• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/03/1994
  • Ngày hết hiệu lực: 22/11/1998
BỘ NỘI VỤ-BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
Số: 01/TTLB-NV-QP-TC-YT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Yên, ngày 2 tháng 3 năm 1994

 

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ NỘI VỤ - QUỐC PHÒNG - TÀI CHÍNH - Y TẾ
Hướng dẫn chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, tổ

chức phòng, chống dịch bệnh, khám chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam

Căn cứ Nghị định số 149-HĐBT ngày 5/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành "Quy chế về chế độ tạm giữ, tạm giam", Liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng - Tài chính - Y tế thống nhất hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở sinh hoạt, tổ chức phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

 

I. TIÊU CHUẨN ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT

1. Tiêu chuẩn ăn:

a. Tiêu chuẩn ăn bình quân chi cho một người bị tạm giữ, tạm giam tròn một tháng như sau:

Gạo: 15kg; thit, cá: 800 gam; muối 800 gam; nước chấm 1/2 lít; rau xanh 15kg; củi 12kg hoặc than 15kg để nấu ăn.

b. Người đang bị tạm giữ, tạm giam trong các ngày lễ tết được ăn thêm như sau:

- Tết Nguyên đán được chi một số tiền gấp 5 lần ngày thường;

- Tết dương lịch, ngày quốc khánh 2-9, ngày Quốc tế lao động 1-5 được chi một số tiền gấp 3 lần ngày thường.

c. Việc ăn thêm của người tạm giữ, tạm giam do gia đình họ gửi tới không tính vào tiêu chuẩn nêu ở mục a, b và không được vượt quá 5 lần tiêu chuẩn ngày thường.

Người đang bị tạm giữ, tạm giam không được uống rượu bia và dùng các chất kích thích khác.

d. Mỗi nhà tạm giữ, tạm giam có một hoặc một số bếp ăn tập thể và được trang bị những dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia thức ăn, nước uống cho từng người bị tạm giữ, tạm giam (có phụ lục kèm theo). Riêng đối với nhà tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng quy định.

2. Chế độ ở và sinh hoạt:

- Người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí chỗ nằm bằng phản gỗ hoặc bệ đổ xi măng, có chiếu, diện tích bình quân chỗ nằm của một người tối thiểu 2m2. - Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, chăn màn của mình mang theo, nếu không có thì nhà tạm giữ, trại giam sẽ cho mượn, theo tiêu chuẩn cụ thể đối với mỗi chỗ ở như sau:

- Hai chiếu/1 năm, 1 màn, 1 chăn/4 năm (đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi; từ Thừa Thiên - Huế trở ra dùng chăn bông không quá 2kg có vải bọc ngoài).

+ Hai bộ quần áo dài bằng vải thường (không đóng số) theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ hoặc Bộ Quốc phòng, 2 khăn mặt, 1 đôi dép/năm. Hàng tháng được cấp 0,2kg xà phòng bột. Đối với phụ nữ thì mỗi năm cấp thêm một số tiền tương đương với 12kg gạo để mua những thứ cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.

+ Những đồ dùng nêu trên đây khi người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam phải được thu hồi lại, bảo quản chu đáo, sạch sẽ để có thể cho người bị tạm giữ, tạm giam khác mượn sử dụng.

- Các trại giam được trang bị hệ thống truyền thanh.

- Trung bình 30 người bị tạm giữ, tạm giam được cấp một số báo nhân dân.

 

II. TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHÁM
CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM

1. Mỗi trại tạm giam được xây dựng một bệnh xá hoặc trạm xá hoặc một tổ y tế để khám và chữa bệnh cho người bị tạm giam.

Đối với nhà tạm giữ của công an cấp huyện, cán bộ y tế của đơn vị có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh, khám và chữa bệnh cho người bị tạm giữ.

2. Công an trại tạm giam, nhà tạm giữ phải thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh của ngành y tế. Trường hợp có dịch bệnh xảy ra trong cơ sở của mình thì Trưởng trại giam, Trưởng nhà tạm giữ phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất (dân y hoặc quân y) để cử nhân viên y tế phối hợp dập tắt dịch bệnh.

3. Người bị tạm giữ, tạm giam được khám và chữa bệnh ngay tại nhà tạm giữ, trại giam. Chế độ ăn, uống, cấp phát thuốc, bồi dưỡng... do nhân viên Y tế chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường hàng tháng được cấp trị giá bằng 1kg gạo/1 chỗ ở.

Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng thì chuyển tới bệnh viện gần nhất để chữa bệnh, kinh phí chữa bệnh do trại tạm giam công an cấp tỉnh hoặc nhà tạm giữ công an cấp huyện thanh toán với bệnh viện. Kinh phí này sẽ do Nhà nước cấp hàng năm cho Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng.

4. Người bị tạm giữ, tạm giam chết trong trại tạm giam, nhà tạm giữ thì trại tạm giam, nhà tạm giữ phải tổ chức mai táng theo quy định dưới đây, trừ trường hợp thân nhân hoặc gia đình họ nhận tự lo chôn cất:

- Một quan tài bằng gỗ thường.

- Một bộ quần áo mới và 4m vải liệm.

- Hương, nến.

- Rượu hoặc cồn để làm vệ sinh khi liệm xác.

- Một khoản tiền bằng 50kg gạo để tổ chức chôn cất. 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư này được áp dụng đối với tất cả những người bị tạm giữ, tạm giam theo thủ tục tố tụng hình sự.

- Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trong ngành mình.

 

PHỤ LỤC

(KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 01 NGÀY 2 THÁNG 3 NĂM 1994
VỀ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở... CHO NGƯỜI BỊ
TẠM GIỮ, TẠM GIAM)

Dụng cụ cấp dưỡng:

1. Cho 100 can phạm 1 bếp: (dùng cho 5 năm)

- 1 tủ thức ăn trước khi chia (có lưới che kín)

- 3 chảo to

- 1 chảo nhỏ

- 1 nồi to

- 1 bát con ăn cơm/người

- Các loại dao, thớt, rổ, rá, chậu rửa bát v.v... (dùng cho 1 năm) (đối với các nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam không đủ 100 can phạm theo quy hoạch thì căn cứ vào quy định để cấp).

2. Cho 6 người 1 mâm (dùng cho 5 năm)

- 1- lồng bàn

- 1 xoong đựng cơm

- 1 xoong đựng canh

- 2 đĩa đựng thức ăn

- 1 bát đựng nước chấm

- 1 muôi múc cơm canh.

3. Cho 1 người ăn riêng theo suất: (dùng cho 2 năm)

- 1 bát đựng canh

- 1 bát ăn cơm

- 1 bát đựng thức ăn

- 1 thìa ăn cơm.

Đang cập nhật Bộ Nội vụ

Đang cập nhật Bộ Quốc phòng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Phạm Tâm Long

Nguyễn Trọng Xuyên

Đang cập nhật Bộ Y tế

Đang cập nhật Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Ngọc Trọng

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.