• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/10/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 21/06/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 96/2000/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Thuận, ngày 28 tháng 9 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư

và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ban hành ngày 20/3/1996 và Nghị địnhsố 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý,lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếQuản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày8/7/1999 của Chính phủ;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốnsự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưsau:

 

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1.Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trong nước của các cấp ngân sách nhà nước,vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chínhphủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) chỉ thanh toán cho các dự ánđầu tư thuộc đối tượng được sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy địnhcủa Luật NSNN và Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

2.Các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN phải có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đượcbố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước và có đủ điều kiện được thanhtoán vốn theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và quy định tại Thông tư này.

3.Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư và vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN và các dự án đầu tưsử dụng các nguồn vốn khác của Nhà nước. Cơ quan Kho bạc nhà nước có tráchnhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình thanh toán, đảm bảothanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án đã có đủ điều kiệnthanh toán vốn; nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, sai chế độgây lãng phí thất thoát tiền vốn của Nhà nước phải có biện pháp ngăn chặn và xửlý kịp thời.

4.Thông tư này áp dụng cho các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn sự nghiệp cótính chất đầu tư và xây dựng thuộc quản lý của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội-nghề nghiệp, các Tổng Công ty nhà nước (sau đây gọi chung là Bộ), các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và các quận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện).

Việcquản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách xã; quản lý, kiểmsoát, thanh toán vốn NSNN cho các dự án quy hoạch, các dự án đầu tư của cơ quanđại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốcphòng, dự án mua sở hữu bản quyền được quy định theo các văn bản riêng.

 Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. ĐỐI TƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓTÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

1.Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộccác lĩnh vực:

Giaothông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế;

Trồngrừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

Cáctrạm, trại thú y, động, thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống;

Xâydựng công trình văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng;

Quảnlý nhà nước, khoa học kỹ thuật;

Bảovệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ.

2.Các dự án quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn.

3.Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

4.Các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửa chữa,cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giá trị từ 100 triệuđồng trở lên, nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việcxây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơnvị hành chính sự nghiệp).

Khôngđược bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư xây dựng mới, trừ các trường hợpcó quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5.Các dự án đầu tưkhác theo quyết định của Chính phủ.        

II. LẬP VÀ THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ , VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNHCHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

1. Kế hoạch năm:

1.1Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự ánvà số kiểm tra được thông báo, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửicơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của LuậtNSNN.

Căncứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện cócủa cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư bằng nguồn vốn sựnghiệp, tổng hợp trong dự toán NSNN, gửi cơ quan cấp trên theo quy định củaLuật NSNN.

1.2Các Bộ và UBND các tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Tài chính vàBộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.3Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các cân đối chủ yếu của nền kinhtế, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch vốn đầu tưcho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước.

SởTài chính-Vật giá tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh vềchủ trương đầu tư phát triển trong từng thời kỳ và trong từng năm kế hoạch,phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý.

PhòngTài chính huyện tham gia với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBNDhuyện về chủ trương đầu tư phát triển trong từng thời kỳ và trong từng năm kếhoạch, phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

1.4Sau khi được Chính phủ giao ngân sách, các Bộ và UBND các tỉnh phân bổ vốn đầutư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đượcgiao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngànhkinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với chỉ đạo củaChính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàngnăm.

1.5Sau khi đã phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND các tỉnh gửi kếhoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính để kiểm tra về các mặt sau đây:

Việcđảm bảo các điều kiện của dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo quy địnhtại điểm 1 khoản III phần II Thông tư này.

Sựkhớp đúng với chỉ tiêu do Chính phủ giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước,vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước.

Sựtuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch; các dự án đầu tư phải có quyết địnhđầu tư từ thời điểm tháng 10 về trước của năm trước năm kế hoạch; các dự ánnhóm B, nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo quy định của Chínhphủ.

Saukhi kiểm tra, nếu kế hoạch đã triển khai chưa đảm bảo các yêu cầu trên đây thìBộ Tài chính có văn bản đề nghị điều chỉnh lại. Trường hợp các Bộ và UBND cáctỉnh không điều chỉnh lại hoặc đã điều chỉnh nhưng vẫn không đúng quy định, BộTài chính có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định, đồng thời cơ quanTài chính chưa chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước để thanh toán.

