Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH

Về việc Ban hành bản quy định quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

_______________________

CHỦ TỊCH ỦY BÂN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

- Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy Ban nhân dân.

- Căn cứ Nghi dinh số 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 và Nghi đinh số 14/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và quản lý giống vật nuôi.

- Căn cứ Thông tư số 02/NN-KNKL/TT ngày 01 tháng 3 năm 1997 và Thống tư số 09/NN-KNKL-TT ngày 17 tháng 9 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về quản lý giống cây trồng và quản lý giống vật nuôi ; Thông tư số 05- TT/NC ngày 10 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thủy sản về quản lý vật nuôi thủy sản

- Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ ưình số: 38/TT NN & PTNT ngày 20 tháng 3 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản qui định quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 2: Các văn bản đã ban hành trước đây có nội dung trái vổi bản quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND Tĩnh, Giám Đốc các sở Nông Nghiệp-& PTNT, Kế Hoạch & Đầu Tư, Tài.Chính - Vật giá ; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan căn cứ quyết định thi hành, từ ngày ký.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Nguyễn Quang Hợp

 

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số:565/1993/QĐ-CT ngày tháng 5 năm 1998 của UBND Tỉnh Tây Ninh )

Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động quản lý nguồn - gien, sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, công nhận giống mới, xuất – nhập khẩu và chính sách về giống cây trồng vật nuôi.

UBND Tỉnh quy định việc quản lý giống cây hồng - vật nuôi trên địa bàn Tỉnh như sau :

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG.

A/- NHỮNG QUY ĐINH CHUNG:

1/- Thuật ngữ về giống cây trổng và nguồn gien nêu trong qui định của UBND Tỉnh được giải thích, cụ thể hóa thêm một số điểm như sau :

a) Giống cây trồng thuộc phạm vi điều chỉnh của qui định của UBND tỉnh bao gồm các thực liệu dùng để lai tạo, chọn lọc, nhân và sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp : hạt, củ, quả, rễ, hân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô tế bào, bào tử và sợi nấm.

b) Giống gốc (hay còn gọi là giống tác giả, trong lâm nghiệp gọi là cây mẹ ) khi được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận mới được nhân tiếp làm giống cho sản xuất đại trà.

c) Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc hoặc tuyển chọn lại từ giống sản xuất theo quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng giống nguyên chủng.

Các tổ hợp ưu thế lai được sử dụng trong sản xuất cũng được gọi là giống ( giống lai). Hạt của giống lai không dùng làm giống cho đời sau.

 

2/- Đối tượng thực hiện qui định của UBND Tỉnh về quản lý giống cây trồng là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực bảo tồn nguồn gien, nghiên cứu chọn lọc tạo giống, khảo nghiệm, công nhận giống mới, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu giống, quản lý Nhà nước-về giống quản lý chất lượng và sử dụng giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

B/- NHỮNG QUY ĐINH CỤ THỂ:

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG :

I/- Sản xuất kinh doanh giống cây trồng:

1/- Tổ chức - cá nhân sản xuất giống cây trồng để bán phải có giấy phép của Ngành Nông nghiệp & PTNT. Sở Nông nghiệp & PTNT cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi cấp Tỉnh quản lý.

2/- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống phải, bảo đảm các điều kiện sau dây:

a/- Có cán bộ chuyến môn ( Đại học hoặc trung cấp Nông học ) am hiểu về kỹ thuật sản xuất giống cây trồng.

b/- Có đủ điều kiện sản xuất giống.

c/- Chỉ được sản xuất các loại giống đã được công nhận, nếu sản xuất giống địa phương thì phải được Sở Nông nghiệp & PTNT cấp giấy phép.

d/- Sản xuất đúng quy trình kỹ thuật quy định cho mỗi cấp giống, mội loại giống.

3/- Đối với cây công nghiệp và cây ăn trái lâu năm chỉ được phép nhân những giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận.

4/- Giống để phục vụ trồng rừng bằng vốn ngân sách phải sử dụng đúng loại giống theo qui định và xuất xứ giống.

5/- Tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy phép kinh doanh giống cây nông lâm nghiệp ( do UBND tỉnh cấp ) phải qua thẩm định của Ngành Nông nghiệp & PTNT.

Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định đối với tổ chức, cá nhân thuộc cấp Tỉnh quản lý.

6/- Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống phải bảo đảm các điều kiện sau đây

a- Có cán bộ chuyến môn ( đại học hoặc trung cấp nông học ) am hiểu về giống.

b- Cỗ kho bảo quản, có thiết bị kiểm tra, xác định chất lượng giống.

