QUYẾT ĐỊNH
Quyết định ban hành Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay và
đăng ký thế chấp tàu bay dân dựng
_______________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Hàng không dân đụng Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.Thủ tướng chính phú
Phó Thủ tướng
Trần Đức Lương
(Đã Ký)
QUY CHẾ
Đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và
đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của
Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1:
ĐĂNG KÝ TÀU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
Mục A: ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
Điều 1.
1. Tàu bay thuộc sở hữu của các tổ chức và cá nhân sau đây được đăng ký tại Việt Nam:
a) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp vận chuyển hàng không của Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Các pháp nhân Việt Nam có các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Tàu bay của các cơ quan Nhà nước Việt Nam, trừ tàu bay của Quân đội, Hải quan, An ninh và Cảnh sát;
đ) Tàu bay của các tổ chức xã hội được thành lập theo Phát luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động tại Việt Nam, có trên 2/3 hội viên là công dân Việt Nam và những người tham gia lãnh đạo, quản lý tổ chức xã hội đó là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
2. Tàu bay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước được đăng ký tại Việt Nam, nếu ít nhất 70% phần lợi hoặc cổ phiếu bầu trong công ty thuộc công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc thuộc Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch và ít nhất 2/3 thành viên hội đồng quản trị của Công ty là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
3. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, công dân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể được đăng ký tại Việt Nam, nếu tàu bay đó được tổ chức hoặc công dân Việt Nam có đủ các điều kiện đăng ký tại Việt Nam theo các quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều này thuê hoặc thuê lại (dưới đây gọi chung là thuê).
4. Tàu bay của các tổ chức hoặc cá nhân không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể được đăng ký tại Việt Nam nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, quốc phòng và lợi ích của Việt Nam.
Điều 2. Tàu bay không được đăng ký tại Việt Nam trong những trường hợp:
1. Tàu bay đang có đăng ký ở nước ngoài và không được xoá đăng ký theo Luật của nước ngoài;
2. Tàu bay thuộc sở hữu hoặc được thuê bởi người không có đủ các điều kiện đăng ký quy định tại Điều 1 của Quy chế này;
3. Việc đăng ký tàu bay có thể gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, quốc phòng và lợi ích của Việt Nam.
Điều 3.
1. Sau khi được đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam quy định tại Chương IV Quy chế này, tàu bay chính thức mang quốc tịch Việt Nam và được cấp "Chứng chỉ đăng ký tàu bay".
2. Sau khi được cấp "Chúng chỉ đăng ký tàu bay", tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của Việt Nam. Tàu bay không được sơn hoặc gắn bất kỳ dấu hiệu nào có nội đung hoặc hình thức làm người khác có thể nhầm lẫn là tàu bay được đăng ký ở quốc gia mà tàu bay lại không đăng ký ở đó; hoặc sơn hoặc gắn bất kỳ dấu hiệu nào có nội dung hoặc hình thức giống tàu bay Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào.
Điều 4.
1. Tàu bay có thể được đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu bay đang được chế tạo tại Việt Nam và người sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức của Việt Nam đáp ứng đủ các các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 của Quy chế này;
b) Tàu bay đã được chế tạo xong tại Việt Nam và người sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân của Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này, có nhu cầu trưng bầy, triển lãm hoặc bán tàu bay tại nước ngoài;
c) Tàu bay đã được chế tạo xong tại nước ngoài và chuẩn bị đưa về Việt Nam cho các tổ chức hoặc cá nhân của Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 của Quy chế này trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay.
2. Nhằm mục đích bay trong vùng trời Việt Nam, tàu bay cũng có thể được đăng ký tạm thời với điều kiện là điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ Việt Nam, không bay qua bất kỳ lãnh thổ của Quốc gia nào và được phép của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng để:
a) Tiến hành thử nghiệm, kể cả việc thử nghiệm động cơ và trang thiết bị của tàu bay;
b) Xin cấp chứng chỉ đủ điều kiện bay hoặc công nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay hoặc sửa chữa, tân trang;
c) Bay biểu diễn để bán tàu bay này hoặc các tàu bay tương tự;
d) Di chuyển từ căn cứ tới nơi để tiến hành các công việc quy định tại các điểm a, b, c nói trên và ngược lại.