SởTài chính-Vật giá (hoặc Phòng Tài chính huyện) rà soát danh mục dự án được bốtrí trong kế hoạch đầu tư XDCB của địa phương theo các điểm quy định trên đây.Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghịquyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ còn phải tuân thủ các quy địnhvề đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư. Trường hợp kế hoạchđã triển khai chưa đảm bảo các quy định, Sở Tài chính-Vật giá (hoặc Phòng Tàichính huyện) phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh (hoặc huyện) xem xét, điều chỉnhlại và chưa chuyển tiền sang Kho bạc nhà nước để thanh toán.

1.6Trên cơ sở kế hoạch đã phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh đã phù hợp với các quyđịnh:

CácBộ và UBND các tỉnh, huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thựchiện, đồng gửi cơ quan Kho bạc nhà nước đồng cấp để theo dõi, làm căn cứ kiểmsoát, thanh toán vốn.

Đốivới các dự án do các Bộ quản lý, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch thanh toán vốnđầu tư cho Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.

Đốivới các dự án do tỉnh quản lý, Sở Tài chính-Vật giá thông báo kế hoạch thanhtoán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước tỉnh để làm căn cứ thanh toán vốn cho cácdự án.

Đốivới các dự án do huyện quản lý, Phòng Tài chính huyện thông báo kế hoạch thanhtoán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước huyện để làm căn cứ thanh toán vốn cho cácdự án.

2. Kế hoạch quý:

Nộidung kế hoạch vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng hàngquý phải phản ánh được giá trị khối lượng đã thực hiện của quý trước và luỹ kếtừ đầu năm đến cuối quý trước; vốn đã được tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanhtoán của quý trước và luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý trước; dự kiến giá trịkhối lượng thực hiện trong quý; nhu cầu vốn tạm ứng và vốn thanh toán trongquý.

2.1Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư được giao và tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tưlập kế hoạch vốn đầu tư hàng quý theo các nội dung trên đây gửi Kho bạc nhà nướcnơi chủ đầu tư trực tiếp giao dịch, đồng gửi Bộ hoặc UBND tỉnh vào ngày 10 củatháng cuối qúy trước (riêng qúy I, chủ đầu tư gửi 5 ngày sau khi nhận được kếhoạch vốn đầu tư năm do Bộ hoặc UBND tỉnh giao).

2.2Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm và khả năng ngân sách, cơ quan Tài chính cótrách nhiệm bố trí mức chi hàng quý và thông báo cho Kho bạc nhà nước; căn cứvào nhu cầu vốn thanh toán, chuyển vốn kịp thời cho Kho bạc nhà nước để thanhtoán cho các dự án.

2.3Đối với các dự án do huyện quản lý, chủ đầu tư lập kế hoạch cấp vốn quý gửiPhòng Tài chính huyện. Căn cứ kế hoạch vốn cả năm và khả năng ngân sách, PhòngTài chính huyện phân bổ mức chi quý cho từng dự án, thông báo cho chủ đầu tư,đồng gửi Kho bạc nhà nước huyện; căn cứ vào nhu cầu vốn thanh toán, chuyển vốnkịp thời cho Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các dự án.

2.4Đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng, căn cứ vào dự toán NSNNnăm được thông báo, chủ đầu tư lập kế hoạch chi hàng quý gửi Kho bạc nhà nướcnơi chủ đầu tư trực tiếp giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ, VỐN SỰ NGHIỆP CÓTÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

Cácdự án đầu tư được thanh toán vốn NSNN khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Có đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng, cụ thể theo các giai đoạn như sau:

1.1 Chuẩn bị đầu tư:

Vănbản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.

Dựtoán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2Chuẩn bị thực hiện dự án:

Báocáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền.

Dựtoán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phêduyệt.

1.3 Thực hiện đầu tư:

Báocáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền.

