• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2014
BỘ NỘI VỤ-UỶ BAN DÂN TỘC
Số: 02/2014/TTLT-BNV-UBDT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Yên, ngày 11 tháng 9 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức

người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP

ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc

_________________

 

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này (sau đây gọi là Thông tư) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ, công chức cấp xã) người dân tộc thiểu số.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo phân cấp quản lý và theo quy trình, thủ tục.

2. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng quy định.

3. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phải đảm bảo góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi.

4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị đã sử dụng hết chỉ tiêu biên chế thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức cấp Bộ, ngành và địa phương phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện cụ thể để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số bổ sung, thay thế các trường hợp đã thôi việc, nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác đảm bảo tỷ lệ hợp lý theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; điều kiện, yêu cầu cụ thể của địa phương để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo tỷ lệ hợp lý, tương ứng với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ cấu vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, đảm bảo tỷ lệ hợp lý.

Điều 5. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc

1. Ủy ban Dân tộc có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế.

2. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, trong quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý phải có ít nhất 01 chức danh cấp trưởng hoặc cấp phó là người dân tộc thiểu số.

Điều 6. Tuyển dụng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của địa phương, trong kế hoạch tuyển dụng phải xác định một tỷ lệ biên chế hợp lý trong tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để tổ chức tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức, viên chức. Tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển và trình tự, thủ tục tổ chức tuyển dụng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Người dân tộc thiểu số được cử đi học Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng không qua thi vào công chức, viên chức và phân công công tác theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào số lượng người dân tộc thiểu số học theo chế độ cử tuyển sẽ tốt nghiệp ra trường để xác định số lượng biên chế dự phòng làm cơ sở tuyển dụng, bố trí vào công chức, viên chức đảm bảo tỷ lệ hợp lý.

Điều 7. Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

1. Việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành.

2. Ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp.

Điều 8. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức người dân tộc thiểu số vào các chức danh lãnh đạo, quản lý

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức người dân tộc thiểu số vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số công tác từ cấp huyện trở xuống đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vào vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc vị trí tương đương được bổ nhiệm lần đầu nếu còn thiếu tiêu chuẩn theo quy định thì vẫn được xem xét bổ nhiệm để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, nhưng trong thời gian không quá 1/2 thời hạn bổ nhiệm, cơ quan có thẩm quyền quản lý phải có trách nhiệm cử đi đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn.

Điều 9. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, tiếng dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và các kỹ năng quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức việc tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Thông tư này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban Dân tộc

a) Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức kiểm tra thực hiện Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này;

b) Hàng năm, tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số gửi về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc để xem xét, nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền./.

 

c / �� �T� �� tư vấn trong quá trình lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công thì thành phần tài liệu của các hồ sơ quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 còn bao gồm tài liệu lựa chọn nhà thầu:

 

1. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

Điều 11. Hồ sơ quyết toán dự án, công trình hoàn thành hoặc hồ sơ quyết toán mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập sử dụng (có quyết định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình riêng biệt)

1. Báo cáo quyết toán.

2. Hồ sơ kiểm toán quyết toán (trước khi phê duyệt quyết toán).

3. Hồ sơ phê duyệt quyết toán.

Điều 12. Trách nhiệm giao nộp tài liệu dự án, công trình xây dựng vào Lưu trữ lịch sử

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn bộ việc quản lý hồ sơ, tài liệu công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử đối với các công trình được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

a) Thu thập đủ thành phần hồ sơ, tài liệu của dự án, công trình xây dựng được quy định tại Điều 3 Thông tư này.

b) Chỉnh lý tài liệu và lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu theo mẫu (tại Phụ lục I) thành 03 bản.

c) Giao nộp hồ sơ, tài liệu dự án, công trình xây dựng và mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu (2 bản) hoặc công cụ tra cứu khác (nếu có) đúng thời hạn quy định của pháp luật. Hồ sơ, tài liệu được giao nộp một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể giao nộp hồ sơ, tài liệu riêng cho từng công trình (hạng mục công trình) đó.

d) Vận chuyển tài liệu đến nơi giao nộp.

2. Trong trường hợp chủ đầu tư thành lập và ủy quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử, thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ quản lý sử dụng công trình chịu trách nhiệm giao nộp hồ sơ, tài liệu dự án, công trình xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này vào Lưu trữ lịch sử.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giao nộp tài liệu dự án, công trình xây dựng thuộc diện nộp vào Lưu trữ lịch sử các dự án, công trình do mình làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình thực hiện việc giao nộp hồ sơ, tài liệu dự án, công trình theo quy định tại Thông tư này; hàng năm rà soát, lập Danh mục các dự án, công trình thuộc diện nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và báo cáo về Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng chậm nhất là ngày 31 tháng 12, theo mẫu tại Phụ lục II.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nộp lưu tài liệu dự án, công trình xây dựng vào Lưu trữ lịch sử.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nội vụ
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Uỷ ban Dân tộc
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Trần Anh Tuấn

Sơn Phước Hoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.