• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2022
CHÍNH PHỦ
Số: 139/2021/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2021

Nghị định

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

_____________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về:

a) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

b) Các hành vi vi phạm về hoạt động của phương tiện thủy nội địa ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải, bao gồm: Vi phạm của phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến giao thông đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng các quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

4. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

5. Đối với các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện) thì xác định như sau:

a) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.

b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.

6. Thuyền viên tàu biển, tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 11, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 39 và Điều 41 của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điều đó, đối với những hành vi vi phạm hành chính khác thì áp dụng hình thức, mức xử phạt quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để xử phạt.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:

a) Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;

b) Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;

c) Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại khoản 5 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

4. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:

a) Vi phạm quy định về thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền trước khi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 10, điểm c khoản 2 Điều 13, điểm a khoản 2 Điều 14, khoản 4 Điều 27, khoản 5 Điều 28, khoản 5 Điều 29 Nghị định này, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm đã bắt đầu thực hiện hành vi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa;

b) Vi phạm quy định về thông báo, báo cáo khi thi công công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa và đưa công trình vào hoạt động tại khoản 1 Điều 5, điểm h khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

c) Vi phạm quy định bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tại Điều 11 Nghị định này mà thời điểm phát hiện hành vi đã gây sạt, lở, hư hỏng công trình đó hoặc gây cản trở giao thông;

d) Vi phạm quy tắc giao thông dẫn tới tai nạn giao thông đường thủy nội địa;

đ) Vi phạm quy định về thông báo vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và không có giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu của phương tiện, thủy phi cơ tại điểm e khoản 1 Điều 21, khoản 3 và điểm a, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 31 Nghị định này sau khi phương tiện, thủy phi cơ đã vào, rời, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

e) Vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ: Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm;

g) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã được thực hiện xong trước thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm thì cũng được xác định là hành vi vi phạm đã kết thúc.

5. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang thực hiện.

Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng theo quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II Nghị định này, bao gồm:

a) Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại vi phạm;

b) Buộc trục vớt, thanh thải vật chuông ngại theo quy định;

c) Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ vi phạm;

d) Buộc dỡ bỏ, di dời, thu hẹp ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản vi phạm;

đ) Buộc thực hiện đăng kiểm theo quy định đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm tự ý hoán cải; trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ;

e) Buộc nộp lại các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động này;

g) Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện;

h) Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định.

5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

6. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với cá nhân.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 5. Vi phạm quy định về xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện, công trình vượt qua luồng trên không, dưới đáy luồng và các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa (trừ việc thi công, xây dựng công trình khẩn cấp để đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống thiên tai)

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa khi đưa công trình vào sử dụng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông trước khi thi công công trình theo quy định;

b) Thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa khi xây dựng công trình;

b) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa;

c) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 6. Vi phạm quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có ảnh hưởng đến an toàn giao thông theo quy định;

b) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông theo quy định;

c) Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng đường thủy nội địa theo quy định;

b) Không sửa chữa kè, đập giao thông, âu tàu và công trình khác bị hư hại;

c) Không thực hiện đúng phương án bảo trì được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Không vận hành âu tàu hoặc vận hành âu tàu không đúng quy định; đ) Không kiểm định chất lượng công trình theo quy định.

Điều 7. Vi phạm quy định nạo vét vùng nước đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng mỗi phương tiện nạo vét, phương tiện vận chuyển chất nạo vét để thực hiện nạo vét mà không lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét theo quy định;

b) Hệ thống giám sát nạo vét trên mỗi phương tiện nạo vét, phương tiện vận chuyển chất nạo vét không bảo đâm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định;

c) Hệ thống giám sát nạo vét trên mỗi phương tiện nạo vét, phương tiện vận chuyển chất nạo vét không hoạt động theo quy định;

d) Sử dụng mỗi phương tiện nạo vét, phương tiện vận chuyển chất nạo vét không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

