QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025
_____________________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đồng, vàng, niken, molipđen đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 138/VML-C2 ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện Kim;
Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025, với các nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.
- Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước.
- Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch.
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, trên cơ sở phát huy nội lực là chính, nhằm phục vụ trước hết nhu cầu của nền kinh tế, chỉ xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến và trong nước không sử dụng hết.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
- Tập trung thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng vàng, đồng, niken và molipđen đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn Quy hoạch.
- Thu hồi tối đa tài nguyên trong khai thác và chế biến thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến. Đảm bảo hiệu quả kinh tế việc khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn hoạt động khoáng sản.
- Đẩy mạnh việc đầu tư đồng bộ các cơ sở chế biến sâu các loại khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen với công nghệ tiên tiến. Phấn đấu sản lượng chế biến sâu các loại sản phẩm như sau:
+ Vàng kim loại: năm 2010 đạt 4 tấn/năm; năm 2015 đạt 6 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 8-10 tấn/năm.
+ Đồng kim loại: năm 2010 đạt 10.000 tấn/năm; năm 2015 đạt 20.000 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 30.000-40.000 tấn/năm.
+ Niken kim loại (quy đổi): năm 2010 đạt 0 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 7.000-10.000 tấn/năm.
+ Ferro molipđen: AUTHOR AUTHOR Giai đoạn 2016-2020: 20-40 tấn/năm; giai đoạn 2021-2025: 40-80 tấn/năm.
III. DỰ BÁO NHU CẦU VÀNG, ĐỒNG, NIKEN VÀ MOLIPĐEN
Nhu cầu về vàng, AUTHOR đồng, niken và molipđen kim loại (hoặc quy đổi) dự báo như sau:
TT
|
Chủng loại
|
Đơn vị tính
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2025
|
1
|
Vàng
|
Tấn
|
86
|
92
|
98
|
103
|
2
|
Đồng kim loại
|
Ngàn tấn
|
92
|
120
|
156
|
196
|
3
|
Niken kim loại (quy đổi)
|
Ngàn tấn
|
3,2
|
4,1
|
5,3
|
6,7
|
4
|
Molipđen (quy đổi)
|
Tấn
|
12
|
17
|
25
|
37
|
IV. QUY HOẠCH THĂM DÒ
1. Thăm dò quặng vàng
Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng vàng khoảng 151,3 tấn vàng kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 53,5 tấn; tài nguyên dự báo khoảng 97,8 tấn.
Trong giai đoạn 2008-2015, đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ vàng đã được điều tra cơ bản và có triển vọng về tài nguyên, điều kiện khai thác gồm 39 mỏ, điểm mỏ, trong đó 06 điểm mỏ vàng thuộc diện thăm dò và khai thác quy mô công nghiệp đều đã và đang được thăm dò là các mỏ vàng Sa Phìn, Minh Lương (tỉnh Lào Cai); Trà Năng (Lâm Đồng); vàng gốc vùng A Vao - A Pey thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; vàng khu vực Bồng Miêu (huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) và vàng gốc Đắc Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoảng 660 tỷ đồng.
2. Thăm dò quặng đồng
Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng đồng khoảng 2,21 triệu tấn đồng kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 1,24 triệu tấn; tài nguyên dự báo khoảng 0,97 triệu tấn.
Đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đồng đã được điều tra cơ bản và có triển vọng về tài nguyên trong giai đoạn 2008-2015, bao gồm 18 mỏ, điểm mỏ với tổng mức đầu tư dự kiến 189 tỷ đồng, gồm một số mỏ chủ yếu sau: Tả Phời, Vi Kẽm (Lào Cai); An Lương, Làng Phát (Yên Bái); Nậm He - Huổi Sấy (Điện Biên); Nậm Tia, Nậm Ngã, Nậm Kinh (Lai Châu); Suối On, Đá Đỏ, Phiêng Lương, Nà Lạy (Sơn La); Đức Bố (Quảng Nam).
