• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 28/07/2016
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 10/2016/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 13 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

Quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn trong

hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân

____________________________

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ,

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân (sau đây gọi tắt là Báo cáo PTAT-XD).

Các yêu cầu, hướng dẫn đối với thiết kế, các hệ thống và phân tích an toàn tại Thông tư này được hiểu là các yêu cầu, hướng dẫn phù hợp với mức độ chi Tiết của thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2013/TT-BCT ngày 18/10/2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định Báo cáo PTAT-XD.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giới hạn vận hành an toàn bao gồm các trạng thái vận hành có thể có trong cơ sở thiết kế, nhằm bảo đảm không gây ra mức rủi ro không chấp nhận được tới sức khỏe và an toàn của nhân viên, dân chúng xung quanh nhà máy tại mọi thời Điểm.

2. Nguyên lý ALARA là nguyên lý bảo đảm chống bức xạ sao cho liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ và dân chúng được giữ ở mức thấp nhất có khả năng đạt được một cách hợp lý.

3. Quản lý cấu hình nhà máy là hoạt động xác định và lưu hồ sơ các đặc trưng của cấu trúc, hệ thống và bộ phận của nhà máy điện hạt nhân (bao gồm cả phần mềm máy tính) để đảm bảo rằng những thay đổi các đặc trưng này cần được báo cáo, đánh giá, phê duyệt, thực hiện, kiểm tra và lưu hồ sơ một cách phù hợp.

4. Sự cố trong cơ sở thiết kế là sự cố được tính đến trong thiết kế nhằm bảo đảm nhà máy điện hạt nhân chống chịu được với các sự cố đó khi chúng xảy ra, đồng thời hư hại nhiên liệu và phát tán vật liệu phóng xạ nằm trong giới hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 4. Nội dung Báo cáo PTAT-XD

1. Báo cáo PTAT-XD gồm 15 (mười lăm) nội dung: giới thiệu chung; mô tả chung nhà máy điện hạt nhân; quản lý an toàn; đánh giá địa Điểm; các khía cạnh thiết kế chung; mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân; phân tích an toàn; chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử; các khía cạnh vận hành; các Điều kiện và giới hạn vận hành; bảo vệ bức xạ; ứng phó sự cố; các khía cạnh môi trường; quản lý chất thải phóng xạ; tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.

2. Các nội dung của Báo cáo PTAT-XD được quy định chi Tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo PTAT-XD

1. Tổ chức xin cấp phép phải nộp 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Việt và 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Anh của Báo cáo PTAT-XD và văn bản đề nghị thẩm định tới Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân). Ngoài các bản in, Tổ chức xin cấp phép phải nộp bản điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh) của Báo cáo PTAT-XD.

2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có văn bản yêu cầu Tổ chức xin cấp phép bổ sung thông tin và các tài liệu cần thiết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

3. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định Báo cáo PTAT-XD trong thời hạn 15 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Trong quá trình thẩm định Báo cáo PTAT-XD, Tổ chức xin cấp phép có trách nhiệm giải trình khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2016.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Công Tạc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.