Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ,

công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống

theo Nghị định số 17/2015/-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã

đã nghỉ việc theo Nghị định số 09/2015/-CP ngày 22/01/2015 của Chính phủ

_________________________

 

Căn cứ Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đi với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ s lương từ 2,34 trở xuống (sau đây gọi là Nghị định số 17/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo him xã hội và trợ cấp hàng tháng đi với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây gọi là Nghị định số 09/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chỉ thực hiện điều chỉnh tin lương đi với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ s lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; điều chỉnh trợ cấp đi với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2015 theo Nghị định s 09/2015 ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ như sau:

Điều 1. Quy định chung

1. Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện:

a) Điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 17/2015/NĐ-CP.

b) Điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc) theo quy định tại Nghị định số 09/2015/NĐ-CP.

2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là các Bộ, cơ quan Trung ương) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức, hướng dẫn, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc; điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc, gửi Bộ Tài chính theo quy định.

b) Xác định, bố trí nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương và nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có) để thực hiện điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống và điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc đúng chế độ quy định và theo các quy định tại Thông tư này.

Điu 2. Xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số, lương từ 2,34 tr xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP và trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định s 09/2015/NĐ-CP

1. Xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP

a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các Nghị định số 17/2015/NĐ-CP là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/01/2015), nằm trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2015.

Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP); số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ NSNN thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; số giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP.

Đối với người làm việc tại các hội có tính chất đặc thù, chỉ tổng hợp số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Đối với số người lao động quy định tại khoản 1 điểm a điều này tăng thêm trong năm 2015 so với số người có mặt tại thời điểm 01/01/2015 (nếu có), nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2015 thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của số biên chế này được các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp báo cáo bổ sung để Bộ Tài chính xem xét giải quyết (đối với các Bộ, cơ quan Trung ương) hoặc tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương năm sau (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Không tổng hợp đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 17/2015/NĐ-CP vào số đối tượng được hưởng tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP để xác định nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Thông tư này.

b) Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP được xác định căn cứ vào mức lương tăng thêm hàng tháng quy định tại Điều 3 Nghị định số 17/2015/NĐ-CP và số tháng thực tế người lao động giữ bậc lương từ 2,34 trở xuống.

2. Xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp tăng thêm quy định tại Nghị định số 09/2015/NĐ-CP

Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp tăng thêm cho cán bộ xã nghỉ việc được xác định căn cứ vào số cán bộ xã nghỉ việc thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/01/2015), mức trợ cấp tăng thêm quy định tại Điều 2 Nghị định số 09/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 01/2015/TT-BNV ngày 13 tháng 02 năm 2015.

Điều 3. Xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP

1. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP trong năm 2015 của các Bộ, cơ quan Trung ương:

a) Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể:

- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) dự toán NSNN năm 2015 tăng so với dự toán NSNN năm 2014 của các cơ quan, đơn vị. Căn cứ dự toán NSNN năm 2015 được giao, các Bộ, cơ quan Trung ương hướng dẫn cơ quan, đơn vị tính toán và tổng hợp báo cáo số tiết kiệm với Bộ Tài chính, đồng thời thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, Nghị định số 31/2012/NĐ-CP, Nghị định số 34/2012/NĐ-CP, Nghị định số 22/2011/NĐ-CP, Nghị định số 57/2011/NĐ-CP); đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ.

- Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2014 trở về trước chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và của Đảng, đoàn thể:

- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) dự toán NSNN năm 2015 tăng so với dự toán NSNN năm 2014 của các đơn vị. Các Bộ, cơ quan Trung ương hướng dẫn các đơn vị tính toán và tổng hợp báo cáo số tiết kiệm với Bộ Tài chính, đồng thời thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2014 trở về trước); đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ.

- Các nguồn, thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2014 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).

Trường hợp các nguồn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP năm 2015 theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan Trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp các nguồn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP năm 2015 theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì các Bộ, cơ quan Trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP năm 2015. Trường hợp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí điều chỉnh tiền lương tăng thêm năm 2015, còn dư nguồn thu được để lại dành để cải cách tiền lương lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động của các cơ quan, đơn vị; các Bộ, cơ quan Trung ương đề xuất phương án sử dụng theo từng đơn vị, gửi Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất trước khi sử dụng. Đồng thời các cơ quan, đơn vị phải cam kết khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tiền lương tăng thêm thì cơ quan, đơn vị phải tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để đảm bảo nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình.

2. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP và Nghị định số 09/2015/NĐ-CP năm 2015 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2014 trở về trước); đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ.

b) Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền giao (số tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2015 tăng so với dự toán năm 2014 sau khi đã tính cùng mặt bằng tiền lương, phụ cấp);

c) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2014 so dự toán năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ giao (đối với nguồn tăng thu này, trường hợp địa phương khó khăn, tỷ lệ tự cân đối chi từ nguồn thu của địa phương thấp, số tăng thu năm 2014 so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao nhỏ và đối với các địa phương khi thực hiện cải cách tiền lương có khó khăn về nguồn do không điều hòa được tăng thu giữa các cấp ngân sách của địa phương, Bộ Tài chính sẽ xem xét cụ thể để xác định số tăng thu đưa vào nguồn thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2015; đồng thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện);

d) 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2015 so với dự toán năm 2011 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương và phụ cấp từ năm 2014 trở về trước và không kể số 50% tăng thu NSĐP dự toán năm 2015 so với dự toán các năm trước để thực hiện cải cách tiền lương đã được phân bổ tăng chi đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo các Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính).

e) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2014 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).

Trường hợp các nguồn theo quy định tại khoản 2 Điều này nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp các nguồn theo quy định tại khoản 2 Điều này lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này, thì các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện; phần còn lại chuyển sang năm tiếp theo để đảm bảo thực hiện các Nghị định về tiền lương; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn còn dư lớn sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương theo lộ trình, báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo quy định tại Điều 1 khoản 2 điểm c Quyết định số 383/QĐ-TTg ngày 03/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương còn dư nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại để cải cách tiền lương lớn và có nhu cầu kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ chi cấp thiết; các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo các cơ quan liên quan xác định số kinh phí đảm bảo thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo nguyên tắc các đơn vị này tự đảm bảo kinh phí, không bổ sung ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương; sau khi tính toán số kinh phí còn dư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng một phần để đáp ứng các nhu cầu chi cấp thiết của đơn vị.

3. Số thu được để lại theo chế độ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu (số thu học phí để lại cho trường công lập,...). Số thu được để lại theo chế độ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu. Ngoài ra, chú ý một số điểm sau:

a) Đối với học phí học sinh chính quy học các trường công lập: 40% số thu để thực hiện chế độ cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu học phí của học sinh (bao gồm cả kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ).

b) Đối với học phí từ các hoạt động đào tạo tại chức, liên doanh liên kết, các hoạt động đào tạo khác của các trường công lập: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu học phí từ các hoạt động trên sau khi loại trừ các chi phí liên quan.

c) Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác của đơn vị sự nghiệp (ngoài khoản thu theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí): 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu của các hoạt động trên sau khi trừ các chi phí liên quan.

4. Kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ dự toán ngân sách nhà nước được giao đầu năm và các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 17/2015/NĐ-CP do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ dự toán ngân sách nhà nước được giao đầu năm và các nguồn thu hợp pháp khác.

6. Kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được đảm bảo từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4. Chế độ báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hin Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP

Các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đảm bảo đủ nguồn để thực hiện) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện các Nghị định nêu trên trong năm 2015 gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 30/04/2015.

(Các Bộ, cơ quan Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biểu mẫu s 1, 3a, 3b, 3c đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biu mẫu 2a, 2b, 4 đính kèm).

Điều 5. Phương thức chi trả kinh phí thực hiện các Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 09/2015/NĐ-CP của Chính phủ

1. Các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chi trả tiền lương tăng thêm cho người lao động căn cứ mức lương tăng thêm hàng tháng theo quy định của Nghị định 17/2015/NĐ-CP và thời gian thực tế người lao động giữ bậc lương từ 2,34 trở xuống.

2. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu kinh phí để thực hiện các Nghị định nêu trên thì được chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định.

3. Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn kinh phí để thực hiện các Nghị định nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện:

a) Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện, chủ động sử dụng các nguồn để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, trợ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định.

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.

4. Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định nêu trên lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này:

a) Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương:

- Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan Trung ương, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và thông báo bổ sung kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương (chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện) đủ nguồn để thực hiện.

- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương thông báo bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc để thực hiện tiền lương tăng thêm theo chế độ quy định (sau khi sử dụng nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm theo quy định mà vẫn còn thiếu nguồn).

- Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ số thông báo bổ sung nêu trên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (sau khi sử dụng nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm theo quy định mà vẫn còn thiếu nguồn). Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút tiền tại Kho bạc nhà nước trong phạm vi số được bổ sung cùng với việc chủ động sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để chi trả tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định.

b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Trên cơ sở báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và thông báo bổ sung kinh phí để các địa phương đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

5. Trong khi chờ được cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đảm bảo đủ nguồn thực hiện; đối với các địa phương có khó khăn về nguồn, có văn bản báo cáo gửi Bộ Tài chính để thực hiện tạm cấp kinh phí cho địa phương; các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2015 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, trợ cấp tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng khác theo quy định tại Thông tư này. Số kinh phí đã tạm cấp và số đã sử dụng này được hoàn lại nguồn bằng số bổ sung kinh phí để thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của cấp có thẩm quyền.

6. Kế toán và quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo cho các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 5 năm 2015.

3. Các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/01/2015. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có báo cáo gửi Bộ Tài chính để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Bộ Tài chính

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn