Sign In
UBND tỉnh

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thuốcthú y, thuốc bảo vệ thực vật

 

Thuốcbảo vệ thực vật, thuốc thú y là loại hàng hoá sản xuất và kinh doanh có điềukiện, là dược phẩm phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, làm tốt công tác quản lýNhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; sử dụng thuốc đúng mục đích sẽgóp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và đảm bảo an toàn tính mạng, sứckhoẻ của nhân dân.

Hiệnnay, công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y còn nhiềuvấn đề tồn tại trên các lĩnh vực như: tuyên truyền, cấp giấy phép, lưu thông,thanh tra…. Tình trạng phổ biến hiện nay là: Buôn bán tự do, không có giấyphép, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, gây thiệt hại cho người trồng trọt, chănnuôi.

Thuốcthú ý và bảo vệ thực vật nhập từ nhiều nguồn khác nhau, giá bán khác nhau. Chấtlượng, chủng loại thuốc không được kiểm tra hết nên tình trạng kinh doanh thuốcgiả, thuốc kém phẩm chất, thuốc hết hạn dùng, thuốc ngoài danh mục Nhà nước chophép sử dụng còn khá phổ biến. Quầy hàng, kho chứa, trang bị phục vụ kinh doanhcủa các chủ hộ chưa bảo đảm qui định của Pháp lệnh thú y, pháp lệnh bảo vệ vàkiểm dịch thực vật. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên; các ngànhchức năng có liên quan đến công tác quản lý, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật,thuốc thú y như: Nông nghiệp, Công an, Quản lý thị trường chưa có sự phối hợpchặt chẽ, đồng bộ, xử lý chưa nghiêm các vi phạm nên hiệu quả của công tác quảnlý Nhà nước trên lĩnh vực này chưa cao.

Đểtăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vậttrên địa bản tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu:

1.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục thú y, Chi cục bảo vệthực vật tổ chức tốt việc thẩm định trước khi Sở cấp giấy phép, tổ chức kiểmtra rà soát lại giấy phép đã cấp, kiên quyết thu hồi giấy phép đối với tập thể,cá nhân không đủ điều kiện hoặc sử dụng giấy phép sai mục đích.

Chỉđạo thanh tra chuyên ngành của 2 Chi cục: Bảo vệ thực vật, Thu thực hiện tốtchế độ thanh tra, phối hợp với cơ quan Công an, Quản lý thị trường và UBND cáchuyện, thành, thị trong việc kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh và sửdụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phốihợp với các cơ quan thông tin đại chúng, UBND các huyện, thành, thị trong việctuyên truyền pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp lệnh thú y, hướng dẫnkỹ thuật, sử dụng thuốc đến người chăn nuôi, trồng trọt.

Phốihợp với cơ quan Công an, UBND các huyện, thành, thị; Sở Khoa học công nghệ vàMôi trường trong việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và giao cho 2Chi cục thực hiện qui trình tiêu huỷ thuốc không bảo đảm chất lượng, thuốckhông rõ nguồn gốc.

2.Sở Khoa học công nghệ và Môi trường.

Phốihợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thẩm định điều kiệnđảm bảo vệ sinh môi trường của các tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề kinhdoanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Phốihợp với các ngành liên quan xây dựng phương án tiêu huỷ thuốc không đảm bảochất lượng, giám sát việc tiêu huỷ thuốc theo qui định.

3.Công an tỉnh:

Phốihợp kiểm tra, bảo đảm trật tự an toàn đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanhthuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Phốihợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Bảo vệ thực vật, Chicục Thú y), Sở Thương mại và Du lịch (chi cục quản lý thị trường) kiểm soátviệc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chống buôn lậu thuốc bảo vệthực vật, thuốc thú y.

Phốihợp với các cơ quan liên quan và giám sát việc tiêu huỷ thuốc không đảm bảochất lượng, không rõ nguồn gốc.

4.Sở Y tế: Có trách nhiệm quản lý an toàn bảo đảm vệ sinh thực phẩm, có biện phápphòng ngừa, hướng dẫn phòng ngừa và điều trị cho người sử dụng thuốc khi có hiệntượng nhiễm độc thuốc.

5.Sở Thương mại và Du lịch: Trực tiếp và phối hợp với các cơ quan chức năng trongviệc kiểm soát vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chống buôn lậu vàgian lận thương mại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

6.Các cơ quan thông tin: Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, Sở Văn hóathông tin và thể thao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Ytế đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảovệ và kiểm dịch thực vật, tuyên truyền phổ biến để người kinh doanh và người sửdụng thuốc đúng kỹ thuật và có hiệu quả.

7.UBND các huyện, thành, thị: Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ thuốc bảo vệ thựcvật, thuốc thú y trên địa bàn, chỉ đạo cơ quan chức năng, kiểm tra việc kinhdoanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, xử phạt vi phạm hànhchính, buộc tiêu huỷ thuốc không đảm bảo chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc.Chỉ đạo cơ quan chức năng tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc antoàn, hiệu quả.

8.UBND xã, phường, thị trấn: Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc kinh doanh vàsử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm trênđịa bàn. Xây dựng tổ Bảo vệ thực vật, thú y cơ sở, tuyên truyền, hướng dẫn kỹthuật sử dụng thuốc và phòng trừ dịch bệnh.

9.Đề nghị các đoàn thể các cấp: Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ .v.v…phối hợp với chính quyền các cấp, các sở quản lý chuyên ngành tăng cường tuyêntruyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện các qui định về quản lý, kinh doanh,sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để người kinh doanh, sử dụng biết vàcó ý thức chấp hành.

Giáodục Pháp luật, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân để đưa công tác quản lý Nhà nướcvề thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đúng qui định là công việc đòi hỏi sựquan tâm, phối hợp chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành. Yêu cầu Chủ tịchUBND các huyện, thành, thị Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan có kếhoạch chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể Chỉ thị này.

SởNông nghiệp và Phát triển nông thông chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả và báocáo định kỳ UBND tỉnh./. 

UBND tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Đình Thành