• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/01/2002
UBND TỈNH NINH THUẬN
Số: 02/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Thuận, ngày 9 tháng 1 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2001 - 2005

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi);

Căn cứ Nghị quyết số 05/CP ngày 29 tháng 01 năm 1993 của Chính phủ về ngăn chặn và phòng, chống tệ nạn mại dâm;

Căn cứ Quyết định số 151/2000/QĐ- TTG ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 16/TTr-SLĐTBXH ngày 07 tháng 01 năm 2002 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm 2001 – 2005,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 – 2005 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa – Thông tin, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Y tế, Giáo dục – Đào Tạo, Du lịch – Thương mại, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính – Vật giá, Thủ trưởng các cơ quan Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình, Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KẾ HOẠCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

NGÀY 09-01-2002

Triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng,

 chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2002/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH TỆ NẠN MẠI DÂM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG,

CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM

I. Kết quả phòng chống tệ nạn mại dâm 1994 - 2000:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn đặt công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống tệ nạn mại dâm nói riêng là một trong những nhiệm vụ xã hội bức xúc. Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và các Văn bản pháp quy của Đảng và Chính phủ về phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống tệ nạn mại dâm (Chỉ thị số 33-CT-TW ngày 01-3-1994 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết: 05/CP ngày 29-01-1993, Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ,...), Ủy ban nhân dân tỉnh đã tăng cường chỉ đạo cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ công tác phòng chống tệ nạn mại dâm bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, góp phần hạn chế sự gia tăng của tệ nạn này trên toàn địa bàn tỉnh nhất là ở những địa bàn trọng điểm của tỉnh như: Thị xã Phan Rang - Tháp Chăm, huyện Ninh Hải, Ninh Sơn...

Qua các năm từ 1994 - 2000 đã chỉ đạo cho các ngành, cơ quan chức năng phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể có liên quan thực hiện nhiệm vụ công tác phòng chống tệ nạn mại dâm đã đạt được một số kết quả như sau:

Bước đầu lồng ghép được công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và phòng, chống tệ nạn mại dâm nói riêng với các chương trình kinh tế xã hội khác như xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; phong trào xây dựng đời sống văn hóa; phong trào vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, chương trình xóa đói giảm nghèo - Giải quyết việc làm... góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Đã xây dựng được 26/56 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội.

Tổ chức kiểm tra, truy quét trên 1.500 đợt ở các tụ điểm mại dâm, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, điểm massage, karaoke, nhà trọ... những nơi có biểu hiện không lành mạnh và đã phát hiện trên 600 lượt đối tượng vi phạm, xử lý trên 500 lượt cơ sở kinh doanh vi phạm Nghị định 87 - 88 - 814/TTg của Chính phủ.

Triệt phá trên 30 tụ điểm mại dâm, lập hồ sơ đưa vào quản lý trên 230 lượt đối tượng.

Trong  đó:

Lập hồ sơ cảnh cáo trên 60 vụ đối tượng là gái mại dâm hoặc nghi vấn hoạt động mại dâm.

Lập hồ sơ trục xuất ra khỏi địa phương về nơi cư trú trên 150 gái mại dâm và chuyển về các địa phương tiếp tục theo dõi, quản lý theo Nghị định: 19/CP của Chính phủ.

Lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định: 20/CP cho 111 lượt gái mại dâm (có 89 gái mại dâm được đào tạo nghề và có cuộc sống ổn định khi trở về địa phương).

Bước đầu đã gắn được công tác phòng chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa; Xây dựng 26 xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội; Phát động quần chúng tham gia phòng chống, ngăn ngừa tội phạm mại dâm.

Xét xử 21 vụ mại dâm/26 bị cáo về tội chứa, môi giới mại dâm; Đã xử lý hành chính trên 100 cơ sở kinh doanh - dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, cơ sở massage, karaoke...) và nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm Nghị định 87/CP của Chính phủ.

Các ngành chức năng thụ lý hồ sơ và xử lý theo Pháp luật 33 vụ hiếp dâm/40 bị cáo.

Giáo dục, chữa trị cho hơn 180 lượt gái mại dâm, dạy nghề và tạo việc làm cho gần 100 đối tượng đã hoàn lương.