đ) Không ghi kết quả giám sát hoặc ghi kết quả giám sát về quá trình thi công nạo vét và vận chuyển đổ chất nạo vét không đúng quy định;

e) Không ghi nhật ký hoặc ghi nhật ký thi công nạo vét không đúng quy định;

g) Không có bảng niêm yết thông tin hoặc bảng niêm yết thông tin tại công trường nạo vét không đúng quy định;

h) Không thông báo kế hoạch triển khai thực hiện (thời gian, tiến độ thi công, quy mô công trình, chủng loại, số lượng phương tiện thi công, hình thức thực hiện) trước khi tiến hành thi công nạo vét cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

i) Thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa;

c) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công công trình trên đường thủy nội địa, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nạo vét vùng nước đường thủy nội địa không đúng vị trí, phạm vi, khu vực nạo vét, độ sâu, mái dốc thiết kế (có kể đến các sai số cho phép theo quy định) đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

Điều 8. Vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp thông tin hoặc không thông báo hoặc không báo cáo theo quy định về tài sản chìm đắm, vật chướng ngại trên các tuyến đường thủy nội địa;

b) Cung cấp thông tin hoặc thông báo hoặc báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm, vật chướng ngại trên các tuyến đường thủy nội địa.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại theo quy định;

b) Không trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại đúng thời hạn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện việc trục vớt tài sản bị chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại vượt quá thời gian quy định;

b) Trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;

d) Trục vớt tài sản chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại không đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không trục vớt tài sản bị chìm đắm theo quy định;

b) Không thanh thải vật chướng ngại theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trục vớt, thanh thải vật chướng ngại đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập nhưng ghi chép sổ sách, nhật ký không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.

Điều 10. Vi phạm quy định về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thỏa thuận thông số kỹ thuật hoặc phương án bố trí mỗi báo hiệu trước khi thiết lập báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì hoặc không thiết lập mỗi báo hiệu theo quy định.

Điều 11. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Làm rơi rơm, rạ xuống vùng nước đường thủy nội địa;

b) Buộc súc vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Trồng cây, để đồ vật, dựng lều, quán hoặc có hành vi khác che khuất hoặc làm hạn chế tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;

b) Buộc phương tiện vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để đồ vật, tre, gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi để bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác rơi, trôi xuống vùng nước đường thủy nội địa.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý dịch chuyển mỗi báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Có hành vi làm mất tác dụng của mỗi báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác xuống vùng nước đường thủy nội địa không đúng quy định;

c) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;

b) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi luồng đường thủy nội địa;

b) Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng đường thủy nội địa gây cản trở giao thông mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Điều khiển phương tiện hoặc để phương tiện đâm, va vào công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình hoặc gây cản trở giao thông, trừ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định này;

d) Sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác tài nguyên, khoáng sản

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình khai thác tài nguyên, khoáng sản;

b) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi khai thác tài nguyên, khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 13. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản)

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Đánh bắt thủy sản, hải sản lưu động hoặc đặt ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản gây cản trở giao thông;

b) Không dỡ, di chuyển ngư cụ, dụng cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản khi chấm dứt hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản hoặc không theo thông báo của đơn vị quản lý đường thủy nội địa;

c) Thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan thẩm quyền chấp thuận;

b) Không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này;

c) Không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về vị trí, phạm vi khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc di dời ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ, di dời, thu hẹp ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội, họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa về vị trí, phạm vi tổ chức hoạt động;

b) Không có hoặc không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này;

c) Họp chợ không đúng vị trí quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc gây cản trở giao thông;

d) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông theo quy định.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN

Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không kẻ, sơn, gắn số đăng ký hoặc kẻ, sơn, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định hoặc số đăng ký phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;

b) Không kẻ, sơn, gắn vạch dấu món nước an toàn (dấu mạn khô) của phương tiện hoặc kẻ, sơn, gắn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện không đúng theo quy định hoặc vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;

c) Không kẻ, sơn, gắn biển ghi số người hoặc kẻ, sơn, gắn biển ghi số người được phép chở trên phương tiện không đúng quy định hoặc biển ghi số người bị che khuất, bong tróc, mất dấu;

d) Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch;

đ) Khai thác, sử dụng phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định;

e) Không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;

g) Không mang theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc bản sao có chứng thực và giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (đối với trường hợp phương tiện thế chấp) theo quy định;

h) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người:

a) Không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo quy định;

b) Không đăng kiểm lại phương tiện theo quy định;

c) Không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng kiểm phương tiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người:

a) Vi phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn:

a) Vi phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định;

c) Không có hoặc có nhưng không ghi chép đầy đủ sổ nhật ký phương tiện theo quy định.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn:

a) Vi phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định;

c) Không có hoặc có nhưng không ghi chép đầy đủ sổ nhật ký phương tiện theo quy định.

6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm: Không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện theo quy định; mượn, thuế, cho mượn, cho thuê thiết bị, dụng cụ để được đăng kiểm; sử dụng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực hoặc bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cầu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

7. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại điểm e khoản 1, khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy này.

Điều 16. Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa, mức phạt tính trên mỗi thiết bị, dụng cụ:

a) Trang bị không đủ số lượng thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện;

b) Trang bị không đúng chủng loại, bố trí không đúng vị trí, sử dụng quá thời hạn quy định của thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt, trang bị thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) trên mỗi phương tiện theo quy định hoặc không duy trì hoạt động của thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định, áp dụng đối với mỗi thiết bị.

Điều 17. Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng cộng suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người:

a) Khai thác, sử dụng phương tiện không đúng công dụng theo đăng kiểm;

b) Khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện

1. Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng phương tiện quá niên hạn sử dụng theo quy định.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định về hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

b) Không có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định;

c) Không có đủ cơ sở vật chất hoặc thiếu một trong những trang thiết bị phục vụ nhu cầu đóng mới, sửa chữa phương tiện hoặc trang thiết bị không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện theo quy định;

d) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi đưa phương tiện lên đà hoặc hạ thủy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hồ sơ hoặc thực hiện không đúng hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

b) Không đảm bảo điều kiện giám sát, quản lý chất lượng khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện theo quy định;

c) Thiếu từ 01 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm tra chất lượng hoặc thợ đóng tàu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện hoán cải vào hoạt động, khai thác khi chưa được đăng kiểm theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi hành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với phương tiện có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải thực hiện đăng kiểm theo quy định. Trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN, CHỦ PHƯƠNG TIỆN

Điều 20. Vi phạm quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, người thuê phương tiện

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Giao người không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi, không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp theo quy định điều khiển (lái) phương tiện, làm việc trên phương tiện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không bố trí thời gian nghỉ ngơi cho thuyền viên làm việc trên phương tiện theo quy định;

c) Không bố trí cho thuyền viên nghỉ đủ số ngày nghỉ hàng năm theo quy định;

d) Không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ thuyền viên;

đ) Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;

e) Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc hên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định;

b) Cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê (trừ hường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản);

c) Sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp.

Điều 21. Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hướng dẫn hành khách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm;

b) Thuyền trưởng không trực tiếp bàn giao nhiệm vụ cho thuyền phó hoặc người được ủy quyền khi rời phương tiện;

c) Thuyền trưởng không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu hoặc không bố trí người cảnh giới khi phương tiện hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế;

d) Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định;

đ) Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có mặt trên phương tiện trong ca làm việc theo quy định khi phương tiện đang hành trình;

e) Không thông báo cho Cảng vụ (nơi cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu) về sự thay đổi thuyền viên khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

g) Không có hoặc không ghi bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh trên phương tiện.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi khi điều khiển hoặc lái phương tiện;

b) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các trường hợp khác theo quy định;

c) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;

d) Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;

đ) Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

e) Bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ côn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn không phù hợp với loại phương tiện theo quy định hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hiệu lực theo quy định hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn, tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ chuyên môn hoặc kê khai không đúng sự thật để được cấp, cấp lại, đổi chứng chỉ chuyên môn hoặc sử dụng chứng chỉ chuyên môn có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ chuyên môn không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn, tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hoặc kê khai không đúng sự thật để được cấp, cấp lại, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không thuyền trưởng, máy trưởng không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đối với trường hợp kê khai không đúng sự thật để được cấp, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn có số sê ri ở mặt sau không trùng với số sê ri được cấp mới nhất trong sổ cấp của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy này hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy này theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.

