• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 15/09/2018
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 11/2018/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 8 tháng 8 năm 2018

THÔNG TƯ

Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục

____________________________-

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về mức hao phí cần thiết đối với lao động công nghệ, thiết bị, dụng cụ và vật liệu để hoàn thành một bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn có sử dụng kinh phí theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Trung tâm quan trắc môi trường, trạm quan trắc môi trường ở Trung ương và địa phương.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn được chỉ định bởi cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ và quy định chữ viết tắt

1. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.

2. Phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo nồng độ 01 hoặc các thông số trong môi trường không khí.

3Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

4. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của phương tiện đo, chuẩn đo lường với giá trị đo của đại lượng cần đo.

5. Khí “không”: là khí có nồng độ nhỏ hơn giới hạn phát hiện mà phương tiện đo có thể phát hiện được.

6Thiết bị tạo khí “không”: là thiết bị tạo ra khí “không” trong đó các thành phần khí làm ảnh hưởng đến các thành phần khí thuộc đối tượng cần đo có nồng độ dưới ngưỡng phát hiện.

7. Khí chuẩn (hỗn hợp khí chuẩn): là chất chuẩn ở thể khí được chứng nhận có các thành phần khí chuẩn ổn định với nồng độ xác định thường được nén với áp suất cao trong bình kim loại.

8. Thiết bị pha loãng khí chuẩn: là thiết bị có khả năng pha loãng khí chuẩn thành khí có nồng độ mong muốn theo nguyên lý pha khí chuẩn với khí “không”.

9. Quy định các chữ viết tắt

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

BHLĐ

Bảo hộ lao động

ĐKĐB

Độ không bảo đảm đo

ĐLVN

Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam

ĐVT

Đơn vị tính

PTĐ

Phương tiện đo

KS1, KS2, KS3, KS4

Kỹ sư bậc 1, kỹ sư bậc 2, kỹ sư bậc 3, kỹ sư bậc 4

TT

Thứ tự

Điều 4. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động công nghệ xây dựng theo phương pháp tổng hợp (phương pháp thống kê, kinh nghiệm và phương pháp ước lượng so sánh) và phương pháp phân tích (phương pháp phân tích tính toán và phương pháp phân tích khảo sát).

2. Định mức thiết bị, dụng cụ, vật liệu được xây dựng theo phương pháp tổng hợp (phương pháp thống kê, kinh nghiệm và phương pháp ước lượng so sánh).

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục được xây dựng theo quy trình quy định tại Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) tương ứng. Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục được quy định có cùng mức tiêu hao lao động, thiết bị, dụng cụ, vật liệu như hoạt động kiểm định phương tiện đo đó.

Điều 5. Nội dung của định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các định mức thành phần sau:

a) Định mức lao động công nghệ

Định mức lao động công nghệ (sau đây viết tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để thực hiện bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn.

Định mức lao động thể hiện các nội dung sau:

- Nội dung công việc: các thao tác cơ bản, thao tác chính thực hiện bước công việc cho quá trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.

- Định biên: quy định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật công việc; lao động tham gia kiểm định, hiệu chuẩn đáp ứng yêu cầu về kiểm định viên, hiệu chuẩn viên theo quy định của pháp luật.

- Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp thực hiện bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn. Đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm/bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn và một ngày công làm việc được tính là 8 giờ.

b) Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian người lao động sử dụng thiết bị, máy móc cần thiết để thực hiện một bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn. Đơn vị tính là ca/bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn.

- Thời hạn sử dụng thiết bị (thời gian tính khấu hao) là thời gian dự kiến sử dụng thiết bị vào hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của thiết bị. Đơn vị tính là năm.

- Thời hạn sử dụng thiết bị áp dụng theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC">45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và Thông tư số 162/2014/TT-BTC">162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Số ca máy sử dụng một năm: máy ngoại nghiệp là 250 ca, máy nội nghiệp là 500 ca.

c) Định mức dụng cụ

- Định mức sử dụng dụng cụ được tính bằng thời gian người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ cần thiết để thực hiện bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn. Đơn vị tính là ca/bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn.

- Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong Bảng định mức dụng cụ.

- Thời hạn sử dụng dụng cụ là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ vào hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, đơn vị tính thời gian là tháng.

d) Định mức vật liệu:

- Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để thực hiện bước công việc (hoặc toàn bộ công việc theo quy trình) kiểm định, hiệu chuẩn.

- Mức vật liệu nhỏ và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong Bảng định mức vật liệu.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật này không bao gồm việc vận chuyển phục vụ hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.

 

Chương II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN ĐO CHO TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC

Điều 6. Định mức lao động

1. Nội dung công việc

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục bao gồm các bước: chuẩn bị, tiến hành và xử lý chung. Chi tiết các bước thực hiện được quy định tại ĐLVN tương ứng.