Thiếtkế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán. Những dự án nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đượcduyệt, thì trong quyết định đầu tư phải quy định mức vốn của từng hạng mục côngtrình và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình thi công trong năm đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.Được bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo quy định tại điểm 1 khoản II phần II Thôngtư này.

3.Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, thành lập Ban Quản lý dự án (trường hợpphải thành lập Ban QLDA), bổ nhiệm Trưởng ban, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kếtoán.

4.Đã tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm thiết bị, xâylắp theo quy định của Quy chế Đấu thầu.

5.Đủ điều kiện được thanh toán vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thànhtheo quy định tại khoản IV và V phần II Thông tư này.

6.Đối với nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng:

Cóbáo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) và quyết định đầu tư.

Cóvăn bản phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với gói thầu tổ chức đấu thầu) hoặcquyết định phê duyệt thiết kế dự toán (đối với gói thầu chỉ định thầu).

Cóhợp đồng giao việc hoặc hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và người nhận thầu.

Đượcbố trí trong dự toán NSNN năm.

7.Chủ đầu tư mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soátthanh toán và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư.

IV. TẠM ỨNG VÀ THU HỒI VỐN TẠM ỨNG

1. Đối tượng được tạm ứng vốn:

Dựán đầu tư tổ chức đấu thầu theo hợp đồng chìa khoá trao tay.

Cácgói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu.

Muasắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước).

Cáchợp đồng tư vấn.

Côngviệc đền bù giải phóng mặt bằng.

Mộtsố công việc thuộc chi phí khác của dự án, như chi phí bộ máy quản lý dự án,thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Cácdự án đầu tư hoặc khối lượng công việc thuộc dự án đầu tư ngoài đối tượng nêutrên chỉ được thanh toán vốn tạm ứng khi Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Điều kiện được tạm ứng vốn:

2.1Đối với các dự án đầu tư thực hiện đấu thầu theo hợp đồng chìa khoá trao tay(đấu thầu toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp được thựchiện thông qua một nhà thầu) và các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu:

Cóvăn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.

Cóhợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Cógiấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

2.2Đối với mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị trong nước):

Cóvăn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với phần thiết bịtổ chức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với phần thiết bị không tổ chứcđấu thầu).

Cóhợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu cung ứng, gia công chế tạo thiếtbị. Riêng đối với thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợp đồng của cấpcó thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Cógiấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu (đối với phần thiết bị tổ chứcđấu thầu).

2.3Đối với các công việc phải thuê tư vấn:

Cóvăn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với công việc tổchức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với công việc không tổ chức đấu thầu).

Cóhợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn.

2.4Đối với một số công việc thuộc chi phí khác của dự án:

Côngtác đền bù, giải phóng mặt bằng phải có phương án đền bù và dự toán được duyệt.

Cácchi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải có thông báo củacơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền.

Chiphí hoạt động của bộ máy quản lý dự án phải có dự toán được duyệt.

3. Mức vốn tạm ứng:

3.1Đối với các dự án đầu tư thực hiện đấu thầu theo hợp đồng chìa khoá trao tay:

Tạmứng cho việc mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ thanh toán (như quy định tạitiết 3.3 dưới đây).

Phầncòn lại tạm ứng 15% giá trị gói thầu, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốncả năm đã bố trí cho các công việc này.

3.2Đối với xây lắp:

Cácgói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưngkhông vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

Cácgói thầu có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 15% giátrị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

Cácgói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợpđồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

Trườnghợp kế hoạch vốn cả năm của gói thầu bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng theoquy định trên (gói thầu chưa được thanh toán đủ mức vốn tạm ứng theo tỷ lệ quyđịnh), Kho bạc nhà nước tiếp tục thanh toán vốn tạm ứng trong kế hoạch năm saucho đến khi đạt đến mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.

3.3Đối với mua sắm thiết bị:

Mứcvốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng nhưng nhiềunhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủnhu cầu vốn để thanh toán theo hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm tìm nguồnvốn bổ sung.

Vốntạm ứng được thanh toán theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhàthầu cung ứng, gia công chế tạo thiết bị được quy định trong hợp đồng kinh tếvà được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối vớithiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiếtbị cần lắp).