3. Thăm dò quặng niken
Trữ lượng quặng Niken đã được xác định đến cấp C2 khoảng 3,5 triệu tấn chủ yếu tập trung tại địa bàn tỉnh Sơn La.
Dự kiến giai đoạn 2008-2015, tập trung thăm dò nâng cấp thân quặng II, III khu mỏ Bản Phúc và thăm dò nâng cấp khu mỏ Tạ Khoa, đảm bảo trữ lượng tin cậy cho việc khai thác và chế biến sâu tại khu vực. Tổng mức đầu tư cho thăm dò khu vực Sơn La dự kiến khoảng 50 tỷ đồng.
4. Thăm dò quặng molipđen
Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng molipđen khoảng 28,4 ngàn tấn molipđen kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 7 ngàn tấn; tài nguyên dự báo khoảng 21,4 ngàn tấn tập trung chủ yếu ở Lào Cai và An Giang.
Dự kiến sau khi hoàn thành công tác đánh giá, điều tra cơ bản (năm 2012), sẽ triển khai công tác thăm dò 02 điểm mỏ có triển vọng là Kin Chang Hồ và Ô Quy Hồ (Lào Cai) vào giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo trữ lượng tin cậy cho khai thác vào giai đoạn sau 2020.
V. QUY HOẠCH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
1. Khai thác, chế biến quặng vàng
- Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác và chế biến quặng vàng đến sản phẩm vàng kim loại; giai đoạn 2008-2015, ngoài các điểm mỏ quặng vàng được khai thác và chế biến quy mô nhỏ ở các địa phương, tập trung đầu tư khai thác, chế biến quy mô công nghiệp 06 mỏ vàng, bao gồm: Sa Phìn, Minh Lương (tỉnh Lào Cai); vàng gốc A Vao - A Pey (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế); Trà Năng (Lâm Đồng); Bồng Miêu và Đắc Sa (Quảng Nam) với công suất khoảng 3,25 tấn/năm; giai đoạn 2016-2025, tuỳ theo khả năng trữ lượng tin cậy được xác định, đầu tư mở rộng tăng công suất lên khoảng 4,7-5,0 tấn/năm.
- Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, chế biến 06 mỏ quặng vàng quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 2.920 tỷ đồng.
2. Khai thác, chế biến quặng đồng
- Đẩy mạnh khai thác, tuyển và luyện quặng đồng 07 mỏ quy mô công nghiệp tại khu vực Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và Quảng Nam cùng với các mỏ quy mô vừa và nhỏ tại địa bàn các tỉnh Sơn La, Hoà Bình.
- Đầu tư mở rộng Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng (Lào Cai) hiện có lên công suất 20.000-30.000 tấn/năm tuỳ theo kết quả thăm dò trữ lượng các mỏ Tả Phời, Vi Kẽm, Sin Quyền.
- Đầu tư mới các Nhà máy luyện đồng tại Sơn La, Yên Bái với công suất 10.000-15.000 tấn/năm trên cơ sở trữ lượng quặng đồng xác định tại khu vực trên và các vùng lân cận. Đầu tư mới cơ sở luyện đồng và đa kim quy mô nhỏ (2.000-5.000 tấn/năm) tại Quảng Nam trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, tuyển và chế biến 07 mỏ quặng đồng quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 5.460 tỷ đồng.
3. Khai thác, chế biến quặng niken
- Trên cơ sở kết quả thăm dò bổ sung thân quặng II, III khu mỏ Bản Phúc và thăm dò nâng cấp khu mỏ Tạ Khoa, đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy sản xuất niken kim loại và các sản phẩm đi kèm tại Sơn La (sau năm 2013), công suất 7.000-10.000 tấn/năm. Nghiên cứu và đầu tư Nhà máy sản xuất muối sunphat niken tại Thanh Hoá trên cơ sở tận dụng niken thu hồi từ quặng crôm với công suất 500-1000 tấn/năm vào giai đoạn đến năm 2015.
Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, chế biến 03 mỏ quặng niken quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 3.510 tỷ đồng, trong đó công tác khai thác, tuyển khoáng khoảng 3.000 tỷ đồng; công tác chế biến khoảng 510 tỷ đồng.