Điều 23. Vi phạm quy định về đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng thuyền viên, người lái phương tiện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thực hành không có biển “phương tiện huấn luyện” theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thi thực hành không phù hợp theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện phòng học và phòng thi, kiểm tra theo quy định;

b) Không bảo đảm tiêu chuẩn xưởng và khu vực thực hành theo quy định;

c) Tài liệu giảng dạy không bảo đảm theo quy định;

d) Thiếu từ 01 giáo viên dạy lý thuyết, giáo viên dạy thực hành hoặc giáo viên dạy lý thuyết, giáo viên dạy thực hành không bảo đảm điều kiện theo quy định;

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung, chương trình đào tạo theo quy định;

e) Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh theo quy định;

g) Tổ chức đào tạo tại địa điểm không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên hoặc tổ chức đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa không đúng theo giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo, thuyền viên, người lái phương tiện trong thời gian cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở đào tạo vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan Công an, Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người gây tai nạn có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện hoặc tham gia nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hiện trường;

b) Gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mục 4. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN

Điều 25. Vi phạm quy tắc giao thông

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;

b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

c) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;

d) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;

đ) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh hoặc vượt nhau;

e) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;

g) Vượt phương tiện khác tại nơi có báo hiệu cấm vượt, phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại, nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, khi đi qua khoang thông thuyền, âu tàu;

h) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;

i) Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 và khoản 6 Điều 35 Nghị định này.

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;

b) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa;

c) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng gây hại đến các công trình giao thông, thủy lợi;

d) Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép.

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa;

b) Điều khiển phương tiện không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu (sau đây gọi chung là tín hiệu) của phương tiện

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc bè có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Bố trí không đủ hoặc không đúng đối với mỗi tín hiệu trên phương tiện theo quy định;

b) Bố trí mỗi tín hiệu trên phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định;

c) Để mỗi tín hiệu trên phương tiện không hoạt động theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên, phương tiện có tốc độ trên 30 km/h, phương tiện có động cơ chở khách, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, tàu cá, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, động vật bị dịch bệnh, đoàn lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.

Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU

Điều 27. Vi phạm quy định về quản lý khai thác khu neo đậu

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ khu neo đậu, người quản lý khai thác khu neo đậu có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;

b) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm;

c) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ khu neo đậu, người quản lý khai thác khu neo đậu có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định;

b) Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;

c) Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố hoạt động.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ khu neo đậu, người quản lý khai thác khu neo đậu có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;

b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng khu neo đậu;

c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi thiết lập khu neo đậu.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu neo đậu đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;

b) Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với bến hành khách không đúng quy định;

c) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;

d) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;

đ) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;

e) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tại bến hành khách theo quy định;

b) Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;

c) Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố, giấy phép hoạt động;

d) Tự ý cho phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vào theo quy định;

đ) Cung cấp dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc không nằm trong khung giá theo quy định;

e) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;

b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng bến thủy nội địa;

c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có hành vi tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố, giấy phép hoạt động;

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác bến thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 29. Vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;

b) Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với cảng hành khách không đúng quy định;

c) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;

d) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;

đ) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;

e) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tại cảng hành khách theo quy định;

b) Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;

c) Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố hoạt động;

d) Tự ý cho phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vào theo quy định;

đ) Cung cấp dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu theo quy định;

e) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa không thực hiện duy tu, kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;

b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng cảng thủy nội địa;

c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;

d) Tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố hoạt động.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp cảng thủy nội địa.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cảng thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.

7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục xác nhận hàng năm giấy chứng nhận an ninh cho cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc không thực hiện kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã được phê duyệt hoặc không bố trí hoặc bố trí không đủ người làm công tác an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã hết hiệu lực.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 30. Vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa của người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để phương tiện vi phạm quy định về đón trả hành khách, xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để mỗi hành khách xuống phương tiện vượt quá sức chở của phương tiện;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xếp mỗi xe mô tô, xe gắn máy xuống phương tiện vượt quá số lượng xe mô tô, xe gắn máy được phép chở theo quy định;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xếp mỗi xe ô tô xuống phương tiện vượt quá số lượng xe ô tô được phép chở theo quy định;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa xuống mỗi phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn theo quy định;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xếp ô tô xuống phương tiện không được phép chở ô tô.

