• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/1995
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 07/TM-XNK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 15 tháng 3 năm 1995

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI

Hướng dẫn thực hiện chính sách

mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1995

Ngày 10/12/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 752/TTg và các văn bản pháp quy khác quy định chính sách hàng hoá và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1995. Thi hành Quyết định này, Bộ Thương mại đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý kinh doanh ngay từ đầu năm 1995.

Nay, Bộ Thương mại ban hành Thông tư này hướng dẫn toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1995, bao gồm các văn bản Bộ đã hướng dẫn từ 10/12/1994 cũng như những văn bản hướng dẫn trước 10/12/1994 mà vẫn còn phù hợp với Quyết định 752/TTg để thi hành Quyết định số 752/TTg của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

I- Về Quản lý hàng hoá xuất khẩu theo các danh mục:

1. Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: thi hành theo Quyết định số 96/TM-XNK ngày 14/2/1995 và công văn số 3229/TM-XNK ngày 14/3/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại.

2. Hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch: năm 1995 chỉ còn áp dụng quản lý bằng hạn ngạch đối với một mặt hàng, đó là hàng dệt, may xuất khẩu theo Hiệp định Việt Nam ký với EU, Canada, Na-uy. Cơ chế quản lý thi hành theo thông báo liên Bộ Thương mại - Công nghiệp nhẹ số 14/TB-LB ngày 15/11/1994.

Hàng dệt, may xuất khẩu sang các thị trường khác (ngoài EU, Canada, Na-uy) được khuyến khích và không cần hạn ngạch.

3. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng kế hoạch định hướng: năm 1995 so với năm 1994, hàng nhập khẩu giảm từ 3 xuống còn một mặt hàng là gạo; hàng nhập khẩu giảm từ 15 xuống còn 7 mặt hàng là xăng, dầu, thép, xi măng, phân bón, đường, ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe hai bánh gắn máy.

Việc xuất một mặt hàng và nhập 7 mặt hàng theo kế hoạch định hướng trên đây, thi hành theo các văn bản sau:

3.1. Gạo: Theo Thông tư liên Bộ Thương mại - Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 02/TTLB-NN-TM ngày 6/2/1995.

3.2. Xăng dầu (trừ dầu nhờn): Theo văn bản của Bộ Thương mại số 16007/TM-KH ngày 30/12/1994.

3.3. Thép thông dụng: Theo văn bản của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước số 603/UB-TMDV ngày 28/2/1995 và văn bản của Bộ Công nghiệp nặng số 452/KH ngày 8/3/1995, Bộ Thương mại giao Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nặng nhập khẩu 70% tổng mức, còn lại 30% giao cho 18 doanh nghiệp nhập khẩu.

3.4. Xi măng: Theo văn bản liên Bộ: Thương mại - Xây dựng số 1971/LB/TM-XD ngày 28/2/1995.

3.5. Phân bón: Theo Thông tư liên Bộ: Thương mại - Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 04/TTLB/NN-TM ngày 10/2/1995.

3.6. Đường ăn: Toàn bộ đường thô giao hết số lượng cho các nhà máy tinh luyện đường nhập khẩu. Đường kính giao hết số lượng cho các doanh nghiệp Trung ương và địa phương nhập nhằm bảo đảm nhu cầu thị trường của từng khu vực.

3.7. Ô tô dưới 12 chỗ ngồi theo văn bản của Bộ Thương mại số 2404/TM-XNK ngày 28/2//1995.

3.8. Xe 2 bánh gắn máy theo văn bản của Bộ Thương mại số 2532/TM-XNK ngày 1/3/1995. Linh kiện CKD xe 2 bánh gắn máy theo văn bản của Bộ Thương mại số 2403/TM-XNK ngày 28/2/1995.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 752/TTg ngày 10/12/1994 và các văn bản số 294/KTTH ngày 19/1/1995, số 666/KTTH ngày 14/2/1995, Bộ Thương mại đã phối hợp với các Bộ hữu quan phân giao hết số lượng các mặt hàng trên đây ngay từ đầu năm để các doanh nghiệp chủ động kinh doanh trong cả năm.

4. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành: năm 1995 giữ nguyên các nhóm hàng và cơ quan có trách nhiệm quản lý như năm 1994.

Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu các mặt hàng này phải gửi đơn hàng đến cơ quan quản lý chuyên ngành để được chấp thuận bằng văn bản.

Bộ Thương mại sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý chuyên ngành để quy định rõ những mặt hàng cụ thể trong 11 nhóm hàng cần phải có ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

5. Một số hàng hoá khác:

5.1. Việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ năm 1995 vẫn thực hiện theo Quyết định số 624/TTg ngày 29/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp số 595/KH-XNK ngày 24/3/1994.

5.2. Việc xuất khẩu cà phê thực hiện theo thông báo số 16076/TM-XNK ngày 31/12/1994 của Bộ Thương mại.

5.3. Việc nhập khẩu các sản phẩm thay thế sữa mẹ thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 18/TT-LB ngày 3/11/1994 của liên Bộ Y tế - Thương mại - Văn hoá Thông tin - Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam.

