• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/12/2021
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2025
HĐND TỈNH TÂY NINH
Số: 18/2021/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tây Ninh, ngày 9 tháng 12 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

Về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,

giai đoạn 2022-2025

__________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

n cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế với Quy trình thực hành nông nghiệp tốt;

Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế với Quy trình thực hành nông nghiệp tốt;

Xét Tờ trình số 4160/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi chung là VietGAP) đối với sản xuất sản phẩm nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025.

2. Đối tượng áp dụng

a) Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, cá nhân, hộ gia đình sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp và thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết này (sau đây gọi là cơ sở);

b) Không bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi gia công.

Điều 2. Danh mục sản phẩm được hỗ trợ

1. Các sản phẩm quy định tại Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

a) Sản phẩm lĩnh vực trồng trọt: rau, quả, lúa;

b) Sản phẩm lĩnh vực chăn nuôi: heo, gia cầm, bò sữa, ong lấy mật;

c) Sản phẩm lĩnh vực thủy sản: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.

2. Các sản phẩm đặc thù của tỉnh:

a) Sản phẩm lĩnh vực trồng trọt: nấm, mì, mía, dược liệu;

b) Sản phẩm lĩnh vực chăn nuôi: bò thịt;

c) Sản phẩm lĩnh vực thủy sản: tôm càng xanh, cá lóc, cá rô, baba, lươn, ếch, cua đồng.

Điều 3. Điều kiện hỗ trợ

Cơ sở được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Sản phẩm có đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP.

2. Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ đối với sản phẩm được ghi trong Giấy đăng ký áp dụng VietGAP và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa điểm đăng ký áp dụng VietGAP. Giấy đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

3. Điều kiện về quy mô sản xuất

Sản phẩm đăng ký áp dụng VietGAP phải đáp ứng quy mô diện tích của nhóm sản phẩm như sau:

TT

Nhóm sản phẩm

Quy mô

I

Lĩnh vực trồng trọt

 

1

Nhóm các sản phẩm rau

Diện tích từ 3.000 m2 trở lên/ cơ sở

2

Nhóm các sản phẩm quả

Diện tích từ 20.000 m2 trở lên/cơ sở

3

Nhóm các sản phẩm rau ứng dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới)

Diện tích từ 1.000 m2 trở lên/ cơ sở

4

Nhóm các sản phẩm quả ứng dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới)

Diện tích từ 1.000 m2 trở lên/ cơ sở

5

Lúa

Diện tích từ 30.000 m2 trở lên/cơ sở

6

Nấm

Diện tích từ 1.000 m2 trở lên/cơ sở

7

Mía

Diện tích từ 50.000 m2 trở lên/cơ sở

8

Diện tích từ 50.000 m2 trở lên/cơ sở

9

Dược liệu

Diện tích từ 10.000 m2 trở lên/cơ sở

II

Lĩnh vực chăn nuôi

 

10

Heo

Quy mô đàn từ 100 con trở lên/cơ sở

11

Gia cầm

Quy mô đàn từ 1.000 con trở lên/cơ sở

12

Bò thịt

Quy mô đàn từ 20 con trở lên/cơ sở

13

Bò sữa

Quy mô đàn từ 20 con trở lên/cơ sở

14

Ong lấy mật

Quy mô từ 200 đàn (thùng) trở lên/cơ sở

III

Lĩnh vực thủy sản

 

15

Thủy sản

Diện tích mặt nước từ 1.000 m2 trở lên/cơ sở

 

Điều 4. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Cơ sở được đề nghị hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực sản xuất chỉ được hỗ trợ một lần.

2. Việc hỗ trợ chỉ được thực hiện sau khi sản phẩm được đánh giá, chứng nhận VietGAP. Cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các nội dung, thông tin đã cung cấp.

3. Trường hợp cơ sở có sản phẩm đã được cấp chứng nhận VietGAP trước khi chính sách ban hành, chưa được hỗ trợ kinh phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận từ nguồn ngân sách nhà nước, khi đăng ký chứng nhận lại được đề nghị hỗ trợ kinh phí áp dụng VietGAP đối với các chính sách tại khoản 4 Điều 5 của Nghị quyết này.

Điều 5. Nội dung và mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí: Mỗi sản phẩm đăng ký sản xuất theo Quy trình VietGAP được hỗ trợ một lần 100% kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí khi thực hiện áp dụng Quy trình VietGAP, mức kinh phí hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP: Mỗi sản phẩm đăng ký sản xuất theo Quy trình VietGAP được hỗ trợ một lần bằng 50% tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu áp dụng quy trình VietGAP, mức kinh phí hỗ trợ không quá 100 triệu đồng đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và không quá 20 triệu đồng đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt.

3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: Mỗi sản phẩm đăng ký sản xuất theo Quy trình VietGAP được hỗ trợ một lần 70% kinh phí đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tại cơ sở sản xuất áp dụng Quy trình VietGAP, mức kinh phí hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

4. Hỗ trợ thuê tổ chức chứng nhận đánh giá sản xuất theo Quy trình VietGAP

Mỗi sản phẩm đăng ký sản xuất theo Quy trình VietGAP được hỗ trợ một lần 100% kinh phí thuê tổ chức đánh giá, chứng nhận sản xuất theo Quy trình VietGAP, mức kinh phí hỗ trợ không quá 60 triệu đồng đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và không quá 70 triệu đồng đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, cụ thể:

a) Đối với cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, hỗ trợ 70% kinh phí thuê tổ chức đánh giá, chứng nhận để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo Quy trình VietGAP; 30% còn lại sẽ hỗ trợ khi cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận;

b) Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo Quy trình VietGAP nhưng chưa được hỗ trợ kinh phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận từ nguồn ngân sách nhà nước thì được hỗ trợ 100%.

Điều 6. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư và thời gian thực hiện

1. Ngân sách Trung ương thông qua các chương trình, dự án, chương trình mục tiêu có liên quan.

2. Kinh phí khuyến nông và vốn sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách hàng năm của tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: từ năm 2022 đến năm 2025.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đúng quy định; định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Thành Tâm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.