2. Xử phạt đối với hành vi để xe ô tô chở hàng hóa vượt tải trọng được phép chở ra khỏi cảng, bến thủy nội địa như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe từ trên 10% đến 30% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe từ trên 30% đến 50% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa;

đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150% ra khỏi cảng, bến thủy nội địa.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho phương tiện vào neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố, cấp phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện, thủy phi cơ trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không để cho người của phương tiện khác đi qua phương tiện của mình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nội quy cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn trước khi đưa phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý di chuyển phương tiện hoặc neo đậu phương tiện không đúng nơi quy định trong phạm vi vùng nước cảng, bên thủy nội địa, khu neo đậu như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của thủy phi cơ như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn trước khi đưa thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển thủy phi cơ hoặc neo đậu thủy phi cơ không đúng nơi quy định trong phạm vi vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc không có lệnh điều động theo quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đen 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 32. Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện chở người, hành khách, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái phương tiện sử dụng phương tiện có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí chỗ ngồi cho hành khách, để hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; để người, hành khách ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;

b) Xếp người, hành khách, hàng hóa, hành lý, xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách;

c) Không phổ biến nội quy đi tàu, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy cho người, hành khách trên phương tiện;

d) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách trên phương tiện;

đ) Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật bị dịch bệnh cùng với hành khách trên phương tiện;

e) Không có danh sách hành khách trong mỗi chuyến hoặc danh sách hành khách không đúng quy định, trừ vận chuyển hành khách ngang sông.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách, áp dụng đối với phương tiện có sức chở đến 12 người.

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền trưởng có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 150 người;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 150 người.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu;

b) Không niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách;

c) Không niêm yết trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu;

d) Không có bảng hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy;

đ) Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định;

e) Vi phạm nghĩa vụ thông báo lịch trình chạy tàu theo quy định;

g) Không tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ hàng năm theo quy định;

h) Không giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định khi thực hiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 30% đến 50% quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 50% trở lên quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của chủ phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba, đối với mỗi loại phương tiện như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa.

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của chủ phương tiện kinh doanh vận tải hành khách không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự người thứ ba, áp dụng đối với mỗi loại phương tiện như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 150 người;

d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 150 người.

Điều 34. Vi phạm quy định về an toàn giao thông của người, hành khách trên phương tiện

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;

b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân khi tham gia giao thông trên phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện chở khách ngang sông.

Điều 35. Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Xếp, dỡ hàng hóa làm nghiêng lệch phương tiện;

b) Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác;

c) Xếp hàng hóa vượt quá kích thước chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về xếp, dỡ, chở mô tô, xe gắn máy, ô tô trên phương tiện, như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi xe mô tô, xe gắn máy được xếp trên phương tiện vượt quá số lượng xe mô tô, xe gắn máy được phép chở theo quy định;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xếp mỗi xe ô tô vượt quá số lượng xe ô tô được phép chở xuống phương tiện hoặc xếp mỗi xe ô tô không được phép chở trên phương tiện theo quy định.

6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi neo đậu phương tiện để xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa hoặc đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố, cấp phép hoạt động, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc đưa xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô vượt quá số lượng lên khỏi phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 36. Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;

b) Không chấp hành các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm ghi trong giấy phép vận chuyển;

c) Không trang bị thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại;

d) Không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;

đ) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;

e) Thực hiện rửa, tẩy phương tiện sau khi vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ phương tiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi vận tải xăng, dầu, chất lỏng độc hại.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 37. Vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này.

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện trong khoảng từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa lên khỏi phương tiện số hàng hóa vượt quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

MỤC 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOA TIÊU VÀ CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 39. Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện không treo cờ hiệu hoặc không sử dụng đèn hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu;

b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu biết về đặc điểm và tính năng điều động của phương tiện;

c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu hoặc không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời phương tiện;

d) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng;

đ) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo quy định.