II. Những tồn tại thiếu sót:

1. Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội ở tỉnh nhà đã có những bước tăng trưởng đáng kể, nhưng một số tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn mại dâm có nguy cơ phát triển trở lại và lan rộng với quy mô, tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng phức tạp thể hiện dưới các hình thức như:

1.1. Hoạt động mại dâm đã phát triển và lan ra các vùng giáp ranh giữa các tỉnh, các huyện, thị xã, các xã, phường và vùng nông thôn... nhằm tránh xa sự kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Mức độ hoạt động ngày càng công khai ở một số tụ điểm thị xã, trung tâm các huyện ly, những nơi có công trình công cộng đang xây dựng thời gian thi công dài ngày, khu vực các trại nuôi tôm...

1.2. Hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, nhà trọ, điểm massage, karaoke... là những nơi cơ bản cung cấp và tiếp tay cho các hoạt động mại dâm.

1.3. Đối tượng hoạt động mại dâm đa phần là những người có mức sống trung bình trở lên nhưng do sa đọa về đạo đức, lối sống, lười lao động; số còn lại do hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm hoặc bị lường gạt, nhìn chung phần lớn tự nguyện bán dâm vì mục đích kiếm tiền. Độ tuổi người bán dâm ngày càng trẻ hóa, thậm chí có đối tượng dưới 18 tuổi cũng tham gia bán dâm.

1.4. Đối tượng mua dâm và tiếp tay cho hoạt động mại dâm chủ yếu là những đối tượng có tiền, nhưng tha hóa về lối sống, đạo đức, trong đó có một số ít là cán bộ, công chức Nhà nước; đối tượng là chủ chứa và môi giới tiếp tay cho hoạt động mại dâm chủ yếu là một số chủ nhà hàng, nhà trọ, điểm massage, karaoke...

2. Về hoạt động quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện:

2.1. Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp về lĩnh vực phòng chống mại dâm một số nơi chưa được củng cố, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có nơi không hoạt động, chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, buông lỏng quản lý, còn trông chờ hoặc ỷ lại các ngành chức năng cấp trên.

2.2. Công tác phối kết hợp trong việc thực hiện chương trình công tác liên ngành phòng, chống mại dâm giữa các ngành liên quan chưa đồng bộ, thiếu thường xuyên. Công tác kiểm tra, truy quét, xử lý vi phạm tệ nạn mại dâm còn mang tính chất phong trào, một số vụ việc xử lý gái mại dâm mang tính chất hành chính, do đó tính thuyết phục, răn đe chưa cao, thiếu giải pháp đồng bộ để quản lý địa bàn.

2.3. Đào tạo nghề cho đối tượng tại Trung tâm hoặc đào tạo nghề cho đối tượng sau khi tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả chưa cao, chưa định hướng nghề phù hợp với từng đối tượng để đối tượng hoàn lương vận dụng thích hợp để ổn định cuộc sống, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tái phạm.

III. Nguyên nhân của những tồn tại:

1. Nguyên nhân chủ quan:

a) Do siêu lợi nhuận, những chủ chứa, môi giới mại dâm bất chấp Pháp luật, tìm mọi thủ đoạn để tổ chức, chứa, môi giới mại dâm; Cũng do siêu lợi nhuận, một số bộ phận nữ thanh niên lười lao động, tham vọng làm giàu nhanh, đã bị tha hóa và tự nguyện bán dâm.

b) Về nhận thức: Một số cán bộ, viên chức thường đổ lỗi do quy luật “cung - cầu” của cơ chế thị trường, do đói nghèo, thiếu việc làm, nên tất yếu tồn tại tệ nạn mại dâm. Thậm chí có nơi chính quyền còn đứng ngoài cuộc, “giao khoán” cho ngành chức năng.

c) Về quản lý:

Quản lý địa bàn và hộ khẩu chưa chặt chẽ; Cấp phép kinh doanh cho các dịch vụ dễ có điều kiện phát sinh mại dâm (nhà hàng, nhà trọ, điểm massage, karaoke...) còn tràn lan, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, dẫn đến mại dâm trá hình.