4. Khai thác, chế biến quặng molipđen
Trên cơ sở kết quả thăm dò trữ lượng tin cậy của 2 mỏ Kin Chang Hồ và Ô Quy Hồ (Lào Cai) đầu tư 01 cơ sở chế biến Ferro molipđen với sản lượng 20-40 tấn/năm vào giai đoạn 2016-2020, mở rộng lên 40-80 tấn/năm vào giai đoạn 2021-2025.
Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, chế biến quặng môlipđen quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 85 tỷ đồng, trong đó công tác khai thác, tuyển khoáng khoảng 20 tỷ đồng; công tác chế biến khoảng 65 tỷ đồng.
VI. VỐN ĐẦU TƯ
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen trong giai đoạn quy hoạch khoảng 12.719 tỷ đồng
Trong đó giai đoạn 2008-2015 khoảng 10.484 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2025 khoảng 2.235 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 1.600 tỷ đồng.
VII. GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp và chính sách tổng thể:
- Chế biến quặng vàng, đồng, niken tới kim loại chất lượng cao và các chế phẩm của chúng, phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác chế biến quặng vàng, đồng; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực khai khoáng, có khả năng tài chính để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến sâu khoáng sản. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến niken, molipđen.
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể
a) Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm vàng, đồng, niken và molipđen trong nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam, hợp tác và liên kết chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, luyện đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng; chiếm lĩnh dần thị trường tiêu thụ trong nước, từng bước tham gia thị trường quốc tế.
b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học-công nghệ:
- Chú trọng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến, công nghệ xử lý quặng nghèo, quặng AUTHOR đồng ôxit. Hoàn thiện, nâng cấp công nghệ khai thác, tuyển, luyện quặng đã có. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý quặng niken có tạp chất cao, quặng niken laterit đi kèm trong quặng crôm Thanh Hóa; thu hồi các khoáng sản có ích đi kèm trong quặng đa kim (chứa đồng, niken, vàng, molipđen, côban, bạc...) theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước-doanh nghiệp khoa học công nghệ-doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thuộc các thành phần kinh tế.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công nghệ luyện đồng, rút kinh nghiệm cho mở rộng, xây dựng các Nhà máy luyện đồng mới tại Yên Bái, Sơn La.
- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất niken kim loại, các hợp kim và các chế phẩm của vàng, đồng, niken và molipđen có giá trị kinh tế cao.
c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.
d. Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện đầy đủ mọi biện pháp chủ động bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, tuyển khoáng; đặc biệt lưu ý công nghệ xử lý quặng vàng bằng xyanua, luyện quặng sunphua theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường (tuân thủ quy định về chất thải rắn, nước thải, khí thải; thu hồi nước tuần hoàn, tận thu SO2 để sản xuất H2SO4); nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường đầu tư trang thiết bị quan trắc, kiểm soát môi trường.
đ. Giải pháp về vốn đầu tư: Để thu hút khoảng 12.719 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen của nước ta đến năm 2025, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn sau:
- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.
- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác, tuyển luyện vàng, đồng, niken ở quy mô lớn; đầu tư cho đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
- Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng và luyện đồng, niken kim loại và feromolipđen nếu đầu tư tại các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước.
- Vốn đầu tư nước ngoài: hợp tác-liên kết với nước ngoài trong các dự án chế biến sâu quặng vàng, niken và molipđen.
e. Công tác quản lý nhà nước:
- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen.
- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen định kỳ từ cơ sở đến cấp Tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài mạnh xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
g. Một số giải pháp khác:
- Đổi mới việc quản lý hoạt động khoáng sản theo hướng thuận lợi về thủ tục và công khai trong việc cấp giấy phép, nhưng chặt chẽ trong hoạt động sau khi được cấp giấy phép, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản.
- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen cho phù hợp với điều kiện giá quặng và kim loại đồng, niken và molipđen ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến hiện nay.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.