• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/01/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2019
UBND TỈNH SƠN LA
Số: 03/2017/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn La, ngày 3 tháng 1 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định ban hành theo

 Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La

__________________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số    708/TTr-STNMT ngày 20 tháng 10 năm 2016.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định ban hành theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Các nội dung về bồi thường hỗ trợ và tái định cư không quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

2. Sửa đổi Khoản 7 Điều 3 như sau:

“7. UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc địa bàn mình quản lý. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, gắn với sự giám sát của người dân trong quá trình thực hiện”.

3. Sửa đổi Điều 6 như sau:

“Điều 6. Quy định về bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất (cụ thể Khoản 1 Điều 91 Luật Đất đai).

1. Bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt:

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân:

- Di chuyển trong phạm vi dưới 20 km: 5.000.000 đồng/hộ;

- Di chuyển trong phạm vi từ  20 km đến dưới 50km: 7.000.000 đồng/hộ;

- Di chuyển trong phạm vi từ 50 km trở lên: 10.000.000 đồng/hộ.

b) Đối với tổ chức.

Tổ chức bị thu hồi đất lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt gửi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chuyển dự toán đến Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, căn cứ kết quả thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt.”

2. Bồi thường thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất:

Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất nếu có thiệt hại thì chủ sử dụng đất cùng tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập biên bản xác định cụ thể mức độ thiệt hại. Trên cơ sở biên bản xác định mức độ thiệt hại tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình UBND huyện phê duyệt.”

4. Sửa đổi Điều 15 như sau:

“Điều 15. Quy định về bồi thường đối với vật nuôi là thuỷ sản tại thời điểm thu hồi đất chưa đến kỳ thu hoạch (cụ thể Điểm b Khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai).

1. Tại thời điểm thu hồi đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thể vận chuyển thủy sản đến địa điểm mới để tiếp tục nuôi trồng, thì được bồi thường 100% sản lượng thủy sản đánh bắt thực tế theo đơn giá trên thị trường tại thời điểm bồi thường.

Về xác định sản lượng thủy sản để tính bồi thường: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với chủ sử dụng đất và chính quyền địa phương xác định sản lượng thực tế để tính bồi thường. Sản lượng thủy sản thực tế để tính bồi thường không vượt quá sản lượng nuôi trồng thủy sản theo định mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trường hợp di chuyển đến địa điểm mới để tiếp tục nuôi trồng thì được hỗ trợ 100% cước vận chuyển và giá trị thiệt hại do vận chuyển gây ra. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với chủ sử dụng đất và chính quyền địa phương xác định cước vận chuyển và giá trị thiệt hại thực tế để tính hỗ trợ.”

5. Sửa đổi Điểm d Khoản 1 Điều 17 như sau:

“d) Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ (%) diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi

 

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi

 

1/01/clip_image001.gif" width="221" />=

                              


                         

X 100

 

Tổng diện tích đất nông nghiệp  hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng

 

 

 

- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi xác định theo diện tích thực tế đo đạc;

- Tổng diện tích đất nông nghiệp chủ hộ đang sử dụng bằng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cộng với diện tích đất nông nghiệp còn lại.

Diện tích đất nông nghiệp còn lại gồm: Diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sâu đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ) và diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)

Diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho hộ gia đình, cá nhân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về diện tích đã kê khai. Trưởng bản (tổ, tiểu khu) và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.

6. Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 17 như sau:

“e) Hỗ trợ ổn định đời sống nêu tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điều này như sau:

Hỗ trợ bằng tiền tương đương với 30kg gạo/người/tháng cho toàn bộ số nhân khẩu nông nghiệp có tên trong sổ hộ khẩu. Giá gạo tính hỗ trợ là giá gạo tẻ trung bình ở địa phương tại thời điểm hỗ trợ. Đối với hộ chưa có sổ hộ khẩu thì căn cứ vào sổ theo dõi hộ khẩu của xã.”

7. Sửa đổi Khoản 2 Điều 17 như sau:

  “2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở nhiều dự án khác nhau trong cùng thời điểm mà có dự án tổng diện tích đất bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp đang sử dụng của hộ gia đình, cá nhân trở lên (không cộng dồn diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi của các quyết định thu hồi) thì được hỗ trợ ổn định đời sống như trường hợp tại Khoản 1 Điều 17 Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND và được tính hỗ trợ vào dự án có diện tích thu hồi lớn nhất của hộ gia đình, cá nhân.”

8. Sửa đổi Điều 18 như sau:

“Điều 18. Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (cụ thể Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ)

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì được hỗ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiến việc làm theo quy định sau:

1. Hỗ trợ bằng tiền cho toàn bộ diện tích nông nghiệp bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai (đối với trường hợp thu hồi đất được giao) và không vượt quá hạn mức nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đối với trường hợp thu hồi đất nhận chuyển nhượng).

2. Mức hỗ trợ đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi như sau:

a) Mức hỗ trợ bằng 02 lần giá đất nông nghiệp cùng loại (trong bảng giá đất của UBND tỉnh) bị thu hồi;

b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có khó khăn về đời sống thì Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

9. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất, Điều 19 như sau:

- Hỗ trợ ổn định đời sống một lần do ngừng sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 17 bản quy định tại Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh.

10. Sửa đổi Điều 22 như sau:

“Điều 22. Quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn (cụ thể Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ).

Trường hợp thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ bằng tiền; mức hỗ trợ tính bằng mức bồi thường của từng loại đất bị thu hồi, theo giá đất quy định của UBND tỉnh tại thời điểm thu hồi đất. Tiền hỗ trợ được chuyển vào ngân sách Nhà nước và được hạch toán vào ngân sách hàng năm của UBND cấp xã, tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và mục đích công ích của cấp xã nơi có đất bị thu hồi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.”

11. Sửa đổi Điều 25 như sau:

“Điều 25. Quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Dự án thu hồi đất trong phạm vi một (01) đơn vị hành chính cấp huyện: UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Dự án thu hồi đất có liên quan từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên

a) Trường hợp có sự thống nhất về chính sách: UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định trong phạm vi đơn vị hành chính của mình.

b) Trường hợp chưa có sự thống nhất về chính sách: UBND cấp huyện tổng hợp những nội dung chưa thống nhất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét cho ý kiến, sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong phạm vi đơn vị hành chính của mình.”

12. Sửa đổi Khoản 1 Điều 26

“1. Đối với các dự án đã thực hiện công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với người bị thu hồi đất và các dự án đang bồi thường dở dang thì không áp dụng Quy định này.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không chấp hành quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà lỗi thuộc về người bị thu hồi đất thì không được điều chỉnh theo quy định này.”

13. Bổ sung Khoản 4 Điều 1 như sau:

Đối với dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La áp dụng theo khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định, không áp dụng theo Quyết định này.

14. Bổ sung Điểm d vào Khoản 4 Điều 23 như sau:

“d) Hỗ trợ làm lán trại tạm (đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, được bố trí tái định cư hoặc giao đất ở tại khu, điểm tái định cư). Mức hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh. Các hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ làm lán trại tạm không được hỗ trợ tiền thuê nhà.”

Điều 2. Bãi bỏ các khoản sau:

Bãi bỏ Khoản 3, Điều 25 Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày kể từ ngày ký.

Các nội dung còn lại không sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La.

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Cầm Ngọc Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.