3.4Đối với các hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị gói thầu,nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.

3.5Đốivới công việc đền bù giải phóng mặt bằng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cầnthiết cho công việc đền bù nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí chocông việc đền bù giải phóng mặt bằng.

3.6Đối với một số công việc thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, mứcvốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bốtrí cho các loại công việc đó.

4. Thu hồi vốn tạm ứng:

4.1Vốn tạm ứng các hợp đồng xây lắp được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toánkhối lượng xây lắp hoàn thành theo quy định sau đây:

Thờiđiểm bắt đầu thu hồi:

+Các gói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng: khi thanh toán đạt 30% giá trị hợpđồng.

+Các gói thầu có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: khi thanh toán đạt25% giá trị hợp đồng.

+Các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên: khi thanh toán đạt 20% giá trịhợp đồng.

Sốvốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng xây lắphoàn thành đạt 80% giá trị khối lượng.

Mứcvốn tạm ứng thu hồi từng kỳ được xác định như sau:

+Khi thanh toán khối lượng đạt đến 50% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồiđạt đến 40% tổng số vốn tạm ứng.

+Khi thanh toán khối lượng đạt đến 70% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồiđạt đến 80% tổng số vốn tạm ứng.

+Khi thanh toán khối lượng đạt đến 80% giá trị hợp đồng, mức vốn tạm ứng thu hồiđạt 100% tổng số vốn tạm ứng.

Trườnghợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệquy định trên nhưng dự án không được ghi tiếp kế hoạch hoặc bị đình thi công,chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước về tình hình sử dụng số vốn tạmứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

Trườnghợp đã được thanh toán vốn tạm ứng mà gói thầu không triển khai thi công theođúng thời hạn quy định trong hợp đồng, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạcnhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

4.2Vốn tạm ứng mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượngthiết bị hoàn thành.

Đốivới thiết bị không cần lắp, khi thiết bị đã được nghiệm thu và nhập kho chủ đầutư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi ngay chứng từ đến Kho bạc nhà nước để làm thủtục thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành và thu hồi số vốn đã tạm ứng.

Đốivới thiết bị cần lắp, khi thiết bị đã về đến kho chủ đầu tư, chủ đầu tư báo cáovới Kho bạc nhà nước để theo dõi; khi thiết bị đã lắp đặt xong, chủ đầu tư gửingay chứng từ đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanh toán khối lượng thiếtbị hoàn thành và thu hồi số vốn đã tạm ứng. Kho bạc nhà nước thu hồi hết số vốntạm ứng thiết bị khi thanh toán cho khối lượng lắp đặt hoàn thành.

Trườnghợp đã thanh toán vốn tạm ứng mà hết thời hạn quy định trong hợp đồng vẫn khôngnhận được thiết bị, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước và có tráchnhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

4.3Vốn tạm ứng cho các hợp đồng tư vấn được thu hồi vào từng lần thanh toán chokhối lượng công việc tư vấn hoàn thành theo nguyên tắc:

Thờiđiểm thu hồi khi bắt đầu thanh toán khối lượng hoàn thành.

Sốvốn thu hồi bằng số vốn thanh toán nhân với (x) tỷ lệ cấp vốn tạm ứng.

4.4Vốn tạm ứng cho công việc đền bù giải phóng mặt bằng và các công việc thuộc chiphí khác của dự án được thu hồi một lần vào kỳ thanh toán khối lượng hoàn thànhcủa công việc đó.

4.5Mức thu hồi vốn tạm ứng của các loại hợp đồng có thể cao hơn mức quy định trênđây nếu chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất đề nghị.

4.6Trường hợp đến hết niên độ kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầuchưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạchnăm sau và không trừ vào kế hoạch vốn của năm sau.

5.Đối với một số vật tư là cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớncần phải sản xuất trước để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình và một số loạivật tư đặc chủng, vật tư cần phải dự trữ theo mùa vụ, nếu cần thiết phải tạmứng nhiều hơn mức vốn tạm ứng theo quy định trên đây, chủ đầu tư báo cáo Bộ Tàichính (đối với dự án do các Bộ quản lý), Sở Tài chính-Vật giá (đối với dự án dotỉnh quản lý), Phòng Tài chính (đối với dự án do huyện quản lý) quyết định. Vốntạm ứng này được thu hồi khi thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành có cấuthành các loại vật tư được tạm ứng nêu trên.