3. Tổ chức và cá nhân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà muốn đăng ký tàu bay tạm thời tại Việt Nam phải làm các thủ tục đăng ký tạm thời quy định tại Điều 9 Quy chế này và được cấp "Chứng chỉ đăng ký tàu bay tạm thời".
4. Việc đăng ký tạm thời tàu bay đương nhiên hết hiệu lực khi trong giấy phép cấp đăng ký tạm thời đã hết hạn.
Điều 5. Tàu lượn có thể bay mà không phải đăng ký trong trường hợp điểm xuất pháp và điểm đến nằm trong lãnh thổ Việt Nam, không bay qua bất kỳ quốc gia nào khác và không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hoặc thực hiện công tác hàng không, hoặc bay theo chương trình huấn luyện trong các câu lạc bộ hàng không.
Điều 6. Khi tàu bay được đăng ký tại Việt Nam thì việc đăng ký phải ghi vào Sổ đăng bạ và bao gồm các chi tiết sau đây:
a) Số của chứng chỉ đăng ký và ngày cấp chứng chỉ;
b) Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của tàu bay;
c) Tên của nhà chế đạo tàu bay và thiết kế của nó;
d) Số xuất xưởng của tàu bay;
đ) Tên, địa chỉ và địa vị pháp lý của người chủ sở hữu tàu bay, người đi thuê tàu bay;
e) Trong trường hợp tàu bay được đăng ký theo quy định của khoản 3 và 4 Điều 1 của Quy chế này, thì ghi rõ trường hợp cụ thể được đăng ký và lý do được đăng ký.
Điều 7.
1. Tàu bay dân đụng Việt Nam bị xoá đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Hư hỏng không có khả năng sử dụng;
b) Đã chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc cho thuê lại mà người thuê không đủ các điều kiện đăng ký theo quy định của Quy chế này;
c) Bị tuyên bố là mất tích;
d) Hết thời hạn thuê, nếu tàu bay được đăng ký dưới tên người thuê;
đ) Tổ chức, cá nhân được chấp nhận đăng ký tàu bay dưới tên của mình trở thành tổ chức không đủ các điều kiện đăng ký tàu bay quy định tại Điều 1 Quy chế này;
e) Khi Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xét thấy tàu bay đăng ký tại Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, quốc phòng hoặc lợi ích của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký tàu bay dân dụng tại Việt Nam, nếu có yêu cầu xoá đăng ký phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét từng trường hợp cụ thể.
3. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký tàu bay tại Việt Nam phải báo cáo ngay cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam các thay đổi về người đứng tên đăng ký hoặc những chi tiết mà dẫn đến việc tàu bay sẽ bị xoá đăng ký tại Việt Nam.
Mục B: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Điều 8.
1. Tổ chức, cá nhân muốn xin đăng ký tàu bay tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện đăng ký theo quy định của Quy chế này và phải nộp đơn cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này và các văn bản chứng minh.
a) Địa vị pháp lý của người đứng tên xin đăng ký;
b) Quyền sở hữu hoặc quyền khai thác tàu bay của người đứng tên xin đăng ký (có thể nhưng không hạn chế bao gồm hợp đồng đặt chế tạo tàu bay hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay hoặc hợp đồng thuê tàu bay);
c) Tàu bay xin đăng ký tại Việt Nam không được đồng thời có đăng ký tại bất kỳ Quốc gia nào khác, ít nhất phải có 1 trong 3 loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận chưa có đăng ký;
- Giấy chứng nhận xoá đăng ký;
- Giấy cam kết đã xoá đăng ký tại một quốc gia nào đó;
d) Tình trạng kỹ thuật hiện thời của tàu bay.
Ngoài các giấy tờ trên, tổ chức và cá nhân nói trên còn phải nộp lệ phí đăng ký theo quy định.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và khoản lệ phí đăng ký, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xét và tiến hành đăng ký (cấp chứng chỉ đăng ký theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này và ghi các chi tiết cần thiết vào Sổ Đăng bạ).
3. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc thiếu những giấy tờ cần thiết, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho người làm đơn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan.
Điều 9.