Điều 40. Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;

b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;

c) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;

d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;

đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện, tàu biển nước ngoài khi chưa được phép của thuyền trưởng;

e) Từ chối dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc tổ chức hoa tiêu về việc từ chối dẫn phương tiện;

g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Dần phương tiện, tàu biển nước ngoài trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;

b) Ép buộc thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn luồng tại khu vực không phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc;

c) Tự ý dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng tuyến luồng đường thủy nội địa đã được công bố;

d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa;

đ) Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.

Điều 41. Vi phạm quy định khi có hoạt động thanh tra, kiểm tra

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc báo cáo, kê khai, khai báo hoặc báo cáo, kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

b) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền;

c) Không xuất trình hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài việc xuất trình giấy tờ của phương tiện, của thuyền viên hoặc người lái phương tiện, hàng hóa khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

d) Không đưa hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian đưa phương tiện về nơi xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

đ) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người có thẩm quyền;

e) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

g) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện, nhà kho, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong; tạm giữ hoặc tẩu tán tài liệu, tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người có thẩm quyền;

c) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền;

d) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người có thẩm quyền để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 42. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Lực lượng Công an nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18;

b) Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 19;

c) Điều 20; Điều 21; Điều 22; khoản 1 Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26;

d) Điểm c khoản 1 Điều 27; điểm e khoản 1 Điều 28; điểm e khoản 1 và khoản 7 Điều 29; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 30;

đ) Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41.

3. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định từ Điều 5 đến Điều 41 tại Chương II của Nghị định này.

4. Thanh tra Sở Giao thông vận tải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định như sau:

a) Điều 5; Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 24; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 25; Điều 26;

b) Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 27; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 28; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 29; Điều 30 (đối với các địa phương chưa có tổ chức Cảng vụ Đường thủy nội địa);

c) Điều 31; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41.

5. Cơ quan được giao thực hiện hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Chi cục Đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 24; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 25, Điều 26;

b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40 và Điều 41.

6. Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và các hành vi vi phạm của tàu biển, tàu cá quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này xảy ra tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được giao quản lý.

7. Cảng vụ Hàng hải có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách quy định tại Nghị định này tại cảng, bến thủy nội địa được giao quản lý trong vùng nước cảng biển.

8. Bộ đội Biên phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Điều 5; Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; khoản 1 Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26;

b) Khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 31;

c) Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40 và Điều 41.

9. Cảnh sát biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Điều 5; Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 24; Điều 25; Điều 26;

b) Khoản 1 Điều 31;

c) Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40 và Điều 41.

10. Đối với những vi phạm hành chính xảy ra tại cảng, bến thủy nội địa không thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Thanh tra giao thông, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa, Công an nhân dân.

Điều 43. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

b) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

c) Cảng vụ viên Cảng vụ Đường thủy nội địa; Cảng vụ viên Cảng vụ Hàng hải.

2. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường thủy nội địa, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hạnh chính quy định tại khoản 1 Điều này phải buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính và kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 46. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng.

2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đến 105.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 47. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ Đường thủy nội địa

1. Trưởng đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

2. Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ Hàng hải

1. Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng.

4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 45.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN, GIẤY TỜ, CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG TẢI, CÔNG SUẤT PHƯƠNG TIỆN KHÔNG ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KIỂM, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 51. Tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các giấy tờ theo thứ tự sau đây, cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt:

a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện;

b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp;

c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

d) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của máy trưởng;

đ) Giấy tờ liên quan đến tang vật, phương tiện khác.

4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ phương tiện hoặc thuyền viên, người lái phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hành khách, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

5. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 52. Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Việc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đối với hành vi vi phạm.

Điều 53. Xác định khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện không đăng kiểm, không đăng ký

1. Đối với phương tiện vi phạm có đồng thời hai hoặc ba thông số về trọng tải toàn phần, sức chở người hoặc tổng công suất máy chính mà các thông số này không thuộc cùng một điểm, khoản tại cùng một điều quy định tại Nghị định này thì áp dụng điểm, khoản có khung tiền phạt cao hơn.