6.Đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng:

Cácdự án có quy mô vốn từ 1 tỉ đồng trở lên, việc tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng đượcthực hiện như đối với vốn đầu tư XDCB.

Cácdự án có quy mô vốn dưới 1 tỉ đồng được tạm ứng 50% kế hoạch năm của dự án. Vốntạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thuhồi hết trong năm kế hoạch. Số vốn tạm ứng thu hồi từng kỳ bằng số vốn thanhtoán nhân với (x) tỷ lệ tạm ứng.

7.Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốctế mà trong Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ có quyđịnh về việc tạm ứng vốn (đối tượng được tạm ứng, điều kiện và mức tạm ứng, thuhồi vốn tạm ứng) khác với các quy định nêu trên thì được thực hiện theo quyđịnh trong Hiệp định tín dụng đã ký.

V. THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH

1. Thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành:

1.1Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu được thanh toán làkhối lượng thực hiện đã được nghiệm thu hàng tháng, theo hợp đồng, có trong kếhoạch đầu tư được giao, có thiết kế và dự toán chi tiết được duyệt theo đúngđịnh mức, đơn giá của Nhà nước.

1.2Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu được thanh toán là khối lượngthực hiện đã được nghiệm thu theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao.

1.3Để được thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Kho bạcnhà nước các tài liệu sau đây:

1.3.1Trườnghợp chỉ định thầu:

Vănbản phê duyệt thiết kế và dự toán chi tiết hạng mục công trình.

Quyếtđịnh chỉ định thầu.

Hợpđồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Biênbản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượngđược nghiệm thu.

Phiếugiá và chứng từ thanh toán.

1.3.2Trường hợp đấu thầu:

Vănbản phê duyệt kết quả đấu thầu.

Hợpđồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Biênbản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượngđược nghiệm thu.

Phiếugiá và chứng từ thanh toán.

Nhữngkhối lượng phát sinh ngoài gói thầu phải có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầubổ sung (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung đượcduyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu).

1.4Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trongvòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra,thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quyđịnh.

2. Thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành:

2.1Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhậpkho chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và đượcnghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp) và có đủ các điều kiện sau:

Danhmục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư và có trong kế hoạch đầu tư đượcgiao.

Cótrong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Đãđược chủ đầu tư nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã lắp đặt xongvà nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt).

2.2Để được thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Kho bạcnhà nước các tài liệu sau đây:

Hợpđồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Hoáđơn kiêm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước) hoặc bộ chứng từ nhậpkhẩu (đối với thiết bị nhập khẩu).

Phiếunhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc phiếu giá thanh toán khối lượnglắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp).

Cácchứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho.

Phiếugiá và chứng từ thanh toán.

2.3Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trongvòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra,thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quyđịnh.

3. Thanh toán khối lượng công tác tư vấn hoàn thành:

3.1Khối lượng công tác tư vấn hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện đượcnghiệm thu phù hợp với hợp đồng kinh tế và có trong kế hoạch đầu tư được giao.

3.2Để được thanh toán, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

Quyếtđịnh trúng thầu hoặc chỉ định thầu.

Hợpđồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Biênbản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành.

Chứngtừ thanh toán.

3.3Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trongvòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra,thanh toán cho các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.

4. Thanh toán khối lượng chi phí khác:

4.1Ngoài các công việc đã thuê tư vấn, các loại công việc khác thuộc chi phí kháccủa dự án được thanh toán khi đã có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã đượcthực hiện như sau:

Đốivới lệ phí cấp đất xây dựng, thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất phảicó hoá đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền.

Đốivới chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng phải có phương án và dự toán đền bù đượcduyệt, bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện.

Đốivới chi phí phá dỡ vật kiến trúc và thu dọn mặt bằng xây dựng phải có dự toán đượcduyệt, hợp đồng, biên bản nghiệm thu.