Buông lỏng quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống; chưa phát huy được những giá trị đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong công tác chỉ đạo: Phân công chưa rõ ràng, sự phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ .

Cán bộ và cơ sở vật chất của Trung tâm chữa trị cho người mại dâm chưa được đầu tư thích đáng.

d) Về luật pháp và xứ lý vi phạm:

Một số quy định trong văn bản Pháp luật chưa phù hợp như: Trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, việc quy định về tuổi đời bắt buộc tập trung chữa bệnh, quy định về thủ tục còn phức tạp..., nên đã gây nhiều trở ngại cho việc đưa đối tượng mại dâm vào cơ sở chữa bệnh.

Xử lý người vi phạm, đặc biệt là người mua dâm chưa kịp thời và chưa nghiêm.

2. Nguyên nhân khách quan:

Trước sức ép về việc làm ngày càng cao, tình trạng thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn trở nên bức xúc; Chính sách và cơ chế của Nhà nước chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu về việc làm của người lao động.

 

Phần thứ hai

CÁC MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIIƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

I - Quan điểm và phương châm:

1. Quan điểm:

a) Mại dâm là một tệ nạn xã hội nghiêm trọng, gây hậu quả xấu về nhiều mặt: Tha hóa đạo đức, lối sống; Lây truyền hiểm họa HIV/AIDS; ảnh hưởng xấu đến nòi giống; phá vỡ hạnh phúc gia đình, từ đó tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy phải nghiêm cấm mại dâm dưới mọi hình thức.

b) Đặt công tác phòng chống tệ nạn mại dâm là một nhiệm vụ bức xúc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: Xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh; Xây dựng con người mới, gia đình văn hóa và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết của Đảng.

2. Phương châm:

a) Lấy phòng ngừa là chính, phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội: Việc làm, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, phóng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm...

b) Làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và mỗi người dân. Phòng chống mại dâm từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức xã hội đến xã, phường. Phát động phong trào quần chúng liên tục, sâu rộng. Công tác phòng chống mại dâm phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành.

c) Lồng ghép chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm với các chương trình kinh tế xã hội, với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

II - Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Phòng ngừa, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn mại dâm. Đối với những xã, phường chưa có tệ nạn mại dâm thì không để phát sinh tệ nạn mại dâm; đối với những xã, phường có tệ nạn mại dâm nhưng chưa nghiêm trọng thì tích cực đấu tranh xóa bỏ tệ nạn mại dâm; đối với những xã, phường có tệ nạn mại dâm nghiêm trọng thì kiên quyết đấu tranh để giảm cơ bản tệ nạn mại dâm.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Từ năm 2001 - 2003:

Ngăn chặn phát sinh, giảm dần số đối tượng mại dâm hiện có. Trước mắt đến năm 2003 cơ bản xóa tệ nạn mại dâm trong tuổi vị thành niên.

Giảm cơ bản cơ sở kinh doanh - dịch vụ (khách sạn nhà hàng, nhà trọ, điểm massage, karaoke...) vi phạm tệ nạn mại đâm, các dịch vụ mại dâm trá hình.

Chặn đứng tình trạng cán bộ - viên chức vi phạm tệ nạn mại dâm.

b) Từ 2004 - 2005:

Giảm cơ bản tệ nạn mại dâm ở các khu du lịch, xã, phường trọng điểm, các tụ điểm mại dâm có tổ chức, các đường dây môi giới dụ dỗ phụ nữ trẻ em vì mục đích mại dâm.

III. Nội dung của chương trình hành động phòng chống mại dâm bao gồm các hoạt động chủ yếu:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vế phòng chống tệ nạn mại dâm.

2. Điều tra, thống kê, phân tích đặc trưng cơ bản của nhóm đối tượng nguy cơ cao vế tệ nạn mại dâm làm cơ sở hoạch định giải pháp phòng ngừa.

3. Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng.

4. Kiểm tra, thanh tra, truy quét và xử lý nghiêm các tội phạm mại dâm.

5. Phòng ngừa tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm.

6. Dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhóm đối tượng nguy cơ cao.

7. Giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm, hòa nhập cộng đồng cho đối tượng bán dâm.

8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống tệ nạn mại dâm của các ngành và huyện, thị, xã, phường, thị trấn. Đầu tư nâng cấp hợp lý các cơ sở chữa trị cho đối tượng mại dâm.