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đăng ký tạm thời theo quy định của Quy chế này muốn đăng ký tạm thời phải gửi tới Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đơn theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này, kèm theo các văn bản chứng minh:
a) Địa vị pháp lý của người đứng tên xin đăng ký;
b) Căn cứ pháp lý cho các việc quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Quy chế này;
c) Tình trạng kỹ thuật hiện thời của tàu bay.
Ngoài các giấy tờ trên, tổ chức, cá nhân nói trên còn phải nộp lệ phí đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và lệ phí đăng ký, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xem xét và tiến hành việc đăng ký (cấp chứng chỉ đăng ký theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này; có ghi rõ việc đăng ký là tạm thời tại phần ghi chú của chứng chỉ và ghi các chi tiết vào Sổ Đăng bạ).
3. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc thiếu những giấy tờ cần thiết, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ thông báo cho người làm đơn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan.
Điều 10. Chứng chỉ đăng ký tàu bay được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh đều có giá trị ngang nhau. Ngoài phần tiêu đề, chứng chỉ bao gồm 7 nội dung như sau:
- Quốc tịch và số hiệu đăng ký;
- Kiểu tàu bay và quốc gia sản xuất;
- Số xuất xưởng;
- Tên và địa chỉ người chủ sở hữu hoặc người thuê;
- Ngày cấp chứng chỉ đăng ký;
- Chữ ký của người cấp chứng chỉ đăng ký;
- Ghi chú.
Điều 11. Khi thay đổi chủ sở hữu hoặc người thuê tàu bay, chủ sở hữu hoặc người thuê mới nếu có đủ các điều kiện đăng ký thì phải làm đủ các thủ tục quy định tại Điều 8 Quy chế này để xin cấp chứng chỉ đăng ký mới.
Điều 12.
1. Khi tàu bay nằm trong các trường hợp bị xoá đăng ký được quy định tại Điều 7 Quy chế này, người đứng tên đăng ký tàu bay phải gửi đến Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đơn xin xoá đăng ký theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này, kèm theo văn bản chứng minh lý do xoá đăng ký là hợp lý.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Cục hàng không dân dụng Việt Nam có nhiệm vụ xem xét, thẩm tra tính xác thực lý do xin xoá đăng ký. Trường hợp xoá đăng ký là chính đáng, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cấp "Chứng chỉ xoá đăng ký" theo mẫu quy định thống nhất cho loại đăng ký chính thức và loại đăng ký tạm thời.
Chương 2:
ĐĂNG KÝ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU TÀU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
Mục A: ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
Điều 13.
1. Tổ chức, cá nhân sẽ là chủ sở hữu tàu bay quy định tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng Việt Nam có trách nhiệm đăng ký việc chuyển nhượng này vào Sổ đăng bạ theo thủ tục quy định tại Điều 15 Quy chế này.
2. Việc đăng ký chuyển nhượng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng như quy định tại Điều 18 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995.
3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng được hiểu là mọi văn bản dưới dạng hợp đồng hoặc hoá đơn hoặc bất kỳ dạng văn bản nào trong đó quy định việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với một hoặc nhiều tàu bay dân dụng Việt Nam.
Điều 14. Sau khi đăng ký vào Sổ Đăng bạ, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cấp cho người nộp đơn xin đăng ký "Chứng chỉ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng Việt Nam".
Kể từ thời điểm nhận "Chứng chỉ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng Việt Nam", người được cấp đăng ký chính thức được công nhận là chủ sở hữu của tàu bay đã được chuyển nhượng.
Mục B: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Điều 15.
1. Người nộp đơn xin đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay phải gửi cho Cục hàng không dân dụng Việt Nam các giấy tờ sau đây và nộp một khoản lệ phí theo quy định:
- Đơn theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này;
- Bản sao giấy phép cho chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu;
- Hồ sơ về tình trạng kỹ thuật hiện thời của tàu bay;
- Các giấy tờ thể hiện địa vị pháp lý của người chủ sở hữu mới;
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, các giấy tờ và lệ phí nói trên, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xem xét và tiến hành đăng ký (cấp "Chứng chỉ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng" theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này và ghi các chi tiết vào Sổ Đăng bạ). Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc thiếu những giấy tờ cần thiết, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phải thông báo cho người làm đơn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan.
