Sign In

BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Số: 18/2023/TT-BCT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2023

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý     của Bộ Công Thương

 

 
 

 

 

 

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 4/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BCT)

1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như như sau:

“2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) bao gồm:

- Đối tượng kiểm định nhóm B1 (nhóm B1) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar.

- Đối tượng kiểm định nhóm B2 (nhóm B2) là bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng”.

2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Kiểm định viên

Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.

3. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch

1. Sát hạch sau huấn luyện, áp dụng đối với: Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên lần đầu, kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ, kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn.

2. Sát hạch sau bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ”.

4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 11. Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

1. Nội dung huấn luyện

a) Lý thuyết chung

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định.

- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định.

- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định.

- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.

- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.

b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C 

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.

- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.

- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.

- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.

- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm,  sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.

- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng,  các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.

- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.

- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.

- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.

- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.

- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.

- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).

- Hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng chống cháy nổ; Các thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố rò rỉ khí cháy nổ (đối với nhóm C).

c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm D

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng đối với chai LPG.

- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.

- Đặc tính của LPG.

- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sử dụng chai LPG.

- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng,  các sự cố thường gặp đối với chai LPG.

- Tính toán bền chai LPG.

- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn; Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.

- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với chai LPG.

- Các dạng hư hỏng và tiêu chuẩn loại bỏ khi kiểm định chai LPG.

- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.

- Huấn luyện thực hành thực hiện quy trình kiểm định chai LPG.

d) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị E, G:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.

- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.

- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.

- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.

- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm,  sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.

- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng,  các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.

- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.

- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.

- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.

- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.

- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.

- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).

đcxvbnmuaâ

ccc) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H, I

Như quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và:

- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm.

- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, đại tu và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí và bụi nổ.

2. Nội dung bồi dưỡng

a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Cập nhật kiến thức chuyên ngành.

c) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị.

d) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện và không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng”.

5. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:.

1. Đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung chính sau:

-  Thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng học viên dự kiến.

- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng.

- Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (có chuyên ngành, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động kiểm định phù hợp)

- Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.

b) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.

c) Xây dựng tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với quy định tại  Điều 11 của Thông tư này".

6.  Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 13. Tổ chức sát hạch

1. Hội đồng sát hạch thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp quyết định thành lập.

2. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Hội đồng sát hạch có ít nhất 05 thành viên, trong đó có đại diện của đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và có trách nhiệm như sau:

a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với đối tượng tham dự khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

c) Tổ chức sát hạch lý thuyết và thực hành.

d) Thành lập Tổ chấm sát hạch, chấm điểm đánh giá kết quả sát hạch.

đ) Tổng hợp kết quả sát hạch.

3. Nội dung sát hạch

Nội dung sát hạch phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

4. Hình thức sát hạch

a) Đối với hình thức sát hạch cấp chứng chỉ kiểm định viên:

- Sát hạch lý thuyết theo hình thức viết và vấn đáp.

- Sát hạch thực hành được thực hiện trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng.

b) Đối với hình thức sát hạch sau bồi dưỡng: sát hạch lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm.

5. Đánh giá kết quả sát hạch:

a) Đối với hình thức sát hạch cấp chứng chỉ kiểm định viên: Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên và điểm thực hành đạt từ 75 điểm trở lên (theo thang điểm 100).

b) Đối với hình thức sát hạch sau bồi dưỡng: Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên.

c) Học viên được sát hạch lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Thời gian và địa điểm do Hội đồng sát hạch quyết định.

6. Cá nhân có kết quả sát hạch đạt yêu cầu được xem xét cấp Chứng chỉ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

Điều 14. Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương

1. Nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định gồm:

a) Tên, địa chỉ, mã số của Tổ chức kiểm định.

b) Danh mục đối tượng kiểm định.

c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

d) Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức kiểm định (nếu có).

2. Nội dung đăng tải thông tin theo đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định.

b) Đối tượng kiểm định được huấn luyện, bồi dưỡng".

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 nội dung sau:

"1. Tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của pháp luật và Thông tư này.

Trường hợp thực hiện kiểm định trên cơ sở rủi ro, phải tuân thủ các quy định đối với công tác kiểm định trên cơ sở rủi ro tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT, Thông tư số 37/2018/TT-BCT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về quản lý an toàn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của BCông Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 37/2018/TT-BCT) và Thông tư số 12/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2020/TT-BCT)

1. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” thành “Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm” tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2020/TT-BCT.

2. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ và thẩm thấu” tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 37/2018/TT-BCT và cụm từ “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu” tại điểm d, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT thành “Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ”.

3. Thay thế cụm từ “Thiết bị kiểm định van an toàn” thành “Thiết bị kiểm tra van an toàn” tại điểm a, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.

4. Bãi bỏ cụm từ Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn” tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.

5. Bãi bỏ khoản 6 Điều 15 Thông tư số 09/2017/TT-BCT.

6. Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 12/2020/TT-BCT.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2023.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Ủy ban Xã hội;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Lãnh đạo Bộ Công Thương;

- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;

- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;

- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;

- Công báo;

- Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Diên

 

 

Bộ công thương

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Hồng Diên