• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 29/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 12/06/2005
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 299/2000/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ngãi, ngày 4 tháng 8 năm 2000

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Điều 22 và Điều 23 Nghị định số171/1999/NĐ-CP

ngày 7 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ

 

Nhằm triển khai thực hiện thống nhất các quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể như sau:

I. Đối tượng áp dụng

Thôngtư này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động quy địnhsau đây trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa hoặcngoài phạm vi bảo vệ công trình nhưng có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đườngthuỷ nội địa và an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa:

1.Xây dựng các cầu vĩnh cửu, cầu tạm thời;

2.Xây dựng các đường dây điện, đường dây thông tin, đường ống dẫn trên không hoặcdưới lòng sông;

3.Xây dựng các cảng, bến, bến phà;

4.Xây dựng các công trình kè, công trình chỉnh trị, công trình có liên quan đếnphòng chống lụt bão;

5.Thi công các công trình nạo vét;

6.Thi công trục vớt, thanh thải vật chướng ngại.

II. Thủ tục khi lập dự án đầu tư

Đốivới các công trình phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lýđầu tư và xây dựng, thì khi tiến hành lập dự án đầu tư, người lập dự án phảigửi hồ sơ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền quy định tại phần IV của Thông tưnày. Hồ sơ gồm:

a.Văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến về dự án đầu tư. Nội dung vănbản phải nêu rõ vị trí, quy mô của công trình, tình hình thuỷ văn và các kếtcấu chính của công trình;

b.Bình đồ khu vực bố trí công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệtoạ độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia.

c.Ngoài các tài liệu trên, người lập dự án còn phải nộp thêm các tài liệu cho từngtrường hợp cụ thể như sau:

*/ Dự án công trình cầu vĩnh cửu, tạm thời:

Sốliệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng, chiều cao);

Mặtcắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông;

Đốivới cầu quay, cầu cất, cầu phao phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóngmở, khu nước dự kiến bố trí cho phương tiện thuỷ neo đậu khi chờ đợi.

*/ Dự án công trình đường ống, đường dây vượt sông trên không

Bảnvẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấpnhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện theo quy định hiệnhành).

*/ Dự án công trình ngầm:

Bảnvẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm.

*/ Dự án công trình bến phà:

Bảnvẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ sông, các công trình phụ trợvà khu nước cần thiết cho hoạt động của phà.

*/ Các công trình kè, công trình chỉnh trị, công trình liên quanđến phòng chống lụt bão

Bảnvẽ thể hiện các kích thước và hướng của công trình, phần công trình nhô từ bờra ngoài.

2.Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ về các yếu tố liên quan đến an toàn chocông trình giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn giao thông vận tải thuỷ nộiđịa, có ý kiến bằng văn bản trả lời cho người lập dự án đầu tư trong thời hạn10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phức tạp cần kéo dài thờigian nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý dovà thời gian cần kéo dài thêm.

III. Thủ tục xin phép thi công các công trình trong phạm vi bảo vệcông trình giao thông đường thuỷ nội địa.

1.Trước khi thi công các công trình hoặc tiến hành các hoạt động nêu tại phần I,chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xinphép thi công. Hồ sơ bao gồm:

a.Văn bản gửi cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa tại khu vực xin phép thi công.Nội dung văn bản nêu rõ quy mô thi công công trình; tiến độ thi công các hạngmục công trình trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông; phạm vi vùng nướcxin sử dụng và cam kết thu dọn hiện trường sau khi thi công.

b.Nếu thi công công trình trong phạm vi bảo vệ luồng chạy tầu thuyền, chủ đầu tưhoặc đơn vị thi công phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷqua khu vực hiện trường trong thời gian thi công và phải bố trí báo hiệu, cảnhgiới theo hướng dẫn của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa tại khu vực.

c.Bản sao văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình phảilập dự án đầu tư;

d.Ngoài các tài liệu trên còn phải nộp bình đồ khu vực thi công (đối với các côngtrình vượt sông); bình đồ khu vực nạo vét, khối lượng được phép nạo vét, vị tríđổ đất cát và các thủ tục khác theo quy định hiện hành (đối với các công trìnhnạo vét).

2.Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, nếu đủ các điều kiện theo quy định thì cóvăn bản cho phép thi công công trình gửi chủ đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp thicông trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệtkhẩn cấp như trục vớt phương tiện chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại tức thờigây ách tắc giao thông thì chủ phương tiện, chủ vật chướng ngại cùng cơ quanquản lý đường thuỷ nội địa khu vực thống nhất phương án đảm bảo an toàn giaothông qua khu vực thi công và phải chịu trách nhiệm về các sự cố mất an toànkhi thi công.

3.Sau khi kết thúc việc thi công, các chủ công trình nêu tại phần 1 phải bàn giaohồ sơ cho cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa khu vực gồm:

a.Biên bản kiểm tra, rà quét luồng khu vực vùng nước thuộc phạm vi thi công có sựchứng kiến của đại diện cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa khu vực;

b.Hồ sơ hoàn công khu vực thi công;

c.Bản vẽ tổng thể công trình.

4.Trong thời gian chưa tiến hành bàn giao, chủ công trình, chủ vật chướng ngạiphải chịu trách nhiệm về các hậu quả gây mất an toàn cho phương tiện thuỷ quakhu vực hiện trường thi công.

IV. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

1. Thẩm quyền cho ý kiến giai đoạn lập dự án đầu tư

a.Bộ Giao thông vận tải xem xét có ý kiến bằng văn bản đối với các công trìnhthuộc dự án nhóm A;

b.Cục Đường sông Việt Nam xem xét có ý kiến bằng văn bản đối với các công trìnhthuộc dự án nhóm B, C trên đường thuỷ nội địa Trung ương;

c.Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xem xét có ý kiến bằng văn bảnđối với các công trình thuộc dự án nhóm B, C trên đường thuỷ nội địa địa phương.

(Cáccông trình được phân loại dự án nhóm A, B, C theo quy định hiện hành về quản lýđầu tư và xây dựng).

2. Thẩm quyền cấp phép thi công

CụcĐường sông Việt Nam xem xét, giải quyết đối với các trường hợp thi công trên đườngthuỷ nội địa Trung ương;

SởGiao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xem xét, giải quyết đối với các trườnghợp thi công trên đường thuỷ nội địa địa phương.

V. Tổ chức thực hiện

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế thông tư số 318 TT/PCngày 6 tháng 9 năm 1996 và Quyết định số 2047 QĐ/PC ngày 6 tháng 8 năm 1996 củaBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Vụtrưởng Vụ Pháp chế vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các SởGiao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và mọi tổ chức, cá nhân có liênquan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.

Trongquá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân liên quan phảnánh về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Quang Tuyến

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.