IV - Các giải pháp tổ chức thực hiện:

1. Công tác thông tin tuyên truyền:

1.1. Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin với hình thức, nội dung phù hợp từng loại đối tượng để nâng cao nhận thức về tệ nạn mại dâm để mỗi người, mỗi gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh; Biểu dương người tốt, việc tốt, phổ biến các kinh nghiệm hay về phòng chống tệ nạn mại dâm. Đồng thời, công luận lên án mạnh mẽ những cá nhân, tập thể vi phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý yếu kém để tệ nạn mại dâm tồn tại và phát triển.

1.2. Đưa nội dung phòng chống tệ nạn mại dâm vào chương trình công tác của các tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Pháp lệnh cán bộ - công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sống.

1.3. Kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền giáo dục với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; củng cố thiết chế gia đình, nâng cao hiểu biết cho mọi người về tác hại tệ nạn mại dâm.

1.4. Phát động toàn dân đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm. Đặt công tác này là một trong những nội dung để đánh giá sự chỉ đạo hàng năm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Kịp thời khuyến khích động viên, khen thưởng các tập thể và cá nhân làm tốt.

2. Tăng cường các hoạt động quản lý Nhà nước:

2.1. Chính quyền địa phương các cấp tăng cường quản lý chặt chẽ, có biện pháp giám sát, kiềm tra các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, nhà trọ, khách sạn, điểm karaoke, massage... trên địa bàn, không để xảy ra hoạt động mại dâm.

2.2. Tất cả các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải ký cam kết không để xảy ra hoạt động mại dâm và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các vi phạm.

2.3. Các cơ sở sử dụng tiếp viên, nhân viên... phải ký hợp đồng lao động, kèm theo chứng minh nhân dân và đăng ký danh sách với công an xã, phường.

2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc lưu hành văn hóa phẩm và các hoạt động văn hóa, phát hiện xử lý kịp thời hành vi sản xuất, buôn bán và sứ dụng các sản phẩm văn hóa và các hoạt động văn hóa có nội dung đồi trụy, khiêu dâm trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Tăng cường Pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm:

3.1. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm tệ nạn mại dâm:

Đối với chủ chứa, môi giới, bảo kê: Nghiêm trị mọi hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, môi giới, chứa chấp, dụ dỗ lừa gạt trẻ em vào con đường mại dâm; Những kẻ tổ chức hoạt động mại dâm, những kẻ tái phạm trong việc chứa, môi giới mại dâm.

Đối với người mua dâm: Phải lập hồ sơ và kiên quyết xử lý theo Pháp luật. Nếu là cán bộ, viên chức phải thông báo về cơ quan quản lý, giáo dục, xử lý nghiêm khắc theo Chỉ thị 33/CT-TW và Pháp lệnh cán bộ - công chức. Nếu không phải là cán bộ - viên chức thì thông báo về chính quyền xã, phường nơi cư trú để quản lý, giáo dục, xử lý.

Đối với người bán dâm: Phải phân loại mức độ, nguyên nhân vi phạm để có biện pháp giáo dục, phục hồi phù hợp:

Với người do đói, nghèo, không có việc làm: bị lừa gạt thì có biện pháp giáo dục, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, giúp đỡ tại gia đình và cộng đồng để hoàn lương.

Với người có lối sống buông thả, lười lao động, vì tiền mà bán dâm; Thì phải tập trung giáo dục bằng lao động, học tập pháp luật, tu dưỡng nhân cách, học nghề, để giúp họ điều chỉnh hành vi, hòa nhập cộng đồng.

Các cơ quan chức năng nhất thiết phải lập đầy đủ hồ sơ người mua dâm, bán dâm ngay sau khi phát hiện, triệt phá các ổ chứa mại dâm. Trường hợp người mua dâm và bán dâm không có giấy tờ tùy thân làm căn cứ lập hồ sơ, có thể tạm giữ hành chính theo quy định để xác minh.