Chương 3:
ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀU BAY DÂN DỤNG
MỤC A: ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP
Điều 16.
1. Tàu bay dân dụng Việt Nam khi thế chấp thì việc thế chấp này phải được đăng ký vào Sổ Đăng bạ.
2. Việc đăng ký thế chấp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả việc đăng ký hợp đồng thế chấp tàu bay dân dụng được quy định tại Điều 19 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Tàu bay thuộc phạm vi áp dụng của các quy định tại Chương này được hiểu là máy bay. Việc cầm cố tàu lượn, khí cầu hoặc những thiết bị bay khác mà không phải đăng ký theo quy định của Chương II Quy chế này được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự.
Điều 17. Việc thế chấp mà trong đó tàu bay là tài sản thế chấp thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang được tổ chức, cá nhân của Việt Nam thuê hoặc tiến hành khai thác hoặc tàu bay được đăng ký tạm thời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này cũng có thể được đăng ký tại Việt Nam.
Điều 18.
1. Việc thế chấp tàu bay quy định tại Quy chế này bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Một thoả thuận thế chấp mà trong đó có một tàu bay là tài sản thế chấp;
b) Một thoả thuận thế chấp mà trong đó có nhiều tàu bay là tài sản thế chấp;
c) Nhiều thoả thuận thế chấp mà trong đó chỉ có một tàu bay là tài sản thế chấp.
2. Trừ khi có thoả thuận đặc biệt giữa các bên, tàu bay là tài sản thế chấp quy định tại Quy chế này bao gồm thân tàu bay, các động cơ của tàu bay và các trang thiết bị được lắp đặt trên tàu bay nhằm bảo đảm cho sự vận hành của tàu bay.
Điều 19.
1. Người thế chấp tàu bay quy định tại hợp đồng thế chấp có trách nhiệm đăng ký việc thế chấp vào Sổ Đăng bạ theo các thủ tục quy định tại Quy chế này.
2. Sau khi đăng ký vào Sổ Đăng bạ, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ cấp cho người xin đăng ký thế chấp "Chứng chỉ đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng".
3. Kể từ thời điểm cấp "Chứng chỉ đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng", người thế chấp và người nhận thế chấp theo hợp đồng thế chấp sẽ được bảo hộ mọi quyền lợi hợp pháp của mình theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20.
1. Trong trường hợp giải quyết tranh chấp, khoản nợ được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu bay đã được đăng ký vào Sổ Đăng bạ được quyền ưu tiên hơn so với bất kỳ một khoản nợ nào cũng được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu bay này nhưng chưa đăng ký hoặc bất kỳ một khoản nợ nào khác của người thế chấp.
2. Trường hợp có nhiều thế chấp trên cùng một tàu bay và các thế chấp này đều đã đăng ký thì thứ tự ưu tiên sẽ căn cứ vào ngày, giờ đăng ký thế chấp trong Sổ Đăng bạ.
3. Không quy định nào trong Quy chế này được hiểu hoặc giải thích là những khoản nợ được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu bay đã đăng ký vào Sổ Đăng bạ có quyền ưu tiên hơn so với những khoản nợ ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Đăng ký thế chấp tàu bay bị huỷ bỏ theo một trong các trường hợp sau:
a) Người nhận thế chấp đồng ý huỷ bỏ việc thế chấp;
b) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc thế chấp này đã được thực hiện;
c) Có quyết định của Toà án về việc huỷ bỏ thế chấp.
Mục B: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP
Điều 22.
1. Người nhận thế chấp theo hợp đồng thế chấp tàu bay phải gửi cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam những giấy tờ sau đây và nộp một khoản lệ phí theo quy định:
- Đơn theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này;
- Bản sao giấy phép cho thế chấp tàu bay của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản sao hợp đồng thế chấp;
- Hồ sơ về tình trạng kỹ thuật hiện thời của tàu bay;
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, các giấy và lệ phí nói trên, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xem xét và tiến hành đăng ký (cấp Chứng chỉ đăng ký thế chấp theo mẫu quy định kèm theo Quy chế này và ghi chép các chi tiết vào Sổ Đăng bạ). Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc thiếu những giấy tờ cần thiết, Cục hàng không dân dụng Việt Nam sẽ thông báo cho người làm đơn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan.