Đốivới chi phí bộ máy quản lý dự án phải có dự toán được duyệt, kế hoạch tiền mặt,bảng kê các chi phí, các chứng từ liên quan.

Đốivới chi phí lập và thẩm định thiết kế, dự toán phải có hợp đồng, biên bảnnghiệm thu.

Cácchi phí khởi công, nghiệm thu, chạy thử, khánh thành cần phải có dự toán đượcduyệt và bảng kê chi phí.

Cácchi phí chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất cầnphải có hợp đồng kinh tế, dự toán chi phí được duyệt.

Đốivới chi phí bảo hiểm công trình phải có hợp đồng bảo hiểm.

Đốivới các chi phí trong công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án phảicó dự toán được duyệt, hợp đồng kinh tế, bản nghiệm thu khối lượng công việchoặc báo cáo kết quả công việc hoàn thành.

4.2Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trongvòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm tra,thanh toán cho các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.

5.Số vốn thanh toán cho từng hạng mục công trình không được vượt dự toán hoặc giátrúng thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng dự toán vàtổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Sốvốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượnghoàn thành) nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.

6.Trong các tài liệu do chủ đầu tư gửi cho cơ quan Kho bạc nhà nước, có loại tàiliệu chỉ gửi một lần cho toàn bộ dự án và loại tài liệu gửi từng lần khi đềnghị thanh toán. Các tài liệu gửi một lần bao gồm: báo cáo nghiên cứu khả thi(hoặc báo cáo đầu tư), quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹthuật và tổng dự toán, các tài liệu về dự toán, văn bản phê duyệt kết quả đấuthầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

7.Những dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốctế mà trong Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ cóquy định về việc thanh toán khác với các quy định nêu trên thì được thực hiệntheo quy định trong Hiệp định tín dụng đã ký.

8.Chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng năm để mua bảo hiểm côngtrình xây dựng. Nhà nước không thanh toán cho chủ đầu tư để bù đắp các chi phíthiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nếu chủ đầu tư không mua bảo hiểm côngtrình xây dựng theo quy định hiện hành.           

9.Đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng:

Cácdự án có quy mô vốn từ 1 tỉ đồng trở lên, việc thanh toán khối lượng hoàn thànhthực hiện theo chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành.

Cácdự án có quy mô vốn dưới 1 tỉ đồng, khi có khối lượng hoàn thành được nghiệmthu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

Biênbản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.               

Bảngtính chi tiết giá trị khối lượng thanh toán.

Phiếugiá hoặc bảng kê (đối với các khoản chi phí khác không dùng phiếu giá) và chứngtừ thanh toán.

Căncứ vào hạn mức kinh phí do cơ quan Tài chính cấp, Kho bạc nhà nước kiểm soát,thanh toán cho đơn vị thụ hưởng và thu hồi số vốn đã tạm ứng (nếu có).

10.Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phải có cơ chế tạm ứng, thanh toánvốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, BộTài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA

1.Định kỳ ngày 20 hàng tháng và ngày 10 của tháng đầu quý sau, chủ đầu tư cótrách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, tình hình nhận vốn, sử dụng vốntrong tháng hoặc quý trước gửi cơ quan Kho bạc nhà nước, đồng gửi cấp quyếtđịnh đầu tư. Riêng đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư gửi báo cáo cho cơ quanKho bạc nhà nước, Bộ hoặc UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, BộXây dựng, Tổng cục Thống kê để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Kếtthúc năm kế hoạch, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch, báo cáo kế toán đơn vị chủ đầu tư theo quy định hiện hành; khi dự án đầutư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theoquy định về chế độ quyết toán vốn đầu tư.

Trườnghợp quyết toán của dự án đầu tư hoàn thành được duyệt mà số vốn được quyết toánthấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi lạicủa nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước số vốn thanh toán thừa.

2.Hàng quý và kết thúc năm kế hoạch, các Bộ và UBND các tỉnh có trách nhiệm tổnghợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, tình hình thanh toán vốn của các dự ánthuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng,Tổng cục Thống kê theo quy định.

