• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
UBND TỈNH NINH THUẬN
Số: 05/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Thuận, ngày 17 tháng 1 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Về việc Ban hành quy định quản lý thu thuế

đối với hoạt động kinh doanh vận tải

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TÌNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 770 /2001 /QĐ ngày 06-3-2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc áp dụng biểu giá cước vận tải hàng hóa bàng ô tô và Quyết định số 355/CT ngày 03-02-1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc Ban hành quy định về giá cước vận tải hành khách bằng ôtô;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế và Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 17/TTr-LN-SGVT-CT ngày 14-01-2002,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Hội đồng liên minh các hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện bản Quy định về quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2002. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH

Quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải

(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2002/ QĐ-UB ngày 17-01-2002

của UBND tỉnh Ninh Thuận)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm: Các hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Điều 2. Hoạt động kinh doanh vận tải của các đối tượng quy định tại Điều 1 bao gồm:

Hoạt động vận tải hàng hóa;

Hoạt động vận tải hành khách;

Hoạt động của các phương tiện vận tải chuyên dùng như: xe đào, xe xúc, xe ủi, xe lu , xe máy cày…

 
Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định mức thuế môn bài đối với hoạt động kinh doanh vận tải như sau:

Phương tiện vận tải

Bậc môn bài

1. Xe vận tải hàng hóa:

- Từ 7 tấn trở lên

- Từ 4 tấn đến dưới 7 tấn

- Dưới 4 tấn

2. Xe vận chuyển hành khách:

- Từ 40 ghế trở lên

- Từ 30 ghế đến dưới 40 ghế

- Dưới 30 ghế

- Xe Lambro, ba gác máy.

3. Xe chuyên dùng:

- Xe đào, xe xúc, xe ủi, xe lu ...

- Xe máy cày, máy kéo, xe công nông

 

I

II

III

 

I

II

III

V

 

I

IV

Điều 4. Doanh thu tối thiểu bình quân tháng của từng lọai phương tiện được quy định cụ thể như sau:

1. Vận tải hàng hóa:

STT

Trọng tải theo thực tế giấy chứng nhận đăng kiểm

Doanh thu tối thiểu bình quân tháng (đồng)

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

Từ 2 tấn trở xuống

Trên 2 tấn đến 3 tấn

Trên 3 tấn đến 4 tấn

Trên 4 tấn đến 5 tấn

Trên 5 tấn đến 6 tấn

Trên 6 tấn đến 7 tấn

Trên 7 tấn đến 8 tấn

Trên 8 tấn đến 9 tấn

Trên 9 tấn đến 10 tấn

Trên 10 tấn đến 11 tấn

Trên 11 tấn

Xe công nông

Xe chuyên dùng: xe đào, xe ủi, xe xúc, xe lu ...

2.200.000

3.000.000

3.800.000

4.600.000

5.400.000

6.200.000

7.000.000

7.800.000

8.600.000

9.400.000

10.200.000

1.900.000

5.600.000

2. Vận tải hành khách:

2.1. Vận tải hành khách liên tỉnh liền kề:

Số ghế theo thực tế

giấy chứng nhận đăng kiểm

Doanh thu tối thiểu bình quân tháng (đồng)

- Từ 15 ghế trở xuống

- Từ 16 – 19 ghế

- Từ 20 – 24 ghế

- Từ 25 – 30 ghế

- Từ 31 – 40 ghế

- Từ 41 – 50 ghế

- Trên 50 ghế

2.500.000

3.500.000

4.500.000

5.400.000

6.300.000

8.000.000

9.000.000

Riêng đối với những phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh liền kề có cự ly vận chuyển dưới 80 km được tính bằng 85% doanh thu tối thiểu quy định trên.

2.2. Vận tải hành khách xuyên tỉnh: Vận tải hành khách xuyên tỉnh doanh thu tối thiểu bình quân tháng được tính bằng 1,2 lần doanh thu tối thiểu bình quân tháng của vận tải hành khách liên tỉnh liền kề có cùng số ghế quy định tại điểm 2.1 .