7/- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh giống phải hoại động đúng quy định của giấy phép và hàng năm phải báo cáo đơn vị cấp giấy phép về tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây nông lâm nghiệp.

8/- Các loại giống cây nông lâm nghiệp lưu thông trên thị trường phải qua kiểm tra chất. lượng và phải kèm theo phiếu chung chỉ chất lượng giống ; có nhãn hàng hóa về bao đóng gói đúng như quy cách đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

9/- Người buôn- bán giống phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống đốì với người sử dụng giống, phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng giống, nêu thiệt hại đó do giống không đảm bảo chất lượng gây ra.

10/- Tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại giống còn trong thời gian được bảo hộ quyền tác giả, người kinh doanh phải nộp lộ phí theo quy định hiện hành.

II/- Kiểm đinh. kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ giống:

1/- Giống cây nông lâm nghiệp khi đưa vào sản xuất, kinh doanh phải có chứng chỉ xác nhận là đã qua kiểm định đồng ruộng và kiểm nghiệm chất lượng giống.

Giống nhập khẩu phải qua kiểm nghiệm chất lượng, chỉ những giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định mới dược cấp chứng chỉ.

2/- Sở Nông ngbiệp & PTNT có trách nhiệm:

a- Tổ chức bộ phận kiểm định, kiểm nghiệm giống cây nông lâm nghiệp trực thuộc Sở.

b- Tiến hành kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các tổ chức, cá nhân do cấp Tỉnh quản lý.

c- Giao Sở Nông nghiệp &PTNT liên hệ với các trạm KĐKN khu vực giúp tỉnh kiểm định, kiểm nghiệm và Sở Nông nghiệp & PTNT cấp giấy phép.

3/- Phí tổn kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống do tổ chức, cá nhân có giống phải nộp trả theo quy định của thông tư liên Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài chính.

4/- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm định, kiểm nghiệm giống xác định sai chất lượng giống, gây thiệt hại cho người sử dụng hoặc người kinh doanh giống thì phải bồi thường thiệt hại.

III/- Giống dự phòng thiên tai:

1/- Ở Tỉnh được lập quỹ giống dự phòng thiên tai cho địa phương. số lượng, chủng loại, kinh phí, dơn vị thú mua và bảo quản do UBND Tỉnh quy định.

2/- Những giống dự phòng trong nông nghiệp hiện nay gồm : lúa, bắp, đậu phộng, rau đậu các loại.

IV/- Chính sách về giống cây trồng:

1/- Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng các văn bản hương dẫn cụ thể về thực hiện chính sách giống cây trồng trong phạm vi Tỉnh trình UBND Tỉnh duyệt

- Giảm thuế đến mức thấp nhất cho các đơn vị sản xuất giống gốc, giống nguyên chủng, giống mới công nhận hoặc mới nhập khẩu.

- Giảm thuế đến mức thấp nhất ( 0 % ) đối với tất cả các loại giống cây trồng nhập khẩu.

- Chính sách trợ giá cho việc hảo tồn giống gốc ( nông nghiệp ) và cây mẹ ( lâm nghiệp ) ; xây dựng các vườn giống, rừng giống.

2/- Tổ chức, cá nhân chọn tạo ra giống cây trồng mới hoặc nhập khẩu giống có lợi cho sản xuất sẽ được khen thưởng theo quy định.

3/- Nhà nước khuyến khích và hảo hộ quyền lợi họp pháp và bình đẳng của các tổ chức, cá nhân hoạt động nghiện cứu, chọn tạo, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ Việt nam.

V/- Quản lý Nhà nước về giống cây trồng:

1/- Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức năng quản lý.Nhà nước về giống cây trồng trong phạm vi Tỉnh.

a- Tổ chức quản lý giống Cấy trọng trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

b- Ban hanh các văn bản hương dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về giống cây trồng ở địa phương.

c- Thẩm định đối với tổ chức, cá nhân đổ UBND Tĩnh Quyết định việc xét cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh giống cây trồng tại địa phương.

d- Kiểm tra và xứ lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng ở địa phương.