2. Định biên

Bảng 1. Quy định định biên lao động theo bước công việc

TT

Công việc

KS1

KS2

KS4

Nhóm

1

Chuẩn bị

1

1

 

2

2

Tiến hành

 

1

1

2

3

Xử lý chung

   

1

1

3. Định mức lao động:

ĐVT: công nhóm/ 01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn

Bảng 2. Quy định mức lao động theo bước công việc

TT

Công việc

Mức

1

Chuẩn bị

0,25

2

Tiến hành

5,80

2.1

Kiểm tra bên ngoài

0,15

2.2

Kiểm tra kỹ thuật

0,25

2.3

Kiểm tra đo lường

5,40

a

Kiểm tra độ trôi điểm “không”

0,60

b

Kiểm tra độ trôi điểm “nồng độ”

1,20

c

Kiểm tra sai số

1,20

d

Kiểm tra độ lặp lại

1,20

e

Kiểm tra thời gian đáp ứng

1,20

3

Xử lý chung

1,50

Điều 7. Định mức thiết bị, dụng cụ và vật liệu

1. Định mức thiết bị

a) Chuẩn bị

ĐVT: ca/ 01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn

Bảng 3. Quy định mức thiết bị cho bước chuẩn bị

TT

Thiết bị

Công suất
(kW)

ĐVT

Mức

1

Điều hòa nhiệt độ

2,20

cái

0,13

2

Điện năng

 

kW

2,40

b) Tiến hành

ĐVT: ca/01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn.

Bảng 4. Quy định mức thiết bị cho bước tiến hành (*)

TT

Thiết bị

Công suất
(kW)

ĐVT

Mức

1

Bình khí chuẩn

 

cái

4,64

2

Van điều chỉnh áp suất bình khí chuẩn

 

cái

4,64

3

Máy hút ẩm

2,00

cái

4,64

4

Ổn áp 15 KVA

 

cái

4,64

5

Lưu điện chung

 

cái

4,64

6

Máy vi tính

0,40

cái

4,64

7

Thiết bị đo nồng độ khí

0,50

cái

2,90

8

Thiết bị tạo khí “không” hoặc bình khí N2 tinh khiết

0,50

cái

2,90

9

Thiết bị loại Hydrocacbon

0,50

cái

2,90

10

Bộ xử lý khí thải

1,00

cái

2,90

11

Thiết bị tự ghi

0,50

cái

2,90

12

Thiết bị pha loãng khí chuẩn

0,50

bộ

2,90

13

Điều hòa nhiệt độ

2,20

cái

3,11

14

Thiết bị cảnh báo khí rò rỉ

0,50

bộ

4,64

15

Điện năng

 

kW

218,26

Ghi chú:

(*) Đối với định mức thiết bị của bước tiến hành tính theo hệ số quy định tại Bảng 5.

Bảng 5. Quy định hệ số theo bước công việc

TT

Công việc

Hệ số

 

Tiến hành

1,00

1

Kiểm tra bên ngoài

0,03

2

Kiểm tra kỹ thuật

0,04

3

Kiểm tra đo lường

0,93

a

Kiểm tra độ trôi điểm “không”

0,09

b

Kiểm tra độ trôi điểm “nồng độ”

0,21

c

Kiểm tra sai số

0,21

d

Kiểm tra độ lặp lại

0,21

đ

Kiểm tra thời gian đáp ứng

0,21

c) Xử lý chung

ĐVT: ca/01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn.

Bảng 6. Quy định mức thiết bị cho bước xử lý chung

TT

Thiết bị

Công suất
(kW)

ĐVT

Mức

1

Máy vi tính

0,40

cái

0,05

2

Máy in laser

0,40

cái

0,02

3

Máy in laser màu

0,40

cái

0,02

4

Máy photocopy

1,50

cái

0,05

5

Đầu ghi CD

0,04

cái

0,01

6

Điều hòa nhiệt độ

2,20

cái

0,20

7

Điện năng

 

kW

4,63

2. Định mức dụng cụ

a) Chuẩn bị

ĐVT: ca/01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn

Bảng 7. Quy định mức dụng cụ cho bước chuẩn bị

TT

Dụng cụ

Thời hạn
(tháng)

ĐVT

Mức

1

Áo BHLĐ (áo blouse)

9

cái

0,40

2

Găng tay

6

đôi

0,40

3

Khẩu trang lọc khí độc

12

cái

0,40

4

Kính bảo hộ

12

cái

0,40

5

Dép đi trong phòng

12

đôi

0,40

6

Đồng hồ treo tường

36

cái

0,40

7

Quạt thông gió 40 W

36

cái

0,27

8

Quạt trần 100 W

36

cái

0,27

9

Đèn Neon 40 W

30

bộ

0,40

10

Máy hút bụi 1,5 kW

60

cái

0,01

11

Điện năng

 

kW

0,58

b) Tiến hành

ĐVT: ca/01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn.

