NGHỊ QUYẾT
Về Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục
và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020
______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004 - 2009 của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 500/TTg ngày 8/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020;
Can cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duỵệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010”;
Sau khi xem Tờ trình số 782/TTr-UBND ngàỵ 13 thang 7 năm 2009 của ủy ban nhân dân tinh Tây Ninh về Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 — 2020, Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2020” với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
- Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài. Đến năm 2020, Tây Ninh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo có chất lượng cao trong khu vực.
- Đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học, nhằm đáp ứng tối đa nhu câu học tập của
nhân dân và ỳểu cầu về trình độ nhằn lực của các ngành kinh tế - xã hội, phù hợp với khả nâng và điều kiện của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng tỉnh Tây Ninh trở thành một xã hội học tập.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phổ cập giáo dục và giáo dục cho mọi người: phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi, củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở, nâng dần tỷ lệ học sinh trung học phô thông đi học đúng độ tuổi. Mở rộng và củng cố các Trung tâm Văn hóa Thê thao - Học tập cộng đông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, tạo cơ hội học tập cho mọi người, nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững của tỉnh.
- Phát triển qui mô và sắp xếp cơ cấu hệ thống giáo dục hợp lí: Nâng cao số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, mở rộng quy mô các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập, khuyến khích thành lập các cơ sở dân lập hoặc tư thục theo quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh.
- Chất lượng nhà trường được nâng cao: Từng bước đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình cơ cấu và đạt trình độ chuẩn về chuyên môn - nghiệp vụ, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Chú trọng dạy công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kĩ năng sông đê từng bước nâng cao chất lượng giáọ dục và khả năng hội nhập với thê giới của thế hệ trẻ.
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triên kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
- Ổn định cơ bản các trường công lập hiện có ở các cấp học, tiếp tục phát triên hệ thông trường học ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị mới theo yêu cầu phát triển; từng bước chuyển các trường mầm non, mẫu giáo, trung học phổ thông có nguồn gốc từ trường bán công thành trường tư thục, trước măt ở thị xã, thị trấn và những nơi có điều kiện. Nghiên cứu sáp nhập để thành lập các trường tiểu học, trung học cơ sở theo cụm ấp, cụm xã ở những nơi cỏ điều kiện và có ít học sinh. Phấn đấu mỗi huyện, thị xã có trường trung học cơ sở chất lượng cao.
- Hoàn thiện, mở rộng và kiện toàn hệ thống mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ dạy văn hóa, dạy nghề và hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp cho học sinh và người lao động; thành lập thêm các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Nâng câp các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên cao đăng, thành lập mới trường đại học tư thục và nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm lên đại học.
3. Các giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường công tác quản lý và đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục
- Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của chính quyền các cấp, nhằm tạo điêu kiện thuận lợi cho việc triên khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
- Tăng cường tính tự chủ của các cơ sở đào tạo đặc biệt là tự chủ tài chính và tự chủ trong tuyển sinh.
- Có chính sách thu hút và đào tạo nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
- Thực hiện các giải pháp khuyến khích các trường chuyên nghiệp tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được học nghề và trung cấp chuyên nghiệp để thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
b) Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Quy hoạch và thực hiện đào tạo chuẩn và đồng bộ đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đáp ứng đủ giáo viên, phục vụ thiết thực cho phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học.
- Tăng cường mở thêm các khóa đào tạo giáo viên dạy nghề để đáp ứng nhu cầu mở rộng đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề; đào tạo, bồi dưỡng các sinh viên giỏi để tạo nguồn giảng viên đại học.
- Tất cả cán bộ quản lí đều được đào tạo về quản lí giáo dục, đạt trình độ lí luận chính trị theo quy định của tỉnh và Trung ương.
- Cán bộ giảng dạy các trường cao đẳng, đại học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Họp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học lớn trong và ngoài nước để thông qua đó bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
c) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
- Tích cực huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo: nguồn vốn cho giáo dục cần được huy động và chia sẻ với các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo, người học và gia đình học sinh một cách hợp lí nhằm tăng nguồn thu cho giáo dục và đào tạo và để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các bậc học mầm non, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thông qua chuyển loại hình trường công lập sang tư thục ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường tư thục ở các địa bàn này.
- Tăng tỷ lệ các trường dạy 2 buổi trên ngày ở tiểu học và trung học cơ sở tại những địa bàn có điều kiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Mở thêm các mã ngành đào tạo ở trường trung cấp, cao đẳng và đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học để đảm bảo tính đa dạng và tạo ra sự lựa chọn cho người học, nhờ đó thu hút được thêm nhiều người học.
- Khuyến khích tư nhân mở các trung tâm tin học, ngoại ngữ, các trung tâm dạy nghề và lớp dạy nghề (trong đó bao gồm cả các lớp dạy nghề mở trong các doanh nghiệp sản xuất). Phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung Tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng, đào tạo từ xa) đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
d) Đẩy mạnh các quan hệ họp tác trong và ngoài nước về giáo dục và đào tạo
- Đẩy mạnh các quan hệ họp tác trong và ngoài nước về giáo dục và đào tạo để học hỏĩ, trao đổi các kinh nghiệm, kỹ năng và mô hình tổ chức quản lý quá trình dạy và học, phưcmg pháp dạy và học, nhất là ở bậc đại học, đào tạo nghề và giáo dục tài năng.
- Tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm về mô hình tổ chức, quản lý, phưomg pháp đào tạo và bồi dưỡng học sinh tài năng của các tỉnh có thành tích cao nhằm cải thiện hon nữa thành tích học sinh giỏi quốc gia và quốc tế của tỉnh, đồng thời nuôi dưỡng và phát triển những tài năng thực sự cho đất nước.
4. Kinh phí thực hiện
Căn cứ vào mục tiêu và quy mô phát triển của Quy hoạch, Ủy ban nhận dân tỉnh phân bổ kinh phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo hoàn chỉnh đề án Quy hoạch và tổ chức triển khai, cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết này, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biêu Hội đông nhân dân Tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa VII, kỳ họp thứ 17 thông qua./.