2/- Các tổ chức, cá nhân cố hành vi vi phạm Nghị định 07/CP tùy theo mức độ sẽ bị phạt hành chánh hoặc trong trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường vật phất theo qui định của luật pháp

3/- Tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền ghi trong Thông tư 02/NN/KNKL/TT và trong pháp lệnh chất lượng hàng hóa và Nghị định qui định về kiểm tra. xử lý việc sản xuất buôn bán hàng gia của Chính phủ

CHƯƠNG II:

NHỮNG QUY ĐINH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI

A- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG :

1/- Giống vật nuôi bao gồm đàn giống gốc, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn nhân giống và các sản phẩm của chúng như chứng giống, tinh dịch, phối, đàn giống bố mẹ do các cơ sở sản xuất giống trong nước sản xuất hoặc nhập từ nước ngoài đã được công nhận là giống để sản xuất ra con giống hậu bị hoặc sản xuất ra giống thương phẩm, lợn đực giống, bò đực giống dùng đổ phối giống trực tiếp hoặc truyền tinh nhân lạo.

2/-Đối tượng thực hiện Nghị định 14/CP của Chính phủ về quản lý giống vật nuôi là các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt dộng trong lĩnh vực bảo tồn, nghiên cứu chọn tạo giống, khảo nghiệm công nhận giống mới về quản lý chất.lượng giống vật nuôi.

B/- NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ:

I/- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi:

1/- Cơ sở sản xuất giống vật nuôi phải là cơ sở chọn lọc nhân thuần chủng những giống vật nuôi hoặc tạo con lai có định hướng, phù hợp với mục tiêu chọn lọc và tránh ảnh hưởng xấu của nhân giống đồng huyết để không ngừng nâng cao phẩm chất giống.

2/- Cơ sơ sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chỉ được phép sản xuất hoặc kinh doanh các giống vật nuôi nằm trong danh mục giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố hàng năm.

3/- Cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi phải chịu sự quản lý Nhà Nước của Ngành Nông nghiệp & PTNT Tỉnh phải có giấy phép sản xuất kinh doanh và phải bảo đảm dược các diều kiện về thức ăn, chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi, thú y, môi trường ( điều 9 pháp lệnh thú y ngày 15 tháng 2 năm 1993 ). và trình độ cán bộ kỹ thuật theo quy định.

4/- Sản phẩm của các cơ sở sản xuất giống gốc, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn nhân giống gồm con giống hậu bị, trứng giống, tinh dịch, phối nhằm cung cấp cho các cơ sở nhân giống, các trạm truyền tinh nhân lạo và các cơ sở nuôi giống bố, mẹ

5/- Một cơ sơ sản xuất giống gốc, giống ông bà không dược nuôi quá 3 giống ( trừ các trạm truyền tinh nhân tạo và đối với giống tằm thì không được quá 8 giống và phải theo dõi năng suất cá thể ( trừ các trạm truyền tinh nhân tạo và đối với gia cầm có thể theo dõi quần thể ), phải dánh số hoặc đeo số trên cá thể theo dõi để đảm bảo việc theo dõi và đánh giá chất lượng giống được chính xác, rõ ràng...

Cơ sở sản xuất giống phải thực hiện việc theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và.ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng quy định theo biểu mẫu về quản lý do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành.

6/- Cơ sở giống vật nuôi phải tổ chức giám định hoặc phân cấp đánh giá chất lượng giống hàng năm theo cáp tiêu chuẩn Nhà nước ( Tiêu chuẩn Việt Nam ) và cấp ngành đã ban hành. Hội dồng giám định đàn giống của cơ sở phải có thành viên của cơ quan quản ]ý cấp trên có thẩm quyền tham gia.

7/- Lợn đực giống khai thác tinh dể truyền tinh nhân tạo phải qua kiểm tra năng suất cá thể, phải đăng ký chất lượng và phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước Ngành Nông nghiệp & PTNT của Tỉnh. Trâu, Bò đực giống khai thác tinh để truyền tinh nhân tạo phải qua kiểm tra năng suất cá thể, phải đăng ký chất lượng và phải có giấy chứng nhận chất lượng con giống của Bộ Nông nghiệp. & PTNT.

Đực giống trong thời gian khai thác tinh phải theo dõi các chỉ tiêu : Phẩm chất tinh dịch, kết quả thụ thai, kết quả sinh sản, bệnh... theo qui định. Nếu đực giống không đạt các chỉ tiêu quy định phải loại thải kịp thời. Riêng đối với bò sữa, bò thịt từng bước tiến hành kiểm tra năng suất đời sau của con đực giống..

Lợn đực giống, bò đực giống dùng để phối giống trực liếp cũng phải được kiểm tra, phải đăng ký chất lượng giống và phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước Ngành Nông nghiệp & PTNT Tỉnh cấp.