3.2. Nắm chắc tình hình, tập trung triệt phá các ổ mại dâm tại các cơ sở dịch vụ, kinh doanh, các tụ điểm mại dâm trá hình:

Kiểm soát chặt chẽ các tụ điểm có biểu hiện mại dâm, dẫn dắt gái mại dâm.

Xét xứ kịp thời các tội về mại dâm.

4. Phòng chống tệ nạn mại dâm gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm để giải quyết nguyên nhân sâu xa của loại tệ nạn này.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, đặc biệt là cán bộ xã, phường và cán bộ làm công tác tại cơ sở chữa bệnh.

6. Đầu tư cho Trung tâm Cai nghiện - Chữa bệnh - Dạy nghề tỉnh để đủ điều kiện giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm và hoàn lương cho đối tượng mại dâm.

 

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I – Tổ chức thực hiện - điều hành:

Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 là một chương trình hành động bao gồm nhiều nội dung phải được tổ chức thực hiện đồng bộ và phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể xã hội...

Để thực hiện tất các mục tiêu của chương trình, từng Sở, ban ngành, đoàn thể xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

1.1. Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm hàng năm và từng giai đoạn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổng hợp kết quả thực hiện của các ban ngành, đoàn thể có liên quan báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

1.2. Quản lý Nhà nước về công tác giáo dục, chữa trị, dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

1.3. Hướng dẫn và phối hợp triển khai kế hoạch nhằm thực hiện chương trình và việc tổ chức lồng ghép thực hiện chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm với các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dạy nghề, tạo việc làm, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống ma túy và các chương trình kinh tế - xã hội khác.

2. Sở Văn hóa - Thông tin:

2.1. Chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn mại dâm, xây dựng con người mới, nếp sống lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa; biểu dương người tốt, việc tốt; chỉ đạo và phát động sáng tác văn học, nghệ thuật sâu sắc về đề tài phòng chống tệ nạn mại dâm; tạo công luận lên án mạnh mẽ, bài trừ tệ nạn mại dâm.

2.2. Lồng ghép chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm với các chương trình truyền thông phòng chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS.

2.3. Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa. Xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm. Quản lý và ngăn chặn các ấn phẩm văn hóa độc hại, đồi trụy ngoài luồng. Xây dựng quy chế phối hợp trong việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa.

3. Các cơ quan báo, Đài Phát thanh - Truyền hình:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên mở các chuyên mục, xây dựng phóng sự, tin, bài, phản ánh về việc thực hiện chương trình truyền thông phòng, chống tệ nạn ma túy - mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS và các chương trình kinh tế xã hội khác như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa; biểu dương kịp thời những gương điển hình tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội . . .

4. Công an tỉnh:

Điều tra, truy quét, triệt phả các ổ nhóm, đường dây và các tụ điểm mại dâm.

Lập hồ sơ đưa người hoạt động mại dâm vào cơ sở chữa bệnh hoặc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Phối hợp với Bộ đội Biên phòng đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em làm mại dâm; Gắn chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm với chương trình phòng chống tội phạm.

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống mại lâm từng thời kỳ; cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp bảo vệ các cơ sở chữa bệnh khi có yêu cầu.

5. Sở Tư pháp:

Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan t chức tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm.

6- Sở Y tế.

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội khám chữa bệnh, điều trị và xét nghiệm cho người mại dâm tại cơ sở chữa bệnh và cộng đồng; Tăng cường kiểm tra việc cấp Giấy phép và xử lý kịp thời các vi phạm của các cơ sở dịch vụ massage, tắm hơi theo quy định của Nhà nước hiện hành.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục về giới tính trong nhà trường, có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm trong học sinh, sinh viên. Phối hợp xây dựng các tài liệu giáo dục, hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

8. Sở Thương mại Du lịch:

Chấn chỉnh việc đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh - dịch vụ. Xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành chủ quản và chính quyền cơ sở trong việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ.