2. Đối với đoàn lai được quy định tại Điều 25 và Điều 38 Nghị định này: Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện đoàn lai. Đối với các hành vi vi phạm khác của đoàn lai, áp dụng hình thức, mức xử phạt đối với từng phương tiện đoàn lai.

Trường hợp trong đoàn lai có nhiều phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, khi xác định hành vi vi phạm phải căn cứ phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất.

3. Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì áp dụng hình thức xử phạt căn cứ trọng tải toàn phần của phương tiện, công thức như sau:

T = A x K, trong đó:

T là Trọng tải toàn phần của phương tiện;

A = L x B x D, trong đó:

L (m): Chiều dài boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ điểm xa nhất phía mũi đến điểm xa nhất phía lái của boong chính;

B (m): Chiều rộng boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ mép boong mạn này đến mép boong mạn kia tại vị trí rộng nhất của thân phương tiện;

D (m): Chiều cao mạn, là khoảng cách thẳng đứng được đo từ đáy đến mép boong ở giữa chiều dài boong chính;

K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:

Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;

Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;

Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;

Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;

Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.

Điều 54. Quy đổi các đơn vị

Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện không ghi dung tích thi dung tích của phương tiện được tính như sau:

1. Phương tiện thủy nội địa có động cơ: 1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT.

2. Phương tiện thủy nội địa không có động cơ: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng 01 GT.

3. Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách và tàu cần cẩu: 01 HP/CV được tính bằng 0,5 GT; 01 kw được tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cần cẩu đặt trên phương tiện được tính bằng 06 GT.

4. Phương tiện chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng 04 GT.

5. Trường hợp là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, tàu kéo hoặc tàu đẩy.

6. Việc quy đổi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.

7. Quy đổi thứ nguyên công suất máy:

a) Nếu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là kW thì quy đổi thành sức ngựa như sau: 01 kW =1,36 sức ngựa;

b) Nấu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là cv hoặc HP hoặc PS thì quy đổi ra kw và quy đổi thành sức ngựa theo công thức nêu tại điểm a khoản này. Việc quy đổi như sau:

01 HP = 0,7547 kW;

01 CV = 01 PS = 0,7355 kw.

Điều 55. Xử lý hành vi không có hoặc không mang giấy tờ theo quy định

1. Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ theo quy định như: bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (đối với trường hợp phương tiện được thế chấp), giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi không có giấy tờ. Trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được bản chính các giấy tờ hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực trong trường hợp phương tiện là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thi người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ và phải phô tô, lưu lại giấy tờ đó trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

2. Trường hợp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, nếu người vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính có ghi giấy tờ bị tạm giữ chưa quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm hoặc xuất trình được quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi giấy tờ bị tạm giữ chưa quá thời hạn nộp tiền phạt ghi tại quyết định, thì được xem như phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện có giấy tờ theo quy định.

3. Trường hợp phương tiện được phép chở hành khách và hàng hóa, nếu thuyền viên, người lái phương tiện có vi phạm quy định về hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì căn cứ vào quy định đảm nhiệm chức danh, loại chứng chỉ chuyên môn áp dụng cho phương tiện chở khách để xử phạt.

Điều 56. Chế độ thông tin trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật, thông báo bằng văn bản hoặc bằng các hình thức phù hợp khác về Cục Cảnh sát giao thông và thông báo cho người vi phạm biết.

2. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề khác thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản hoặc hình thức khác cho cơ quan cấp giấy tờ đó và Cục Cảnh sát giao thông.

3. Thông báo gửi cho cơ quan cấp giấy tờ, Cục Cảnh sát giao thông phải ghi rõ loại giấy tờ tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng: tên, số, ký hiệu của giấy tờ, số đăng ký phương tiện, thời gian tạm giữ, thời gian tước quyền sử dụng, họ tên, địa chỉ của người có giấy tờ bị tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng và hành vi vi phạm hành chính.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Điều 58. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đã bị lập biên bản vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định xử phạt theo Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Điều 59. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Lê Văn Thành

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.