8/- Đực giống hậu bị đưa vào kiểm tra năng suất phải là những đực giống sản xuất ra từ những cá thể giống gốc, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn nhân giống đạt tiêu chuẩn hạt nhân, đàn nhân giống đạt tiêu chuẩn chọn giống và có lý lịch giống rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chọn giống. Cơ sở sản xuất giống cũng như cơ sở nhân giống phải ưu tiên sử dụng đực giống đã qua kiểm tra, được công nhận là tốt nhất, nhằm phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống.

II/- Quản lý nguổn gien vật nuôi:

1/- Các cơ sở được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ nuôi giữ những giống vật nuôi quý hiếm, bảo tồn nguồn gien vật nuôi phải bảo đảm nuôi giữ, theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

2/- UBND Tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài lưu giữ hoặc tài trợ để lưu giữ các nguồn gien động vật, kể cả động vật quý hiếm.

III/- Khảo nghiệm công nhân giống mới và xuất khẩu, nhập khẩu giống vât nuôi:

l, Điều kiện đăng ký khảo nghiệm ( hoặc thử nghiệm giồng vật nuôi) :

- Giống đăng ký khảo nghiệm ( hoặc thử nghiệm ) phải là giống thuần hoặc các giống lai được Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép.

1 - Giống có từ một hay nhiều, đặc tính có lợi hơn giống đang sử dụng, có số lượng nhất định đảm bảo để tránh ảnh hưởng xấu của nhân giống đồng huyết

- Giồng không trùng-với giống đã đăng ký trước tại cơ quan quản lý sáng chế; Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường

21- Các giống vật nuôi mới nhập nội lẫn đầu hoặc muốn được công nhận là giống mới để đưa ra sản xuất đều phải qua khảo nghiệm, và được xác định là có đặc tính di truyền, tính năng sản xuất tốt và ổn định. Hồ sơ xin khảo nghiệm bao gồm:

a/- Đơn xin khảo nghiệm : Đăng ký rõ tên giống, nguồn gốc giống, địa điểm khảo nghiệm

b/- Báo báo khoa học về giống mới.

c/- Quy ưình kỹ thuật chăn nuôi con giống mới.

d/-.Nhận xét của những cơ sở đã nuôi thử.

3/- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu khảo nghiệm (hoặc thử nghiệm ) giống mới phải đăng ký với. Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp & PTNT để được hướng dẫn chi tiết và phải được Bộ Nông nghiệp & PTNT quyết định công nhận giống mới, cho phép đưa vào sản xuất.

4/- Giống vật nuôi nhập nội lần đầu để đưa ra sản xuất phải qua khảo nghiệm hoặc thử nghiệm, những giống vật nuôi đã nhập vào Việt Nam đang phát triển trong sản xuất khi nhập thêm không phải qua khảo nghiệm hoặc thử nghiệm nhưng phải được Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND Tỉnh cho phép. Tổ chức, cá nhân nhập giống vật nuôi đưa vào sản xuất phải chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến con giống trong sản xuất.

5/- Kinh phí khảo nghiệm, kiểm nghiệm do chủ hàng chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

6/ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu con giống, tinh dịch, phôi và trứng giống vật nuôi phải được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

IV- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG VẬT NUÔI:

1/ Sở Nông nghiệp & PTNT: thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giống vật nuôi trong phạm vi tỉnh.

2/ Các-giống vật nuôi ở các cơ sở giống gốc, giống ông, bà phải được theo dõi, đánh giá, phân cầp chất lượng theo tiêu chuẩn cấp Nhà nước (TCVN) hoặc cấp ngành và theo dõi cùng biểu mẫu như các cơ sở giống của Trung ương do Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định.

3/ Vào tháng 12 hàng năm, sở Nông nghiệp & PTNT lập báo cáo về công tác quản lý giống vật nuôi của Tĩnh cho Bộ Nông nghiệp & PTNT ( cụ thể là Cục khuyến nông - khuyến lâm), theo 1 số nội dung kỹ thuật quản lý giống do Cục khuyến nông và khuyến lâm hướng dẫn.

V/ CHÍNH SÁCH GIỐNG VẬT NUÔI:

1/ Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND Tỉnh kế hoạch, dự toán đầu tư ngân sách cho việc xây dựng cơ sở giống, đào tạo, nghiên cứu. chọn tạo, nhập khẩu  quản lý giống vật nuôi của các cơ sở giống của địa phương.

2/ Thực hiện quyết định 125/CT ngày 18 tháng 4 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ và các quyết định bổ sung về trợ giá giống vật nuôi.