2.3. Vận tải hành khách nội tỉnh: Vận tải hành khách nội tỉnh doanh thu tối thiểu bình quân tháng được tính bằng 0,7 lần doanh thu tối thiểu bình quân tháng của vận tải hành khách liên tỉnh liền kề có cùng số ghế quy định tại điểm 2.1.

2.4. Trường hợp qua khảo sát, điều tra nếu có đủ căn cứ xác định doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu tối thiểu ấn định, thì cơ quan thuế xác định tại doanh thu cho phù hợp với doanh thu thực tế.

Điều 5. Miễn, giảm do tạm nghỉ kinh doanh:

Các trường hợp sau đây được xem xét miễn, giảm thuế:

Trường hợp bị tai nạn phải ngừng hoạt động.

Trường hợp ngừng hoạt động để sửa chữa (đại tu) với thời gian ngừng hoạt động từ 1 tháng trở lên.

Thủ tục xem xét miễn, giảm thuế GTGT và thuế TNDN hàng tháng:

Trường hợp bị tai nạn phải ngừng hoạt động, tổ chức và cá nhân có phương tiện bị tai nạn phải làm đơn xin nghỉ kinh doanh và phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh bị tai nạn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá 5 ngày sau khi xảy ra tai nạn.

Trường hợp ngừng hoạt động để sửa chữa, tổ chức và cá nhân có phương tiện ngừng sửa chữa phải làm đơn xin nghỉ kinh doanh kèm theo hợp đồng sửa chữa gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đúng thời gian quy định của Luật Thuế.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.

1. Tổ chức, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan nắm chắc các tổ chức và cá nhân có hành nghề kinh doanh vận tải trên địa bàn để đưa vào diện quản lý thu thuế.

2. Chỉ đạo các Chi cục Thuế căn cứ vào doanh thu tối thiểu tại Quy định này để lập bộ thuế cho từng tổ chức và cá nhân kinh doanh vận tải.

3. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải để quản lý tốt hoạt động kinh doanh của các chủ phương tiện thuộc ngành nghề này.

4. Theo dõi tình hình quản lý thu thuế vận tải ngoài quốc doanh, tổng hợp và đề xuất kiến nghị trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải.

1 . Chỉ đạo Trạm đăng kiểm phối hợp với Chi cục Thuế huyện, thị xã quản lý hoạt động kinh doanh của các phương tiện vận tải trên địa bàn.

2. Theo yêu cầu của cơ quan thuế, Trạm đăng kiểm cơ giới đường bộ từ chối việc thực hiện đăng kiểm và không cấp tem kiểm định an toàn kỹ thuật cho các chủ phương tiện vận tải chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và tạo mọi điều kiện thuận lợi khi cơ quan thuế đến liên hệ làm việc.

Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng liên minh các hợp tác xã.

Tuyên truyền, giải thích, đôn đốc các hợp tác xã vận tải các xã viên thực hiện nghiêm túc Quy định này. Đồng thời phối hợp với các Sở ngành chức năng như: Thuế, Sở Giao thông Vận tải trong công tác quản lý, hướng dẫn các hợp tác xã vận tải, xã viên thực hiện nghĩa vụ thuế.

Điều 9. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã.

1. Quán triệt, phổ biến nội dung của quy định này đến từng tổ chức, cá nhân có kinh doanh ngành vận tải trên địa bàn và yêu cầu các đối tượng kinh doanh vận tải phải thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp thuế đầy đủ đúng theo thông báo của cơ quan thuế.

2. Chỉ đạo các ngành liên quan ở huyện, thị xã phối hợp với cơ quan thuế địa phương trong việc quản lý phương tiện; kiên quyết không gia hạn giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các chủ phương tiện chưa chấp hành nghĩa vụ thuế. Đồng thời, giải quyết các vướng mắc và có biện pháp xử lý theo quy định của Pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh vận tải không chấp hành đúng Quy định này.

Điều 10. Quy định này được áp dụng để lập bộ và quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn kể từ ngày 01-01-2002./.

 

(Đã ký)

 
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.