THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ công tác phí cho cán bộ,
công chức nhà nước thuộc Ngành Tư pháp đi công tác trong nước
_____________________
Thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 1998 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác trong nước.
Để phù hợp với đặc điểm của ngành, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp được Bộ cấp kinh phí như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Cán bộ, công chức đi công tác phải sử dụng tiền công tác phí để thanh toán những chi phí cần thiết theo mức thông thường về ăn, ở, đi lại trong những ngày công tác. Cơ quan đơn vị cử cán bộ, công chức đi công tác và cơ quan đơn vị có cán bộ, công chức đến công tác không được sử dụng kinh phí của Ngân sách Nhà nước để chi thêm bất cứ khoản chi nào dưới mọi hình thức cho cán bộ, công chức đi và đến công tác tại đơn vị.
Cán bộ, công chức trước khi đi công tác được tạm ứng tiền công tác phí.
2. Thủ trưởng cơ quan đơn vị phải xem xét kỹ việc cử cán bộ, công chức đi công tác, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. Nghiêm cấm lợi dụng đi công tác để làm việc riêng. Kế toán cơ quan đơn vị có quyền từ chối thanh toán tiền công tác phí khi không có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÍ:
Công tác phí bao gồm những nội dung sau đây:
Tiền mua vé tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác;
Phụ cấp công tác phí;
Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác;
Tiền khoán công tác phí hàng tháng do yêu cầu phải đi công tác thường xuyên nhưng không đủ điều kiện thanh toán theo ngày.
Các khoản chi công tác phí nói trên được thanh toán theo quy định cụ thể như sau:
1. Thanh toán tiền tàu xe:
a) Cán bộ, công chức đi công tác có vé tàu xe hợp pháp theo giá cước thông thường do Nhà nước quy định thì được thanh toán tiền tàu xe bao gồm:
Tiền mua vé tàu, xe theo giá cước thông thường Nhà nước quy định tại địa phương;
Tiền mua vé qua phà, đò ngang;
Lệ phí qua cầu và đường;
Lệ phí sân bay;
Tiền gửi xe đạp, xe máy;
Cước hành lý phục vụ cho chuyến đi công tác mà cán bộ, công chức trực tiếp chi trả.
b) Trường hợp cán bộ, công chức tự túc phương tiện đi công tác thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước vận tải ô tô hành khách Nhà nước tại địa phương cho số km thực đi. Nếu tự túc phương tiện đi công tác ở vùng núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sâu thì được thanh toán gấp 2 lần giá cước vận tải ô tô hành khách Nhà nước tại địa phương cho số km thực đi. Những nơi không có giá cước ô tô hành khách thì đề nghị thủ trưởng cơ quan đơn vị liên hệ với Phòng Giao thông vận tải hoặc Phòng Tài chính vật giá cùng cấp để biết giá cước quy định cụ thể.
c) Trường hợp đi máy bay, cán bộ, công chức được thanh toán tiền đi máy bay theo giá vé thông thường bao gồm:
Đối với cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ:
Cán bộ Lãnh đạo từ cấp Vụ hoặc tương đương trở lên, cán bộ là chuyên viên chính và các chức danh khác có mức lương từ hệ số 4,75 trở lên.
Trường hợp cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ cần cử cán bộ đi giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì Bộ trưởng xem xét quyết định để được thanh toán.
Đối với địa phương:
Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cán bộ, công chức khác (kể cả Trưởng, Phó Phòng Thi hành án) có mức lương từ hệ số 4,47 trở lên.
2. Phụ cấp công tác phí:
a) Để phù hợp với mức thanh toán tiền phụ cấp công tác phí như cán bộ, công chức của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn từng tỉnh, Bộ cho phép các đơn vị thuộc địa bàn tỉnh nào thì áp dụng chế độ thanh toán tiền phụ cấp công tác phí theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đó. Bộ yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh gửi văn bản quy định chế độ công tác phí của tỉnh mình về Bộ Tư pháp (Vụ KHTC) để có cơ sở kiểm tra chi tiêu thanh quyết toán hàng năm. Các Toà án nhân dân và các Đội thi hành án cấp huyện liên hệ với Phòng Tài chính - vật giá cùng cấp để có văn bản quy định chế độ phụ cấp công tác phí của địa phương.
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ (Trường Đại học Luật, Văn phòng Bộ...) thực hiện chế độ thanh toán tiền phụ cấp công tác phí theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính.
3. Thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác.
a) Cán bộ, công chức được thanh toán tiền thuê phòng ngủ tại nơi đến công tác theo hoá đơn thu tiền thực tế nhưng tối đa không quá các mức sau đây:
90.000đ/ngày đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
60.000đ/ngày đối với các tỉnh khác.
40.000đ/ngày đối với các huyện trực thuộc tỉnh.
b) Trường hợp đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng ngủ thì mức thanh toán tiền ngủ tối đa không quá các mức sau đây:
150.000đ/ngày/người đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
90.000đ/ngày/người đối với các tỉnh khác.