3/ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh đực giống ( Bò, heo ), gia cầm chọn giống có nguồn gốc rõ ràng có năng suất, chất lượng cao. Tốt nhất là nên chọn đực giống (Bò, Heo ) có nguồn gốc từ trại chăn nuôi đã qua kiểm tra năng suất cá thể nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi trong Tỉnh.

VI/ CHẾ ĐỘ KIỂM TRA. THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHAM TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI:

1/ Sở Nông nghiệp & PTNT cơ trách nhiệm phối hợp với Cục Khuyến nông và khuyến lâm và các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc xem xét, đánh giá lại chất lượng đàn giống, việc thực hiện các quy định, quy trình và các định mức kinh tế kỹ thuật, thực hiện các chủ trương chính sách về công tác quản lý giống vật nuôi.

2/- Kết qua kiểm tra, thanh tra phải có biên bản. Biên bản kiểm tra phải gởi tới cơ sở được kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên của cơ sỏ đó và các cơ quan - có liên quan.

3/- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định 14/CP ngày 19 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống vật nuôi sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Nghị định 14/CP tùy theo mức độ gây thiệt hại sẽ phải chịu xử phạt hành chánh và phải bồi thường vật chất theo quy định của Pháp luật.

Chương III

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG NUÔI THỦY SẢN

A- Những quy định chung:

1- Giống nuôi thủy sản bao gồm:

- Giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ được chọn tạo từ các giống đã được thuần hóa, gia hóa trong nước hoặc nhập từ nước ngoài.

- Giống bố mẹ, giống nhỏ để nuôi lớn thành thương phẩm dược chọn lọc trong quần dàn giống tự nhiên như tôm he, cua biển, trai ngọc, sò nghêu, bào ngư, điệp...

- Các sản phẩm của giống như : tinh dịch, trứng thụ tinh.

2- Đối tượng thi hành nghị định 14/ CP của Chính phủ về quản lý giống nuôi thủy sản là : các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt dộng trong các lĩnh vực bảo tồn, bồi dục phát triển tài nguyên giống, nghiên cứu chọn tạo giống,  khảo nghiệm để công nhận giống mới ; sản xuất kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu giống và quản lý chất lượng giống nuôi thủy sản.

B- Những quy định cụ thể:

I/- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống nuôi thủy sản:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nuôi thủy sản phải có đủ các điều kiện sau:

1/- Là cơ sở chọn lọc và nhân thuần chủng những giống nuôi hoặc tạo ra con lai có định hướng phù hợp với mục tiêu chọn tạo giống nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất giống.

2/- Sản xuất kinh doanh các giống nuôi nằm trong danh mục giống nuôi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản công bố hàng năm.

3/- Có đủ điều kiện về địa điểm sản xuất thích hợp, ao nuôi, nguồn nước, thức ăn, phòng trị bệnh theo quy định, tiêu chuẩn, quy trình của ngành thủy sản; nguồn nước thải ra phải quản lý, qua ao lắng, lọc, đảm bảo vệ sinh môi trường chung của cộng đồng.

4/- Cơ sở nuôi giống gốc, giống ông, bà phải có kỹ sư thủy sán chuyên trách kỹ thuật và phải có giấy phép của Bộ thủy sản cấp.

5/- Cơ sở nuôi giống bố, mẹ phải có người chuyên trách kỹ thuật có trình độ trung cấp thủy sản trở lên và phải có giấy phép của sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh cấp.

6/- Cơ sở sản xuất giống gốc giống ông bà, giống bố mẹ phải thường xuyên theo dõi về năng suất, chất lượng cá thể, quần đàn giống, thực hiện đánh dấu vào sổ đăng ký quản lý giống theo đúng mẫu quy định thống nhất của Bộ Thủy sản.

II- Hệ thống giống nuôi thủy sản:

1/- Các doanh nghiệp quốc doanh được UBND Tính giao nhiệm vụ lưu giữ nhân và cung ứng giống nuôi thủy sản có trách nhiệm :

- Nhận giống thuần chủng từ Trung ương giống của Bộ Thủy sản, lưu giữ và nhân ra, chuyển giao giống mới, công nghệ mới cho sản xuất.

- Chọn lọc, lưu giữ và nhân ra các dòng, các phẩm giống của địa phương.

2/- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước hổ trợ qua chính sách vay vốn, sử dụng đất, mặt nước và chịu sự quản lý của Nhà nước, làm nhiệm vụ liếp nhận các giống thuần từ các Trung tâm giống khu vực và cua Tỉnh để nhân ra, đáp ứng yêu cầu nuôi của nhân dân.