Bảng 8. Quy định mức dụng cụ cho bước tiến hành (*)

TT

Dụng cụ

Thời hạn
(tháng)

ĐVT

Mức

1

Áo BHLĐ (áo blouse)

9

cái

9,28

2

Găng tay

6

đôi

9,28

3

Khẩu trang lọc khí độc

12

cái

9,28

4

Kính bảo hộ

12

cái

9,28

5

Bộ dụng cụ tháo lắp chuyên dụng

24

bộ

0,75

6

Khớp nối ống

24

cái

9,28

7

Ống dẫn khí bằng thép không gỉ

60

cái

9,28

8

Ống dẫn khí bằng đồng

36

cái

9,28

9

Ống dẫn khí bằng thép nhựa teflon

24

cái

9,28

10

Đầu chuyển đổi bằng thép không rỉ

12

cái

9,28

11

Đầu chuyển đổi bằng nhựa teflon

6

cái

9,28

12

Khóa gạt khí

36

cái

9,28

13

Nhiệt kế

60

cái

0,10

14

Ẩm kế khí

60

cái

0,10

15

Khí áp kế

60

cái

0,10

16

Bộ lọc khí Scrubber

12

cái

9,28

17

Bộ đo và điều chỉnh lưu lượng

36

cái

9,28

18

Bàn làm việc

60

cái

0,50

19

Dép đi trong phòng

12

đôi

9,28

20

Bàn máy vi tính

72

cái

4,64

21

Ghế tựa

72

cái

5,14

22

Tủ đựng tài liệu

60

cái

4,64

23

Bàn phím máy tính

24

cái

4,64

24

Chuột máy tính

12

cái

4,64

25

Đồng hồ treo tường

36

cái

4,64

26

Bàn dập ghim

24

cái

0,10

27

Quạt thông gió 40 W

36

cái

3,11

28

Quạt trần 100 W

36

cái

3,11

29

Đèn Neon 40 W

30

bộ

9,28

30

Máy hút bụi 1,5 kW

60

cái

0,14

31

Bộ lọc bụi

36

bộ

4,64

32

Đồng hồ đếm giây

12

cái

0,50

33

Điện năng

 

kW

6,19

Ghi chú:

(*) Đối với định mức dụng cụ của bước tiến hành tính theo hệ số quy định tại Bảng 5.

c) Xử lý chung

ĐVT: ca/01 PTĐ cần kiểm định, hiệu chuẩn.

Bảng 9. Quy định mức dụng cụ cho bước xử lý chung

TT

Dụng cụ

Thời hạn
(tháng)

ĐVT

Mức

1

Áo BHLĐ (áo blouse)

9

cái

1,20

2

Bàn máy vi tính

72

cái

0,05

3

Ghế tựa

72

cái

1,20

4

Tủ đựng tài liệu

60

cái

1,20

5

Bàn phím máy tính

24

cái

0,05

6

Chuột máy tính

12

cái

0,05

7

Đồng hồ treo tường

36

cái

1,20

8

Bàn dập ghim

24

cái

0,01

9

Quạt thông gió 40 W

36

cái

0,80

10

Quạt trần 100 W

36

cái

0,80

11

Đèn Neon 40 W

30

bộ

1,20

12

Máy hút bụi 1,5 kW

60

cái

0,04

13

Điện năng

 

kW

1,80

3. Định mức vật liệu

a) Chuẩn bị hiệu chuẩn: không sử dụng vật liệu

b) Tiến hành

Bảng 10. Quy định mức vật liệu cho bước tiến hành (*)

TT

Vật liệu

ĐVT

Mức

1

Sổ ghi chép công tác

quyển

1,00

2

Giấy A4

ram

0,50

3

Mực in Laser

hộp

0,05

4

Mực in Laser màu

hộp

0,05

5

Ghim

hộp

0,10

6

Bút bi

cái

1,00

7

Cặp kẹp biên bản

cái

1,00

8

Cặp file 7 cm

cái

1,00

9

Túi đựng tài liệu

cái

1,00

10

Than hoạt tính

kg

0,20

11

Hoạt chất alumina

kg

0,20

12

Hạt hút ẩm (Slicagel)

kg

0,50

13

Giấy lọc

tờ

2,00

14

Dung dịch kiểm tra rò rỉ khí trên đường ống

lọ

0,02

15

Khí chuẩn

lít

25,00

Ghi chú:

- Các mức vật liệu từ mục 1-15 quy định như nhau cho kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị phân tích khí.

- Mức vật liệu tại mục 16 quy định khí chuẩn theo từng thiết bị phân tích khí.

- Đối với định mức vật liệu của bước tiến hành tính theo hệ số quy định tại Bảng 5.

c) Xử lý chung

Bảng 11. Quy định mức vật liệu cho bước xử lý chung

TT

Vật liệu

ĐVT

Mức

1

Giấy A4

ram

0,35

2

Mực in Laser

hộp

0,05

3

Mực in Laser màu

hộp

0,02

4

Ghim

hộp

0,10

5

Bút bi

cái

1,00

6

Cặp file 7 cm

cái

1,00

7

Túi đựng tài liệu

cái

1,00

8

Đĩa CD

cái

1,00

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được ban hành.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.