• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/04/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 16/05/2005
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 07/2000/CT-BTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Yên, ngày 12 tháng 4 năm 2000

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Về công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000

Do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực, trong năm 1999, ở nước ta hạn hán đã diễn ra trên diện rộng, kéo dài; mưa lũ với cường độ mạnh và không theo quy luật; nước biển dâng cao. Tháng 11, 12/1999 ở các tỉnh miền Trung liên tiếp xẩy ra 2 trận lũ lớn, vượt cả mức lũ lịch sử gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy nhiên, do làm tốt công tác phòng chống, ứng cứu và khắc phục hậu quả nên đã hạn chế được mức độ thiệt hại và nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.

Để chủ động phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 06/2000/CT-TTg ngày 28/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thương mại yêu cầu các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại), các đơn vị trực thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là đơn vị) thực hiện tốt những việc sau đây:

1. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão tại các Sở Thương mại và các đơn vị trực thuộc Bộ theo hướng gọn, mạnh; những địa phương thường xẩy ra lụt, bão thì Giám đốc Sở Thương mại, Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng Ban.

2. Tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng chống lụt, bão năm 1999; xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lut, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000 thật cụ thể, sát với thực tế và đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, từng ngành hàng, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

3. Đảm bảo tuyệt đối an toàn vật tư, hàng hoá; Riêng ngành xăng dầu cần đặc biệt chú ý khâu kiểm tra, gia cố kho, bể chứa, đường ống, cầu cảng và phương tiện vận chuyển...

4. Tại các địa phương có huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lụt, vùng phân lũ, chậm lũ, Sở Thương mại phải có kế hoạch đảm bảo dự phòng các mặt hàng thiết yếu, chủ động thực hiện cung ứng hàng cho vùng sâu, vùng xa trước mùa mưa, bão.

5. Khi thiên tai xẩy ra, các Sở Thương mại, các đơn vị phải có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời chi viện vật tư, hàng hoá nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả, giữ ổn định tình hình thị trường, giá cả.

6. Giao Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam dự trữ xăng dầu, Công ty Xây lắp và Vật liệu Xây dựng III dự trữ giấy dầu với số lượng như sau:

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (dự trữ trong khâu lưu thông):

Xăng 10.000 tấn

Diesel 10.000 tấn

Dầu hoả 3.000 tấn

Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng III: 3000 cuộn giấy dầu (trong quỹ phòng chống lụt bão của Bộ).

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam bố trí số lượng, mặt hàng xăng dầu đến tại các điểm cụ thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi thiên tai xẩy ra cũng như khi khắc phục hậu quả và có báo cáo phân bổ xăng dầu dự trữ phòng chống lụt, bão gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch Thống kê) trước ngày 30/4/2000.

7. Các Sở Thương mại, các đơn vị gửi ngay kế hoạch, phương án phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000 về Bộ (Vụ Kế hoạch Thống kê). Bộ sẽ cử đoàn đến kiểm tra tại một số Sở Thương mại và đơn vị trọng điểm.

Điện thoại thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão của Bộ Thương mại:

Trong giờ hành chính: 8262538

Ngoài giờ hành chính: 8264693 - 8262538

Yêu cầu Giám đốc các Sở Thương mại, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Như Đính

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.