III/- Quản lý nguồn gien - giếng nuôi thủy sản:

Các doanh nghiệp quốc doanh dược UBND Tỉnh giao nhiệm vụ lưu giữ, nhận và cung ứng giống nuôi thủy sản có trách nhiệm lưu giữ giống thuần, giống ông bà, các dòng có năng suất cao của địa phương dùng trong thực nghiệm ứng dụng, khu vực hóa giống

IV/- Quản lý Nhà nước về giống nuôi thủy sản:

UBND Tỉnh giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giống nuôi thủy sản trong Tỉnh sở Nông nghiệp &. PTNT có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký đàn giống ông bà, bố mẹ trong Tỉnh, tuyển chọn, phát hiện các giống, dòng nuôi cao sản, thủy đặc sản và gửi hồ sơ về Bộ Thủy sản để đăng ký vào sổ giống quốc gia theo thể lệ đăng ký giống do Bộ thủy sản hướng dẫn.

Hàng năm vào tháng 12 sở Nông nghiệp & PTNT báo cáo với Bộ Thủy sản và UBND Tỉnh kết quả sản xuất và công tác quản lý giống nuôi thủy sản.

V/- Khảo nghiệm giống - công nhận giống mới:

1/- Giống mới nhập nội hoặc giống mới được chọn tạo ra, phải qua khảo nghiệm mới được công nhận là giống mới.

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu khảo nghiệm, phải đăng ký xin khảo nghiệm với Bộ Thủy sản. Hồ sơ khảo nghiệm giống mới bao gồm:

+ Đơn xin khảo nghiệm, đăng ký rõ tên giống, nguồn gốc giống, địa điểm khảo nghiệm.

+ Báo cáo khoa học về giống mới. Nếu là giống nhập thì phải có bản tóm tắt đặc tính sinh học của giống gốc, giống ông bà kèm theo ảnh chụp, bản vẽ hoặc tiêu bản.

+ Qui trình sản xuất hoặc những chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết cho sản xuất giống mới.

+ Nhận xét của cơ sở đã nuôi thử.

Sau khi có Quyết định công nhận giống mới, cho phép đưa vào sản xuất của Bộ Thủy sản giống mới được phép đưa vào sản xuất.

2/- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu giống nuôi thủy sản phải được sự cho phép của Bộ Thủy sản.

VI/- Chính sách giống nuôi thủy sản:

- Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT hình UBND Tỉnh kế hoạch, dự toán, đầu tư ngân sách bảo tồn giống, nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu, quản lý giống nuôi thủy sản trong Tỉnh.

- Cơ sở được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ về lưu giữ và nhập giống gốc, giống ông, bà lập tờ trình UBND Tỉnh và Bộ Thủy sản quyết dịnh thực hiện chính sách trợ giá.

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống nuôi thủy sản dược vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp theo chu kỳ sản xuất của con giống (Thực hiện theo Thông tư số 03 - TT-LB ngày 02 tháng 3 năm 1993 của liên bộ: Ngân hàng Nhà nước - Thủy sản về hướng dẫn cho vay hộ sản xuất Thủy sản.

VII/- Chế độ kiểm tra, thanh tra. khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý giống nuôi thủy sản:

1/- Sở Nông nghiệp & PTNT cố trách nhiệm phối hợp với Vụ nghề cá, Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ mỗi năm một lần hoặc đột xuất việc thực hiện Nghị định 14/CT về quản lý giống nuôi trong lĩnh vực thủy sản

Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc xem xét, đánh giá về điều kiện sản xuất kinh doanh giống nuôi thủy sản, về chất lượng đàn giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ về thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, định mức kinh tế- kỹ thuật về thực hiện các chủ trương chính sách về công tác quản lý giống nuôi.

Kết quả kiểm tra, thanh tra phải được ghi thành biên bản, biên bản kiểm tra, thanh tra phải gửi tới cơ sở được kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở đó và các cơ quan có liên quan.

2/- Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi trong lĩnh vực thủy sản như chọn tạo giống mới, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, phát triển quy gien nguồn giống, chỉ đạo phát triển sản xuất giống... được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi trong lĩnh vực thủy sản, tùy theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt.

Chương IV :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :

Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng - vật nuôi giống nuôi thủy sản trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh đều phải thực hiện quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về UBND Tỉnh giải quyết./

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Quang Hợp