3. Trường hợp có nhiều thế chấp trên cùng một tàu bay hoặc một thế chấp trên nhiều tàu bay thì các Đơn xin đăng ký thế chấp phải làm riêng rẽ đối với từng tàu bay và từng thế chấp.
Điều 23. Ngày, giờ đăng ký thế chấp trong Sổ Đăng bạ là ngày, giờ mà Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nhận được đơn, các giấy tờ và lệ phí theo quy định tại khoản 1 Điều 22. Trong trường hợp Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nhận được đơn, các giấy tờ và lệ phí nói trên vào ngày nghỉ thì thời điểm nhận được đơn, các giấy tờ và lệ phí được tính vào giờ làm việc đầu tiên của ngày làm việc tiếp theo. Nếu nhiều đơn cùng gửi đến vào ngày nghỉ thì thứ tự xác định ngày, giờ đăng ký sẽ căn cứ vào dấu bưu điện; trong trường hợp vẫn trùng nhau và không có căn cứ xác định đơn nào đến trước, thì các đơn nói trên được coi là có cùng ngày, giờ đăng ký.
Chương 4:
SỔ ĐĂNG BẠ TÀU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
Điều 24. Sổ Đăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam được mở công khai theo mẫu kèm theo Quy chế này. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng và chịu trách nhiệm lập, quản lý, duy trì Sổ Đăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam (gọi tắt là Sổ Đăng bạ).
Điều 25.
1. Các tổ chức và cá nhân liên quan có quyền xin xác minh các chi tiết của Sổ Đăng bạ hoặc sao chụp các trang trong Sổ Đăng bạ theo quy định của Quy chế này và phải nộp cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đơn xin xác minh hoặc sao chụp kèm theo lệ phí.
2. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn và lệ phí, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ gửi thông báo trả lời hoặc các bản sao theo yêu cầu ghi trong đơn tới người làm đơn.
Điều 26. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản các khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan tới bất kỳ sai sót nào trong Sổ Đăng bạ hoặc trong các chứng chỉ đăng ký.
Điều 27. Trong trường hợp xét thấy các khiếu nại có đủ chứng cứ xác thực, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tiến hành việc sửa đổi, bổ sung các chi tiết thích hợp trong Sổ Đăng bạ, thu hồi chứng chỉ đăng ký cũ và cấp chứng chỉ đăng ký mới hoặc xoá đăng ký đó.
Chương 5:
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 28.
1. Khi phát hiện các sai sót trong Sổ Đăng bạ hoặc trong các chứng chỉ đăng ký có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi giả mạo giấy tờ hoặc khai không đúng sự thật, hoặc có hành động lừa đảo trong việc thực hiện các quy định của Quy chế này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Người có trách nhiệm trong khi thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ của mình mà cố ý vi phạm chế độ đăng ký được quy định trong Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày... tháng... năm...
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ TÀU BAY
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
1. Họ và tên:.......................................................................
2. Địa chỉ thường trú/trụ sở chính:.....................................
3. Địa vị pháp lý:
Doanh nghiệp
Nhà nước
|
Cá nhân hoặc Doanh nghiệp tư nhân
|
Hợp doanh
|
Công ty
trách nhiệm hữu hạn
|
Công ty cổ phần
|
Các pháp nhân hoặc tổ chức khác
|
4. Người đứng tên đăng ký là
Chủ sở hữu Người thuê
Nếu là người thuê hoặc người thuê lại cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của chủ sở hữu, người cho thuê; hình thức và thời hạn cho thuê tàu bay:........................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
MỤC ĐÍCH ĐĂNG KÝ
Đăng ký chính thức Đăng ký tạm thời
Tàu bay xin đăng ký:
1. Tên:.........................................................
Kiểu:...........................................................
Số sê-ri:.......................................................
2. Loại:........................................................
3. Số động cơ:..................................................
4. Trọng lượng tối đa cho phép:.................................
5. Tên của Nhà sản xuất và Quốc gia sản xuất:...................
6. Năm sản xuất:................................................
7. Số xuất xưởng của Nhà sản xuất:..............................
8. Số hiệu đăng ký tại Việt Nam: - Trước đây:...................
- Hiện nay:....................