II. Về quản lý nhập khẩu hàng tiêu dùng:

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu hàng tiêu dùng không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu năm 1995.

Hàng tiêu dùng nhập khẩu trong Thông tư này được hiểu là những hàng hoá đáp ứng trực tiếp và thiết thức cho nhu cầu đời sống hàng ngày về các mặt ăn, uống, mặc, đi lại, học hành, vui chơi, giải trí, và các sinh hoạt khác; không bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác phục vụ nhu cầu làm việc, chữa bệnh của con người. Các doanh nghiệp phải xuất phát từ quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước và sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, không nhập những mặt hàng không thiết yếu hoặc trong nước đã sản xuất đủ.

Để đảm bảo tổng giá trị hàng tiêu dùng nhập khẩu không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu và để xử lý công bằng giữa các doanh nghiệp có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng được quy định như sau:

a) Chỉ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có phạm vi nhập khẩu mặt hàng phù hợp (ghi trong Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) mới tham gia nhập khẩu hàng tiêu dùng.

b) Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu những mặt hàng có giá trị lớn, có lợi nhuận cao và mang tính chất chuyên ngành như: gạo, than, dầu thô, xăng dầu thì tập trung hoạt động kinh doanh theo chuyên ngành đó, không tham gia nhập hàng tiêu dùng.

Từ nay, các doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng không phải đề nghị Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu từng chuyến hàng mà đưa kế hoạch nhập đến Bộ Thương mại (theo mẫu kèm theo) 2 lần trong năm vào tháng 5 và tháng 10. Sau khi Bộ Thương mại thông qua kế hoạch thì doanh nghiệp tiến hành nhập. Thủ tục nhập hàng tiêu dùng: trong khi chờ đợi quy định mới về bãi bỏ giấy phép chuyến đợt 2, vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

III. Về quản lý nhập khẩu hàng đã qua sử dụng:

1- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường được Chính phủ giao ban hành qui chế về nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng.

Trong khi chờ Bộ Khoa học công nghệ và môi trường quy định tiêu chuẩn nhập khẩu các loại thiết bị đã qua sử dụng (dây chuyền, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải hàng hoá, xe, máy phục vụ thi công xây dựng, cầu đường...) tạm thời quy định như sau:

Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng kể trên phải:

- Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả.

- Có giấy phép kinh doanh nhập khẩu ngành hàng phù hợp.

- Có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp Bộ (đối với các doanh nghiệp thuộc Trung ương), cấp Uỷ ban Nhân dân tỉnh (đối với các doanh nghiệp thuộc địa phương và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn).

Sau khi hội đủ điều kiện trên, các doanh nghiệp đến làm thủ tục nhập tại phòng Giấy phép của Bộ Thương mại, không đến Bộ Thương mại.

Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ đã qua sử dụng có đơn giá từ 100.000 USD/1 chiếc trở lên phải được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định theo quy định số 171/TĐC/THKH ngày 6/5/1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trước khi làm thủ tục nhập khẩu ở Hải quan.

2- Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thi hành theo Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thương mại.

IV. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu:

Bộ Thương mại thực hiện cải cách thủ tục hành chính trước hết là trong việc bãi bỏ cấp giấy phép chuyến. Đã thực hiện bãi bỏ việc cấp giấy phép chuyến đợt 1 từ ngày 1/7/1994, nay sẽ tiếp tục bãi bỏ việc cấp giấy phép chuyến đợt 2. Việc này được thể hiện cụ thể bằng Thông tư riêng.

V. Thi hành:

Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết để thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 và bãi bỏ các Thông tư số 04/TM-XNK ngày 4/4/1994, số 06/TM-XNK ngày 16/5/1994 và các văn bản điều chỉnh Thông tư 06/TM-XNK của Bộ Thương mại.

------------------------------------------------

........(1)...... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------------- .....(2)...., ngày... tháng... năm 199...

Kính gửi: Bộ Thương mại

(Đợt 1:.....(3)....)

(V/v nhập khẩu hàng tiêu dùng

theo Thông tư 07/TM-XNK ngày 15/3/1995)

-----------

Tên doanh nghiệp: (Tên tiếng Việt và tên viết tắt)

Cơ quan chủ quản:.....(4).............................

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số ...../GP cấp ngày....tháng... năm....

Phạm vi nhập khẩu ghi trong Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.....

Địa chỉ giao dịch...................................................

Điện thoại số.......................................................

Kim ngạch xuất khẩu năm 1994 (không tính trị giá nhận uỷ thác xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác).

I/- Đã nhập khẩu từ 1/1/1995 đến 30/4/1995:

Mặt hàng Số lượng Trị giá (USD)

1).........................................................(5).......

2)...................................................................

II/- Nhu cầu nhập khẩu từ 1/5/1995 đến 31/5/1995

Mặt hàng Số lượng Trị giá (USD)

1) ........................................................(6)......

2)..................................................................

Hướng dẫn:

(1) (4); Cơ quan chủ quản cấp Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

(2): Nơi đặt trụ sở chính.

(3): Đợt I (tháng 5), đợt II (tháng 10).

(5) (6): Ghi trị giá - Tổng trị giá (5) + (6) không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu đạt được trong năm 1994.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Văn Triết

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.