• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/08/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 14/08/2008
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 169/2005/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn La, ngày 7 tháng 7 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí

 hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2005 – 2007

___________________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 02 năm 1998;

Căn cứ Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại công văn số 330/UBTVQH11 ngày 15 tháng 4 năm 2005 về chủ trương tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với ngành Kho bạc Nhà nước trong thời gian 3 năm từ 2005 - 2007;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính trong 3 năm từ năm 2005 đến hÕt năm 2007.

Điều 2. Việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện tốt chức năng quản lý quü ngân sách nhà nước, các quü tài chính và các quü khác của Nhà nước; hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và quản lý tài sản quốc gia quý hiếm; nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và phục vụ các hoạt động dịch vụ thông qua giao dịch, thanh toán với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

3. Tạo quyền chủ động trong sử dụng nguồn kinh phí được giao khoán, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung hiện đại hóa công nghệ thông tin và trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hoá công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường đào tạo và bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức.

4. Thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước.

Điều 3. Về giao khoán biên chế:

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao khoán số biên chế cho Kho bạc Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định và trên cơ sở chủ động tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý và sử dụng lao động theo đúng chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước. Số biên chế giao khoán cho Kho bạc Nhà nước được xác định trong phạm vi tổng số biên chế quản lý nhà nước được giao cho Bộ Tài chính, không bao gồm số biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

2. Trường hợp do thành lập thêm hoặc sáp nhập các Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Ngoài số biên chế được giao khoán, Kho bạc Nhà nước được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguồn kinh phí khoán và nội dung khoán kinh phí hoạt động:

1. Nguồn kinh phí thực hiện khoán đối với Kho bạc Nhà nước bao gồm:

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp là 210 tỷ đồng/năm.

b) Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí giao khoán được sử dụng cho các nội dung sau:

a) Chi thường xuyên, gồm: chi cho con người; chi quản lý hành chính; chi hoạt động nghiệp vụ; chi đoàn ra đoàn vào; chi triển khai và phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Trên cơ sở biên chế khoán, mức kinh phí khoán, Kho bạc Nhà nước được chi mức tiền lương bình quân toàn hệ thống Kho bạc Nhà nứoíc là 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định. Kho bạc Nhà nước được chủ động phân phối tiền lương theo kết quả, chất lượng hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức, bảo đảm công bằng, hợp lý, gắn tiền lương với hiệu quả công việc.

b) Chi hiện đại hóa ngành, tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

c) Chi duy trì và phát triển, hiện đại hóa công nghệ thông tin.

d) Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo ch­ương trình, kế hoạch của hệ thống Kho bạc Nhà n­ước.

Kho bạc Nhà nước chủ động xây dựng định mức, chế độ chi tiêu cho phù hợp với hoạt động đặc thù trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi mức kinh phí được giao khoán quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Ngoài mức kinh phí khoán được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này, hàng năm Kho bạc Nhà nước còn được sử dụng các nguồn kinh phí sau:

1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nội dung công việc:

a) Chi xây dựng cơ bản tập trung.

b) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ.

c) Chi các chương trình mục tiêu quốc gia; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các chương trình, dự án khác theo kế họach của Chính phủ.

d) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có).

e) Chi phục vụ phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu Kho bạc Nhà nước.

2. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Kho bạc Nhà nước được chủ động sử dụng nguồn kinh phí khoán phù hợp với nhu cầu thực tế và trong phạm vi số kinh phí được giao khoán. Kinh phí khoán cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Số kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi so với số kinh phí được giao khoán quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này, Kho bạc Nhà nước được sử dụng cho các mục đích sau:

1. Trích quỹ phát triển các hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước để chi bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và các nhiệm vụ khác có liên quan của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

2. Trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

3. Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động; bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước, nhằm tạo động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nhưng phải bảo đảm yêu cầu về tương quan thu nhập thực tế trong hệ thống công chức nhà nước; chi hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước.

4. Chi khen thưởng, phúc lợi. Mức chi khen thưởng, phúc lợi hàng năm không quá 3 tháng lương thực hiện.

Điều 7. Trong thời gian thực hiện khoán kinh phí hoạt động, khi Nhà nước thay đổi chính sách, chế độ, Kho bạc Nhà nước tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới. Trường hợp do các yếu tố khách quan dẫn đến nguồn kinh phí giao khoán cho Kho bạc Nhà nước không đủ để bảo đảm mức chi tối thiểu duy trì hoạt động của bộ máy thì Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 8. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

1. Hướng dẫn thi hành Quyết định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:

a) Định kỳ tổ chức kiểm tra, sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước.

b) Trong quý III năm 2007, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quyết định này, trên cơ sở đó, trình Thủ tướng Chính phủ phương án khoán biên chế và kinh phí hoạt động áp dụng cho giai đoạn tiếp theo.

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng cho các năm ngân sách từ 2005 đến 2007.

Bãi bỏ Quyết định số 127/2002/QĐ-TTg ngày 30 th¸ng 9 n¨m 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2002 - 2004.

Điều 10.Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.