Sign In

NGHỊ QUYẾT

Về điều chỉnh, b sung quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

________________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thưong mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2006/NQ-HĐND ngày 26/9/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2006-2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 778/TTr-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2009 của ủy ban nhân dân tỉnh về thông qua dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh

a) Phát triển thương mại phù họp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đăng giữa các chủ thể tham gia thương mại. Quan tâm, hỗ trợ phát ừiên các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nồng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dừng;

b) Khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực tiềm năng thương mại của tỉnh, gắn chặt với giữ gìn và bảo vệ môi trường; đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến tất cả các nơi trong địa bàn tỉnh, vươn ra thị trường cả nước và nước ngoài;

c) Xây dựng và phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh nhằm phát triển các mặt hàng tiềm năng có lợi thể so sánh; phù hợp với trình độ phát triển kinh tê, cơ cấu kinh tế, quy mô giao dịch, dòng vận động hàng hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng;

d) Phát triển thương mại phải thống nhất, đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở tăng cường các liên kết kinh tế tạo thành mạng lưới cung ứng, tiêu thụ hàng hóa;

e) Phát triển thương mại hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trĩnh cam kết quồc tế.

2. Mục tiêu chung phát triển thương mại Tây Ninh

a) Phát triển cấu trúc các hệ thống thị trường hàng hóa của tỉnh Tây Ninh bao gồm: Hệ thống thị trường hàng tiêu dùng, hệ thống thị trường tư liệu sản xuất và hệ thống thị trường nông sản;

b) Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vừng biên giới và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ)

c) Phát triển ngành hàng, mặt hàng xuất - nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng thêm cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hảm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô;

d) Giữ vững thị trường xuất - nhập khẩu hiện có, khai thác thị trường mới trên cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương, khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa thông qua các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu lớn;

e) Về giá trị tăng thêm của ngành thương mại: Chiếm tỷ trọng 19,5 - 20% GDP của tỉnh vào năm 2010, chiếm tỷ trọng 22 - 23% GDP vào năm 2015 và 23 - 24% GDP vào năm 2020;

f) Về kim ngạch xuất khẩu: Giai đoạn đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 800 triệu USD; giai đoạn đến 2015 đạt khoảng 2.300 triệu USD; giai đoạn đến 2020 đạt khoảng 7.000 triệu USD (bảy ngàn triệu đô la Mỹ)

g) Về tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội: Tốc độ tăng bình quân 21%/năm trong giai đoạn 2009 -2015; tăng 20%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020;

h) Về tỷ trọng thương mại hiện đại: Đạt khoảng 07 - 09% trong giai đoạn 2006 - 2010 và 20% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 30% giai đoạn 2016 - 2020.

3. Tầm nhìn thương mại của tỉnh đến nằm 2020

a) Các loại hình thương mại và nhu cầu sử dụng đất

- Tổ chức thực hiện các loại hình thương mại theo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2020;

- Diện tích đất để xây dựng các công trình thương mại được quy hoạch đến năm 2020 tối thiểu là 1.550.000m .

b) Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư cho các công trình thương mại tối thiểu là 3.957 tỷ đồng (ba ngàn chín trăm năm mươi bảy tỷ đồng), trong đó, giai đoạn từ 2009 - 2015 là 3.901 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 56 tỷ đổng.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách Nhà nước : 20%, trong đó:

Ngân sách Trung ương: 10%;

Ngân sách địa phương: 10%.;

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách: 80%.

4. Một số giải pháp chủ yếu

a) Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn lực cho phát triển thương mại theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện các thủ tục hành chính, trọng tâm là thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả về chính sách thuế, thẩm định, kiểm tra;

b) Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chỉnh sách và giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ đầu tư vào các công trình, dự án thương mại trọng điểm kết họp với xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng vào những khu, cụm công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu;

c) Xây dựng và đẩy manh các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường trọng điểm cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh;

d) Phát triển đa dạng hóa các loại hình, mô hình tổ chức kinh doanh thương mại; quan tâm đến các phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác. Cải cách các hệ thống phân phối hàng hóa truyền thống;

e) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ thực hiện chiến lược “Hướng ngoại”, liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp có ưu thế, khai thác thị trường, tích cực mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại;

f) Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Tây Ninh với thị trường các tỉnh khác và với thị trường nước ngoài; chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau đối với các thị trường nước ngoài có tính chiến lược.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này đảm bảo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, tùy tình hình thực tiễn Ủy ban nhân dân tỉnh có thể vận dụng, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp gần nhất.

Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 16 thông qua./.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Thu Thủy