9. Sở Kế hoạch Đầu tư:

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá đề xuất bố trí ngân sách hàng năm cho chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm. Tham gia với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hàng năm. Tranh thủ, tổ chức huy động các nguồn lực khác ở trong tỉnh, trong nước và quốc tế cho công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

10. Sở Tài chính – Vật giá:

Đảm bảo đầy đủ và kịp thời thanh quyết toán tinh phí phòng chống tệ nạn mại dâm từ ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm cho các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan theo các quy định hiện hành của Nhà nước; Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí thu được do phạt vi phạm tệ nạn mại dâm và huy động từ các nguồn khác.

Chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế bố trí, huy động ngân sách cho công tác phòng chống tệ nạn mại dâm ở huyện, thị xã, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn.

11. Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh:

Chỉ đạo và phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm phạm tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại.

12. Ban Tổ chức Chính quyền tnh:

Nghiên cứu các cơ chế chính sách tiêu chuẩn vế cán bộ - công chức, phối hợp với các ngành chức năng liên quan xây dựng, điều chỉnh hợp lý cán bộ - công chức làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường.

13. Các Sở, ban, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:

Có kế hoạch tham gia thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm trong phạm vi, trách nhiệm, chức năng và quyền hạn của mình, không để tệ nạn mại dâm, các tội phạm về mại dâm xảy ra trong phạm vi mình phụ trách.

14. Tòa án nhân dân - Viện Kiểm sát nhân dân:

Tăng cường chỉ đạo hệ thống các cơ quan thuộc ngành ở huyện, thị xã trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về mại dâm. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công an, Bộ đội Biên phòng và các Sở, ban ngành liên quan nhanh chóng đưa ra truy tố và xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm mại dâm, xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các đối tượng vi phạm để giáo dục, răn đe, tạo lòng tin cho quần chúng trong đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm.

15. Đề nghị UBMTTQVN tinh, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn Thanh niên phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành chỉ đạo tổ chức mặt trận và đoàn thể ở huyện, thị, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số: 23/1998/CT-TTg ngày 20- 5-1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phối hợp với UBMTTQVN đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, kết hợp với phong trào xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, chú trọng tập trung chỉ đạo các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn mại dâm, giáo dục các đối tượng mại dâm tại cộng đống dân cư; Kết hợp với cơ quan chính quyền tiến hành hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm có hiệu quả.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đồng bộ và lồng ghép việc thực hiện công tác phòng chống tệ nạn mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội khác tại địa phương. Căn cứ vào kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, tình hình thực tế ở địa phương, xây dựng kế hoạch hành động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giả hoạt động và kết quả phòng chống tệ nạn mại dâm. Đặc biệt đề cao vai trò trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc nắm tình hình mại dâm ở địa bàn quản lý, trước mắt thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát triển và thực hiện mục tiêu của chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm ở cấp xã, phường, thị trấn.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, thị, xã, phường, thị trấn phải chủ động bố trí ngân sách để thực hiện các hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm ngoài phần ngân sách tỉnh hỗ trợ, đồng thời huy động đóng góp từ cộng đồng.

II - Kinh phí thực hiện:

Để bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của chương trình, cần huy động và kết hợp khai thác những nguồn kinh phí sau:

1. Ngân sách địa phương (bao gồm cả tiền phạt về tệ nạn mại dâm):

Hàng năm các huyện, thị xã phải chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách cho các hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn, chú trọng đầu tư xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội và giúp đỡ hoàn lương cho đối tượng mại dâm, các xã, phường, thị trấn phải bố trí kinh phí và huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn để góp phần giải quyết tệ nạn mại dâm.

2. Kinh phí huy động từ cộng đồng: Là kinh phí huy động từ các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, nhà hảo tâm, nhân dân, gia đình và bản thân đối tượng... Đây là nguồn kinh phí quan trọng cần có cơ chế và biện pháp tất để huy động tối đa và sử dụng hợp lý, hiệu quả.

3. Nguồn tài trợ Quốc tế: Tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm (nếu có).

Các Sở ngành, đoàn thể có liên quan và các huyện, thị xã căn cứ vào kế hoạch chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở hoạch định xây dựng chương trình công tác phòng chống tệ nạn mại dâm của Sở, ngành và địa phương mình. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết quả, tình hình thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua cơ quan thường trực phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp trên theo quy định./.

 

(Đã ký)

 
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.