Sign In
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ số 18/1999/CP-UB ngày 15 tháng 7năm 1999

CHỈ THỊ

Về việc đẩy mạnh công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinhan toàn thực phẩm

 

Chấtlượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, lâu dài đốivới sức khoẻ của mỗi người dân và cả giống nòi. Sử dụng những sản phẩm thựcphẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ngộ độc cấptính cho người sử dụng hoặc những biến dị di truyền cho các thế hệ sau.

Trongnhững năm gần đây, tình hình ngộ độc do thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm ngày càng có chiều hướng gia tăng. Một trong nhữngnguyên nhân chính là chưa có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các cơ quanchức năng quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cáccơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, công tác truyền thôngcòn hạn chế, chưa phát huy được ý thức tự giác của người sử dụng, chưa tạo đượcdư luận xã hội rộng rãi đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tìnhhình trên làm thiệt hại không chỉ sức khoẻ, tính mạng, kinh tế từng người hoặctừng gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức lao động toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đếnhàng hoá và dịch vụ trong nước.

Bảovệ và chăm sóc sức khoẻ lâu dài cho nhân dân là sự nghiệp chung, là trách nhiệmcủa các cấp chính quyền và của toàn xã hội. Để thực hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý về chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanhthực phẩm, dịch vụ ăn uống, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1.UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền,phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩmtới các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống trên địabàn, đặc biệt chú trọng vệ sinh an toàn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn bày bántrên vỉa hè, ngoài đường phố; chỉ đạo các Ban quản lý chợ thực hiện tốt các quiđịnh về vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm; áp dụng các biện pháp cần thiếtđể lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịchvụ ăn uống.

2.Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, chỉ đạo các Trung tâm y tếtham mưu với các cấp chính quyền tổ chức các đoàn triển khai thực hiện thanhtra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm đối với các đối tượng: nhà hàng ăn uống, cơ sở sản xuất, chế biến thựcphẩm ăn sẵn; quán ăn bình dân tại các khu vực đông người như chợ, bến tàu, bếnxe, thị tứ, thị trấn, đô thị; các bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, cơ quan, trườnghọc, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở chế biến thực phẩm ăn chín.

Chỉđạo các cơ sở y tế tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phổ biến kiếnthức phổ thông về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉđạo các cơ sở y tế chuẩn bị tốt các điều kiện cấp cứu điều trị kịp thời, hạnchế các hậu quả xấu do ngộ độc thức ăn. Hàng năm chủ trì tham mưu tổ chức thánghành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4.Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thường xuyên phối hợp với ngànhY tế và các ngành chức năng khác trong kiểm tra và sử lý nghiêm các chủ cơ sởkinh doanh, dịch vụ ăn uống, vi phạm Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 củaChính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị; phối hợp với các ngànhliên quan điều tra xử lý các vụ làm thực phẩm giả gây hậu quả nghiêm trọng.

5.Sở Thương mại và Du lịch chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường chủ động vàphối hợp với ngành Y tế kiểm tra, xử lý việc bán, lưu thông các thực phẩm giả,không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không thực hiện hoặc thựchiện không đúng các quy định về bao bì, nhãn hiệu thực phẩm.

6.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi Cục Thú y, Chi cục Bảo vệthực vật làm tốt công tác quản lý và hướng dẫn về vệ sinh giết mổ gia súc, giacầm, yêu cầu và các qui trình sử dụng hoá chất bảo vệ thực phẩm, thuốc chuyênngành, phân bón tới người sử dụng để bảo đảm an toàn sức khoẻ người tiêu dùng.

7.Các ngành chủ quản có các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chỉ đạo các cơ sởnày thực hiện nghiêm túc các qui định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

8.Sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hìnhtỉnh dành thời lượng thông tin thích hợp trên các phương tiện thông tin đạichúng cho việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và kiến thức về chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm.

9.Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính - Vật giá và các ngành cóliên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Y tế đảmbảo các điều kiện cần thiết để tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinhan toàn thực phẩm.

10.Đề nghị UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức Xã hội vận động đoànviên, hội viên phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền thực hiện công tác đảmbảo chất lượng, vệ sinh an toàn chất lượng.

GiaoSở Y tế hướng dẫn, theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thịnày, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo qui định./.

UBND tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Ngọc Tăng