3.Cơ quan Kho bạc nhà nước, cơ quan Tài chính trung ương và địa phương thực hiệnchế độ thông tin báo cáo tình hình thanh toán vốn, tình hình quyết toán dự ánhoàn thành và các thông tin cần thiết khác theo quy định của Bộ Tài chính vềchế độ thông tin báo cáo trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Kếtthúc niên độ kế hoạch, Kho bạc nhà nước quyết toán với cơ quan Tài chính về vốnngân sách đã nhận, đã thanh toán cho các dự án theo quy định về quyết toánNSNN.

4.Các Bộ, UBND các tỉnh, cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc nhà nước có chế độkiểm tra định kỳ và đột xuất các chủ đầu tư về tình hình sử dụng vốn tạm ứng,vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và chấp hành chính sách, chế độ tài chínhđầu tư phát triển của Nhà nước.

VII. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊNQUAN

1. Đối với chủ đầu tư:

Thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệuquả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tưvà xây dựng.

Chịutrách nhiệm về sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án khi thanh toán (khốilượng phải theo thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kĩ thuật thi công, chấtlượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế); đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, hợp lệcủa các số liệu, tài liệu cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chứcnăng của Nhà nước.

Khicó khối lượng XDCB đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịpthời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu.

Báocáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quannhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định choKho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanhtoán vốn; chịu sự kiểm tra của Kho bạc nhà nước, cơ quan Tài chính và cơ quanquyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chếđộ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.

Thựchiện kế toán nhận và sử dụng vốn đầu tư theo quy định hiện hành về kế toán đơnvị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định.

Đượcyêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu cơ quan Kho bạc nhà nướctrả lời và giải thích những điểm thấy chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.

2. Đối với các Bộ và UBND các tỉnh, huyện:

Hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạchđầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

Báocáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư theo quy định.

Trongphạm vi thẩm quyền được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật nhànước về những quyết định của mình.

3. Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước:

Khobạc nhà nước trung ương quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ chứng từ gửi một lầnvà gửi từng lần trong quá trình tạm ứng, thanh toán vốn.

Hướngdẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.

Thanhtoán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện.

Cóý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toánhoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanhtoán vốn.

Trườnghợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành,phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gianquy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình;nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến củacấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn đểxem xét.

Thựchiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tínhchất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và hướngdẫn của Bộ Tài chính.

Đượcquyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quyđịnh để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn.

Đượcphép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mụcđích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước,đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý; được quyền từ chối thanh toán vốn chocác dự án mà chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ lập kế hoạch vốn đầutư hàng quý, chế độ báo cáo theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xâydựng và Thông tư này.

Khôngtham gia vào các Hội đồng nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành.

Tổchức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất,đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủđầu tư.

Chịutrách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việcnhận, sử dụng vốn NSNN và thanh toán trong đầu tư xây dựng.

4. Đối với cơ quan Tài chính các cấp:

Đảmbảo đủ nguồn vốn và chuyển vốn kịp thời cho cơ quan Kho bạc nhà nước để Kho bạcnhà nước thanh toán cho các dự án.

Báocáo và quyết toán vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật NSNN.

Phốihợp với các Bộ, các tỉnh hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư về chấp hành chếđộ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầutư.

Đượcquyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụcho công tác quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, bao gồm các tàiliệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch hàng năm, các tàiliệu báo cáo định kỳ theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệuphục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.

 Phần III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tưsố 135/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý,thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng từ nguồnNSNN và Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1/11/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việcquản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện, xã.

2.Đối với các khoản chi đầu tư phát triển khác từ NSNN (chi dự trữ nhà nước, chihỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, chi góp vốn cổ phần liên doanh, chi cho nướcngoài vay và viện trợ nước ngoài, chi cho các quỹ hỗ trợ phát triển) thực hiệntheo các văn bản hướng dẫn riêng của từng loại chi nói trên.

3.Đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác của Nhà nước cũng vận dụng nhữngnguyên tắc thanh toán theo quy định tại Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Vũ Văn Ninh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.