Số hiệu đăng ký hoặc số hiệu quốc tịch nếu là tàu bay trước đây đăng ký ngoài Việt Nam hoặc số hiệu Quân sự nếu có:..................
Tôi xin cam đoan các chi tiết khai trên là đúng sự thật
Chứng thực của Cục HKĐVN Người làm đơn
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM
Số hiệu đăng ký:
(Certificate number)
|
CHỨNG CHỈ ĐĂNG KÝ TÀU BAY (TẠM THỜI)
CERTIFICATE OF REGISRATION OF AIRCRAFT
(FOR THE TEMPORARY REGISTRATION)
|
1. Quốc tịch và dấu hiệu đăng ký:
Nationality and Registration Marks
|
2. Kiểu tàu bay và quốc gia sản xuất:
Type of Aircraft and Manufacture
|
3. Số xuất xưởng:
Aircraft Serial Number
|
4. Tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người thuê/Name and Address of Registered Owner or Lessor:
|
5. Tàu bay này được đăng ký vào sổ đăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam phù hợp với Công ước Quốc tế về Hàng không dân dụng ngày 07 tháng 12 năm 1944 và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
It is hereby certified that the above described aircraft has been duly entered on the Aircraft register of Vietnam in accordance with the convention on Internationnal Civil Aviation dated 07 December 1944, and with the Law on Civil Aviation of Vietnam.
|
6. Ngày... tháng... năm... 7. Ký tên/Signature
Date of issue:
|
8. Ghi chú/Note:
Tàu bay đăng ký tạm thời: - Thời hạn:
For the Temporary Registration Period
- Mục đích:
Purpose
|
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM
|
CHỨNG CHỈ ĐĂNG KÝ CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỞ HỮU TÀU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM
PHẦN GHI CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH:
Sốhiệu:...........................................................................................
Ngày đăng ký:.................................................................................
Người đăng ký:................................................................................
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(NGƯỜI SẼ LÀ CHỦ SỞ HỮU TÀU BAY THEO HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU)
Họ và tên (bằng chữ in hoa):................................................................................
Địa chỉ:................................................................................ ............................. .
Chữ ký và dấu (nếu có):
Đại diện cho (nếu có): ................................................................................
XIN ĐĂNG KÝ MỘT VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU
TÀU BAY DÂN DỤNG NHƯ SAU:
1. Tàu bay được chuyển nhượng:................................................................
Kiểu loại:............................................................................... . . . . . .
Số đăng ký: ...............................................................................
Số xuất xưởng:............................................................................
Đặc điểm của động cơ tàu bay:....................................................
Đặc điểm và nơi để các bộ phận rời đi kèm: .........................................
2. Người chủ sở hữu cũ:
Họ và tên (bằng chữ in hoa):.......................................................
Địa chỉ:.......................................................................................
Chữ ký và dấu (nếu có)
|
GHI CHÚ:
|
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM
|
CHỨNG CHỈ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP
TÀU BAY DÂN DỤNG
PHẦN GHI CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH:
Số đăng ký:.................................................................................
Ngày giờ đăng ký:......................................................................
Người đăng ký:...........................................................................
(Họ tên chữ ký và đóng dấu)
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Họ và tên (bằng chữ in hoa):................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................
Đại diện cho (nếu có):..........................................................................................
XIN ĐĂNG KÝ MỘT THẾ CHẤP TÀU BAY DÂN DỤNG NHƯ SAU:
1. Ngày thế chấp:..........................................................................................
2. Giá trị khoản nợ được thế chấp:...............................................................
(Bằng số và bằng chữ)
3. Người đem thế chấp:..................................................................................
Họ và tên (bằng chữ in hoa):...........................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
Chữ ký và dấu (nếu có):................................................................................
Đại diện cho (nếu có):..........................................................................................
4. Tàu bay được thế chấp:....................................................................................
Kiểu loại:......................................................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Số đăng ký:..................................................................................................
Số xuất xưởng:..............................................................................................
Đặc điểm của động cơ tàu bay:.....................................................................
..............................................................................................................................
Đặc điểm và nơi để các bộ phận rời đi kèm: .................................................
|
GHI CHÚ:
|