60.000đ/ngày/người đối với các huyện trực thuộc tỉnh.
c) Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác phải ngủ lại tại các vùng không có nhà khách, nhà nghỉ, không có hoá đơn tiền ngủ thì được thanh toán tiền ngủ theo mức khoán 30.000đ/ngày/người. Mức khoán này không áp dụng cho cán bộ, công chức đi công tác ở những nơi có nhà khách, nhà nghỉ.
4. Tiền khoán công tác phí hàng tháng:
Cán bộ, công chức Thi hành án, Toà án nhân dân thường xuyên đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng được hưởng tiền công tác phí khoán tháng theo quy định dưới đây:
TT
|
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC KHOÁN CÔNG TÁC PHÍ
|
MỨC KHOÁN MỘT THÁNG/NGƯỜI (Đ)
|
|
|
Tối thiểu
|
Tối đa
|
1
|
- Đi xuống xã, thôn trên 15
|
80.000
|
100.000
|
|
ngày/tháng.
|
|
|
2
|
- Đi trong thành phố, thị xã trên
|
50.000
|
80.000
|
|
15 ngày/tháng.
|
|
|
MỨC KHOÁN MỘT THÁNG/NGƯỜI (Đ)
Ngoài mức khoán nói trên, khi đi công tác ngoài tỉnh, cán bộ, công chức còn được thanh toán tiền công tác phí theo giấy đi đường cho từng chuyến đi.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao của từng người, thủ trưởng cơ quan đơn vị phải đưa ra tập thể cán bộ, công chức, thông qua từng trường hợp được hưởng khoán công tác phí tháng, sau đó lên danh sách những người được hưởng công tác phí khoán tháng theo các mức nói trên và thủ trưởng cơ quan đơn vị duyệt. Sau mỗi quý, danh sách nói trên phải được lập lại dựa trên thực tế công việc của từng cán bộ công chức, tránh tình trạng tràn lan biến thành một khoản phụ cấp mới.
Thủ trưởng cơ quan đơn vị có trách nhiệm kiểm tra theo dõi lịch trình đi công tác của cán bộ trong tháng để làm căn cứ duyệt mức khoán và thanh toán tiền công tác phí khoán cho quý sau. Nếu trong tháng cán bộ, công chức không đi công tác hoặc số ngày đi thấp hơn quy định trên đây thì không được thanh toán tiền công tác phí khoán tháng.
5. Những trường hợp không được thanh toán công tác phí:
Những trường hợp dưới đây không được thanh toán công tác phí nhưng được hưởng các chế độ thuộc các lĩnh vực theo quy định hiện hành:
Thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh xá, nhà nghỉ điều dưỡng, dưỡng sức;
Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
Những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác, trừ những ngày đi và những ngày về cơ quan được thanh toán tiền công tác phí.
III. QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TÁC PHÍ:
1. Hàng năm Bộ sẽ giao dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc trong đó có tiền công tác phí, theo đặc điểm từng vùng.
Trường hợp trong năm không sử dụng hết tiền công tác phí được cấp, Bộ cho phép bổ sung vào các mục chi khác, đơn vị có văn bản đề nghị Bộ và Kho bạc Nhà nước cho chuyển mục để chi.
2. Chứng từ thanh toán công tác phí:
a) Cán bộ, công chức đi công tác bằng ô tô cơ quan, tiền xăng dầu đã sử dụng trong chuyến đi được thanh toán theo nguyên tắc:
Lệnh điều xe: Mẫu số C09 - H, ban hành theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐQT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính;
Hoá đơn mua xăng tương đương với số km đã hoạt động, tuyệt đối không được thanh toán theo giấy viết tay;
Số km đã đi mà lái xe thanh toán phải dựa trên cơ sở cung độ quãng đường của Cục Đường bộ Việt Nam ban hành, phần km phát sinh trong quá trình làm việc tại địa phương phải được trưởng đoàn công tác xác nhận;
Tiền gửi xe ô tô (nếu có).
b) Thanh toán công tác phí:
Mọi trường hợp thanh toán tiền công tác phí phải được ghi chép đầy đủ trên giấy đi đường (Mẫu số 007- H, ban hành theo Quyết định 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính) hạn chế đến mức tối đa thanh toán bằng giấy viết tay;
Khi thanh toán tiền công tác phí phải bảo đảm chứng từ hợp lệ, ghi chép chính xác, trung thực, rõ ràng ngày tháng đi và đến, phải có xác nhận của cơ quan đi và của cơ quan đến. Thủ trưởng cơ quan phải duyệt giấy xin thanh toán công tác phí của cán bộ, công chức trong đơn vị.
c) Trường hợp có những đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan thì cơ quan đơn vị chủ trì đoàn công tác chi cho những công việc chung của đoàn như: tiền văn phòng phẩm, tiền thuê ô tô, phương tiện...) cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ của mình (bao gồm tiền tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê phòng ngủ).
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ (Vụ KHTC) để xem xét giải quyết./.