chức năng bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thi hành án dân sự, bảo đảm các bản án, quyết định cảu Toà án có hiệu lực pháp luật phải được các tổ chức, cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; người có nghĩa vụ chấp hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. tập trung chỉ đạo giải quyết án tồn đọng; có biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những khoá vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự.

3. Định kỳ tiến hành sơ kết tổng kết và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn của tỉnh.

4. phối hợp với cơ quan báo chí và các ngành đơn vị có liênquan tuyên truyền phổ biến pháp luật nhămf nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Điều 5: Quyền hạn của Ban chỉ đạo

Khi thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo thi hành án Ban chỉ đạo có quyền:

1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn hoạt động của các Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện, UBND cấp huyện, các ngành hữu quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành ánh sân sự theo thẩm quyền.

2. Được quyền yêu cầu cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn của tỉnh báo cáo kết quả hoạt động thi hành án, tình hình chấp hành pháp luật và việc giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án.

3. Kiến nghị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức vàcôgn dân trong việc không chấp hành pháp luật về thi hành án. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xử lý báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo thi hành án.

Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo:

1. Trưởng Ban chỉ đạo:

a) Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phối hợp hoạt động của Ban chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại quy chế này.

b) Chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo và có kết luận cuối cùng về các nội dung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành ánh dân sự đã được các thành viên Ban chỉ đạo thảo luận đề xuất.

c) Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cảu Ban chỉ đạo.

2. Phó Trưởng Ban chỉ đạo thường trực:

a) Giúp Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các côgn việc được giao, chịu trách nhiemẹ tổng hợp, đề xuất theo dõi, xây dựng chương trình, kế hoạch và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức và chỉ đạo côgn tác thi hành án dân sự để các thành viên Ban chỉ đạo thảo luận, thông qua.

b) Tổ chức phối hợp công tác giữa các thành viên Ban chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoạt động của tổ thư ký.

c) Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo chutrif các cuộc họp và điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng hoặc được uỷ quyền.

3. Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công; tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo; chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, việc thực hiện các yêu cầu về công tác thi hành án dân sự, thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của ngành, cảu đơn vị mình, chủ động nắm bắt thông tin, kịp thời đề xuất cácbiện pháp cụ thể nhất là thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị mình để tháo gỡ khoá khăn vướng mắc, bảo đảm đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 7: Nhiệm vụ quyền hạn của tổ thư ký:

1.Tổ thư ký có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo: Tổng hợp số liệu, báo cáo cho các thành viên của Ban chỉ đạo tỉnh, tổng hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị của các ngành và của Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện và UBND cấp huyện. Chuẩn bị dự thảo nội dung văn bản phục vụ cho các kỳ họp của Ban chỉ đạo và báo cáo lên cấp trên theo quy định.

2. Tổng hợp tình hình đơn thư khiếu nại và việc giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo yêu cầu cầu Ban chỉ đạo.

3. Giúp Ban chỉ đạo lập dự trù kinh phí phục vụ cho công tác chỉ đạo thi hành án dân sự trình UBND huyện quyết định.

Điều 8: Lề lối làm việc của Ban chỉ đạo.

1. Ban chỉ đạo họp 3 tháng một lần vào cuối tháng thứ 3 để thảo luận, đánh giá, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án và việc giải quyết đơn thư khiếu nại về thi hành án trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đó đề ra kế hoạch công tác và những biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực thi hành án. Các văn bản tài liệu phục vụ cho cuộc họp phải được gửi trước cho các thành viên Ban chỉ đạo chậm nhất hai ngày trước khi họp.

2. Mỗi thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp và công việc chung của Ban chỉ đạo; thay mặt Ban chỉ đạo làm việc với Lãnh đạo Sở; Ban ngành địa phương, đơn vị về những vấn đề có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự theo sự phân công của Trươngr Ban chỉ đạo.

Điều 9: Điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Ban chỉ đạo.

1. Các thành viên Ban chỉ đạo được sử dụng bộ máy phương tiện của cơ quan đơn vị mình để phục vụ cho công tác chỉ đạo và kiểm tra.

Thủ trưởng cơ quan tổ chức có thành viên tham gia Ban chỉ đạo có trách nhiệm tạo mọi điều kiện về thời gian kinh phí phương tiện để thành viên Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. UBND tỉnh cấp kinh phí để hỗ trợ xăng xe và các hoạt động hội họp, in ấn tài liệu, phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra các Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10: Quy chế này được áp dụng cho Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã gắn với trách nhiệm của mình trong hoạt động quản lý và thi hành pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh thực hiện có hiệu quả quy chế này.

Điều 11: Cơ quan quản yls thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức và công dân có liên quan đến hoạt động thi hành án có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy didnhj tại Quy chế này.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Doãn Hợp

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.